Tiếp tục giảm lãi suất cho vay VND
Một số ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, Hiệp hội Ngân hàng lần thứ hai trong tháng kêu gọi mở rộng xu hướng này
Một số ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất cho vay VND từ tuần giao dịch tới, trong khi Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) lần thứ hai trong tháng tiếp tục kêu gọi các hội viên mở rộng xu hướng này.
Như đã đề cập ở bản tin trước, ngày 27/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã có buổi làm việc với lãnh đạo các ngân hàng thương mại nhà nước, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA).
Sau buổi làm việc đó, các ngân hàng thương mại nhà nước đã đạt được đồng thuận sẽ giảm lãi suất cho vay từ 0,5% - 1%/năm, bắt đầu thực hiện từ ngày 1/5 này; mức lãi suất cho vay tối đa bằng VND cũng được ấn định là 13%/năm đối với các khoản vay để chi phí sản xuất nông-lâm-ngư-diêm nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu, chi phí sản xuất của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cụ thể hóa đồng thuận trên, từ ngày 4/5 tới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay VND đối với một số đối tượng phục vụ sản xuất kinh doanh. Đây là lần điều chỉnh giảm thứ 2 của ngân hàng này kể từ ngày thực hiện cho vay lãi suất thỏa thuận theo thông tư 12/2010/TT-NHNN.
Với cho vay ngắn hạn, đối với các khoản vay/dự án phục vụ sản xuất kinh doanh, BIDV sẽ áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận tối đa là 13%/năm (giảm thêm 1%/năm so với mức áp dụng trước đó). Riêng cho vay tài trợ hàng xuất khẩu, cho vay phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho vay thu mua chế biến nông thuỷ sản, gỗ, cà phê, cao su với kỳ hạn đến 6 tháng đối với các khách hàng nhóm A trở lên, lãi suất tối đa 12,5%/năm đối với VND (giảm 0,5%/năm).
Với cho vay trung dài hạn, đối với các khoản vay/dự án phục vụ sản xuất kinh doanh, BIDV áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận tối đa 14,0%/năm (giảm 0,5%/năm).
Trước đó, từ ngày 16/4/2010, BIDV đã áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống lãi suất cho vay thỏa thuận VND tối đa 14%/năm đối với ngắn hạn và 14,5%/năm đối với trung dài hạn.
Như vậy, đến thời điểm này BIDV là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên công bố chi tiết việc thực hiện đồng thuần giảm lãi suất nói trên.
Không thuộc nhóm nói trên, nhưng ngày 28/4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) cũng có thông báo tiếp tục giảm lãi suất cho vay VND với mức giảm tối đa là 1%/năm.
Cụ thể, LienVietBank sẽ giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với tất cả các khách hàng vay ngắn hạn, giảm 0,5% tiếp theo đối với các khách hàng có quan hệ tiền gửi và sử dụng dịch vụ đáp ứng quy định của ngân hàng này.
Với việc áp dụng giảm lãi suất cho vay thỏa thuận ngắn hạn như trên, lãi suất cho vay thoả thuận bằng VND đối với các khoản vay ngắn hạn thấp nhất tại ngân hàng LienVietBank chỉ còn 13%/năm.
Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch thường trực, Chủ tịch Hội đồng điều hành lãi suất LienVietBank, cho rằng xu hướng trong tương lai là các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay để thu hút những khách hàng làm ăn hiệu quả, cũng như tránh khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn.
“Ngoài ra, LienVietBank sẽ áp dụng bù lãi suất cho vay đối với nông dân tại Hậu Giang với hình thức áp dụng mức lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tại từng thời điểm, nhưng khi bà con nông dân trả hết nợ sẽ được giảm tương đương lãi suất 1%/năm”, ông Hưởng cho biết. Hiện Sở Giao dịch của LienVietBank đang đóng tại địa bàn này.
Bên cạnh những diễn biến trên, ngày 29/4, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) lần thứ hai trong tháng có công văn tiếp tục kêu gọi các hội viên giảm dần mặt bằng lãi suất thị trường.
Theo VNBA, hiện nhiều ngân hàng thương mại đã công khai mức lãi suất cho vay phổ biến từ 14% - 14,5%/năm, tuy nhiên, do kinh tế thế giới chưa phục hồi mạnh, thị trường “đầu ra” của Việt Nam còn gặp khó khăn, mức lãi vay nói trên chưa khuyến khích được phần đông doanh nghiệp.
Vì vậy, VNBA kêu gọi toàn thể các tổ chức hội viên trên cơ sở tiết kiệm chi phí để xem xét tiếp tục giảm mức lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất - kinh doanh có hiệu quả, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được vốn ngân hàng.
Về lãi suất huy động, cũng trong công văn trên, VNBA cho biết hiện vẫn còn có một số ngân hàng thương mại chưa thật sự minh bạch lãi suất. Ngoài các mức lãi suất huy động đã công bố vẫn còn thực hiện “khuyến mại” dưới nhiều hình thức như thưởng tiền, thưởng thêm lãi suất…, đã làm lãi suất huy động thực cao hơn mức lãi suất đã công bố, người gửi tiền vẫn tiếp tục kỳ vọng vào lãi suất tiền gửi còn cao, tạo tâm lý không thuận cho việc thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay mà Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước đang chỉ đạo.
“Điều cần nói hơn là hành động “khuyến mãi” này vừa không đúng luật, vừa không công bằng, vừa là nhân tố gây mất ổn định thị trường tiền tệ”, VNBA nhấn mạnh.
Và để các ngân hàng thương mại có cơ sở tiếp tục giảm lãi suất cho vay, đồng thời tạo sự minh bạch và sự công bằng giữa các thành viên tham gia thị trường, Hiệp hội đề nghị các ngân hàng vẫn đang áp dụng việc thưởng tiền và thưởng lãi suất (kể cả các chương trình đã thông báo áp dụng từ trước ngày 14/4/2010) nên chấm dứt ngay các hình thức trên.
Như đã đề cập ở bản tin trước, ngày 27/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã có buổi làm việc với lãnh đạo các ngân hàng thương mại nhà nước, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA).
Sau buổi làm việc đó, các ngân hàng thương mại nhà nước đã đạt được đồng thuận sẽ giảm lãi suất cho vay từ 0,5% - 1%/năm, bắt đầu thực hiện từ ngày 1/5 này; mức lãi suất cho vay tối đa bằng VND cũng được ấn định là 13%/năm đối với các khoản vay để chi phí sản xuất nông-lâm-ngư-diêm nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu, chi phí sản xuất của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cụ thể hóa đồng thuận trên, từ ngày 4/5 tới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay VND đối với một số đối tượng phục vụ sản xuất kinh doanh. Đây là lần điều chỉnh giảm thứ 2 của ngân hàng này kể từ ngày thực hiện cho vay lãi suất thỏa thuận theo thông tư 12/2010/TT-NHNN.
Với cho vay ngắn hạn, đối với các khoản vay/dự án phục vụ sản xuất kinh doanh, BIDV sẽ áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận tối đa là 13%/năm (giảm thêm 1%/năm so với mức áp dụng trước đó). Riêng cho vay tài trợ hàng xuất khẩu, cho vay phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho vay thu mua chế biến nông thuỷ sản, gỗ, cà phê, cao su với kỳ hạn đến 6 tháng đối với các khách hàng nhóm A trở lên, lãi suất tối đa 12,5%/năm đối với VND (giảm 0,5%/năm).
Với cho vay trung dài hạn, đối với các khoản vay/dự án phục vụ sản xuất kinh doanh, BIDV áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận tối đa 14,0%/năm (giảm 0,5%/năm).
Trước đó, từ ngày 16/4/2010, BIDV đã áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống lãi suất cho vay thỏa thuận VND tối đa 14%/năm đối với ngắn hạn và 14,5%/năm đối với trung dài hạn.
Như vậy, đến thời điểm này BIDV là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên công bố chi tiết việc thực hiện đồng thuần giảm lãi suất nói trên.
Không thuộc nhóm nói trên, nhưng ngày 28/4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) cũng có thông báo tiếp tục giảm lãi suất cho vay VND với mức giảm tối đa là 1%/năm.
Cụ thể, LienVietBank sẽ giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với tất cả các khách hàng vay ngắn hạn, giảm 0,5% tiếp theo đối với các khách hàng có quan hệ tiền gửi và sử dụng dịch vụ đáp ứng quy định của ngân hàng này.
Với việc áp dụng giảm lãi suất cho vay thỏa thuận ngắn hạn như trên, lãi suất cho vay thoả thuận bằng VND đối với các khoản vay ngắn hạn thấp nhất tại ngân hàng LienVietBank chỉ còn 13%/năm.
Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch thường trực, Chủ tịch Hội đồng điều hành lãi suất LienVietBank, cho rằng xu hướng trong tương lai là các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay để thu hút những khách hàng làm ăn hiệu quả, cũng như tránh khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn.
“Ngoài ra, LienVietBank sẽ áp dụng bù lãi suất cho vay đối với nông dân tại Hậu Giang với hình thức áp dụng mức lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tại từng thời điểm, nhưng khi bà con nông dân trả hết nợ sẽ được giảm tương đương lãi suất 1%/năm”, ông Hưởng cho biết. Hiện Sở Giao dịch của LienVietBank đang đóng tại địa bàn này.
Bên cạnh những diễn biến trên, ngày 29/4, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) lần thứ hai trong tháng có công văn tiếp tục kêu gọi các hội viên giảm dần mặt bằng lãi suất thị trường.
Theo VNBA, hiện nhiều ngân hàng thương mại đã công khai mức lãi suất cho vay phổ biến từ 14% - 14,5%/năm, tuy nhiên, do kinh tế thế giới chưa phục hồi mạnh, thị trường “đầu ra” của Việt Nam còn gặp khó khăn, mức lãi vay nói trên chưa khuyến khích được phần đông doanh nghiệp.
Vì vậy, VNBA kêu gọi toàn thể các tổ chức hội viên trên cơ sở tiết kiệm chi phí để xem xét tiếp tục giảm mức lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất - kinh doanh có hiệu quả, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được vốn ngân hàng.
Về lãi suất huy động, cũng trong công văn trên, VNBA cho biết hiện vẫn còn có một số ngân hàng thương mại chưa thật sự minh bạch lãi suất. Ngoài các mức lãi suất huy động đã công bố vẫn còn thực hiện “khuyến mại” dưới nhiều hình thức như thưởng tiền, thưởng thêm lãi suất…, đã làm lãi suất huy động thực cao hơn mức lãi suất đã công bố, người gửi tiền vẫn tiếp tục kỳ vọng vào lãi suất tiền gửi còn cao, tạo tâm lý không thuận cho việc thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay mà Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước đang chỉ đạo.
“Điều cần nói hơn là hành động “khuyến mãi” này vừa không đúng luật, vừa không công bằng, vừa là nhân tố gây mất ổn định thị trường tiền tệ”, VNBA nhấn mạnh.
Và để các ngân hàng thương mại có cơ sở tiếp tục giảm lãi suất cho vay, đồng thời tạo sự minh bạch và sự công bằng giữa các thành viên tham gia thị trường, Hiệp hội đề nghị các ngân hàng vẫn đang áp dụng việc thưởng tiền và thưởng lãi suất (kể cả các chương trình đã thông báo áp dụng từ trước ngày 14/4/2010) nên chấm dứt ngay các hình thức trên.