Tuần “lịch sử” của vàng, dầu và USD
Giới đầu tư vàng, dầu và USD có lẽ sẽ khó mà quên được tuần qua, vì chưa bao giờ lại có nhiều kỷ lục mới được lập như vậy
Giới đầu tư vàng, dầu và USD có lẽ sẽ khó mà quên được tuần qua, vì chưa bao giờ lại có nhiều kỷ lục mới được lập như vậy.
>>Vàng “thủng trần”, USD “thủng đáy”
Những diễn biến khó tin liên tục xuất hiện trên thị trường ba mặt hàng này do tác động đặc biệt mạnh của tình hình kinh tế Mỹ. Khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sắp cắt giảm lãi suất USD thêm 0,5% từ mức 3% hiện nay khiến USD rơi gần như tự do trước Euro, đẩy giá vàng và dầu thô tăng như bão cấp 12.
Tình hình có lợi cho giá vàng
Sau khi ở thế giằng co trong khoảng 900 - 910 USD/oz trong suốt khoảng 3 tuần đầu tiên của tháng 2, giá vàng thế giới từ ngày 20/2 trở lại đây liên tục đột phá và rất có thể sẽ đạt tới ngưỡng 1.000 USD/oz trong một vài ngày tới và còn có thể lên đến 1.100 USD/oz vào quý 3 năm nay. Trong cơn “cuồng phong” này, có lúc giá vàng tạm nghỉ nhưng ngay sau đó lại tăng tốc không mệt mỏi.
Thị trường vàng thời gian qua chịu tác động của nhiều yếu tố. Có hai yếu tố chính kéo giá vàng đi xuống.
Thứ nhất, thông tin IMF chuẩn bị bán vàng ra để bù đắp thâm hụt ngân sách, làm cho nguồn cung của thị trường tăng lên. Và thứ hai, nhu cầu vàng của thế giới cho trang sức suy giảm do giá vàng quá cao, đặc biệt là tại Ấn Độ - nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, cộng với tăng trưởng kinh tế thế giới có khả năng chậm lại.
Đây là hai nhân tố khiến giá vàng ít bứt phá, thậm chí còn giảm, trong thời gian trước và sau Tết Nguyên Đán vừa qua.
Song bên cạnh đó, cũng có ba nhân tố chủ đạo trong việc đẩy giá vàng lên.
Thứ nhất, lạm phát leo thang tại nhiều quốc gia trên thế giới, với “trợ thủ đắc lực” là giá dầu cao ngất ngưởng, thúc đẩy giới đầu tư mua vàng vào để lưu trữ giá trị.
Thứ hai, đồng USD liên tục mất giá trước Euro do tác động từ tình hình xấu của kinh tế Mỹ, thúc đẩy FED tiếp tục cắt giảm lãi suất USD để vực dậy tăng trưởng.
Và thứ ba, sản lượng vàng của thế giới đang trên đà giảm sút, nhất là tại Nam Phi - nước sản xuất vàng lớn thứ ba thế giới, do tác động của tình trạng thiếu điện.
Tình hình thị trường hiện nay cho thấy, những thông tin bất lợi cho giá vàng đang trở nên lép vế trước những thông tin có lợi. Tình hình kinh tế Mỹ và khả năng FED cắt giảm lãi suất hiện mới là những nhân tố tác động mạnh nhất đến giá vàng. Những bản báo cáo mang đến “tin dữ” về kinh tế Mỹ, khiến động thái hạ lãi suất bạc xanh đến gần thêm, đang “làm mưa làm gió” trên thị trường.
Kỷ lục… và kỷ lục
Đầu tuần, giá vàng trong nước bắt đầu “khởi động” ở ngưỡng 1.800.000 đồng/chỉ thiết lập dịp cuối tuần và liên tục bứt phát rồi lập kỷ lục đóng cửa 1.826.000 đồng/chỉ vào cuối giờ chiều, trong khi giá vàng thế giới chỉ lên xuống nhẹ quanh mức 950 USD/oz.
Cũng trong ngày đầu tuần, Bộ Công Thương ra quyết định điều chỉnh tăng giá xăng dầu. Quyết định này được đánh giá là chẳng khác gì “đổ thêm dầu vào lửa” lạm phát và được dự báo là sẽ lập ra một mặt bằng giá mới cao hơn. Điều này cũng tác động khá mạnh đến tâm lý của giới đầu cơ vàng trong nước, khiến họ đẩy mạnh mua vào, bất chấp mức giá cao.
Ngày hôm sau, tức thứ Ba (26/2), giá vàng trong nước lại đột ngột sụt giảm mạnh và thậm chí có lúc tụt xuống dưới ngưỡng 1.800.000 đồng/chỉ do vàng thế giới trước đó mất giá nặng, còn xấp xỉ 940 USD/oz trước thông tin Mỹ ủng hộ việc Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) bán ra khoảng 500 tấn vàng.
Lúc này, nhiều nhà phân tích cho rằng, giá vàng trong tuần sẽ lập một mức đáy nào đó rồi mới bật trở lại. Tuy nhiên, ngay trong ngày sau đó, giá vàng lại khiến không ít nhà dự báo “mất mặt” khi bất ngờ vọt lên, thiết lập mức kỷ lục mới.
Cuối ngày thứ Tư (27/2), giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu đã lên tới mức 1.874.000 đồng/chỉ, cao chưa từng có trong lịch sử. Giá vàng kỳ hạn tại thị trường Mỹ trong phiên giao dịch kết thúc vào rạng sáng cùng ngày tiến sát kỷ lục cũ trước đó là 958 USD/oz đạt được hôm 21/2.
Trước đó, ngày 26/2, cơ quan chức năng Mỹ công bố thông tin xấu về niềm tin người tiêu dùng và giá nhà tại nước này khiến đồng USD phá vỡ đáy 1 Euro bằng 1,4967 USD hồi tháng 11 năm ngoái và lập một đáy mới là 1 Euro bằng 1,5047 USD. Giá dầu đóng cửa ở mức kỷ lục mọi thời đại là 100,88 USD/thùng.
Rồi đến ngày thứ Năm (28/2), giá vàng trong nước “thủ thế” và thậm chí SJC còn điều chỉnh giá vàng theo hướng giảm nhẹ, trong khi giá vàng thế giới trước đó (27/2)có lúc chạm kỷ lục mới 967,7 USD/oz. Đồng USD trong ngày 27/2 lại phá vỡ đáy cũ, thiết lập một đáy mới so với Euro là 1 Euro tương đương 1,5144 USD. Giá dầu cũng xác lập một kỷ lục mới là 102,8 USD/thùng.
Những kỷ lục này là kết quả của việc Chủ tịch FED trong phiên điều trần ngày 28/2 trước Quốc hội Mỹ đã bày tỏ thái độ sẵn sàng cắt giảm lãi suất USD để cứu tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Đến ngày thứ thứ Sáu (29/2), thị trường vàng trong nước lại “rực lửa” khi vàng Bảo Tín Minh Châu chính thức "bay" qua ngưỡng xà 1.900.000 đồng/chỉ, thiết lập kỷ lục mới 1.910.000 đồng/chỉ. Giá vàng thế giới chiều ngày thứ 6 ngất ngưởng trên mức 975 USD/oz, vượt quá mức đỉnh 970 USD/oz của phiên ngày thứ Năm (28/2). Mức đáy 1,5229 USD bằng 1 Euro vừa thiết lập hôm 28/2 cũng đã bị phá với khi USD tọt xuống ngưỡng 1 USD đổi được 1,5239 Euro. Giá dầu thô cũng vọt lên mức 103,05 USD/thùng.
Thị trường một lần nữa được “tiếp lửa” bởi những số liệu thống kê đáng buồn về kinh tế Mỹ. Đó là mức tăng GDP 0,6% trong quý 4 năm ngoái, thấp hơn nhiều so với dự kiến và mức lạm phát 4,1% trong năm ngoái, cao nhất kể từ năm 1990.
Như vậy, chỉ trong tuần này, giá vàng trong nước đã liên tục ba lần xác lập mức giá đóng cửa kỷ lục, giá vàng thế giới cũng ba lần chạm kỷ lục cao nhất mọi thời đại. Trong khi đó, giá dầu thô ba lần chạm ngưỡng đỉnh điểm lịch sử, còn USD đã bốn lần “vỡ đáy”.
Giao dịch sôi động
Tại thị trường trong nước, giao dịch vàng vẫn diễn biến rất sôi động. Thông tin trên bảng điện tử tổng kết giao dịch của Sàn Giao dịch Vàng Tp.HCM cho thấy, lượng giao dịch tăng trong những ngày giá cao và đạt mức đỉnh 200.900 lượng vào ngày 27/2. Còn lượng giao dịch thấp nhất trong tuần là 134.000 lượng vào ngày đầu tuần 25/2, khi giá còn ở mức thấp. Lượng giao dịch trong tuần này cao hơn hẳn so với tuần trước, khi giá vàng trong thế “giằng co”.
Thông tin từ các tiệm vàng trên thị trường tự do cũng cho thấy lượng người mua vào nhiều hơn bán ra vì thị trường vẫn đang kỳ vọng giá vàng sẽ còn tăng tiếp.
>>Vàng “thủng trần”, USD “thủng đáy”
Những diễn biến khó tin liên tục xuất hiện trên thị trường ba mặt hàng này do tác động đặc biệt mạnh của tình hình kinh tế Mỹ. Khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sắp cắt giảm lãi suất USD thêm 0,5% từ mức 3% hiện nay khiến USD rơi gần như tự do trước Euro, đẩy giá vàng và dầu thô tăng như bão cấp 12.
Tình hình có lợi cho giá vàng
Sau khi ở thế giằng co trong khoảng 900 - 910 USD/oz trong suốt khoảng 3 tuần đầu tiên của tháng 2, giá vàng thế giới từ ngày 20/2 trở lại đây liên tục đột phá và rất có thể sẽ đạt tới ngưỡng 1.000 USD/oz trong một vài ngày tới và còn có thể lên đến 1.100 USD/oz vào quý 3 năm nay. Trong cơn “cuồng phong” này, có lúc giá vàng tạm nghỉ nhưng ngay sau đó lại tăng tốc không mệt mỏi.
Thị trường vàng thời gian qua chịu tác động của nhiều yếu tố. Có hai yếu tố chính kéo giá vàng đi xuống.
Thứ nhất, thông tin IMF chuẩn bị bán vàng ra để bù đắp thâm hụt ngân sách, làm cho nguồn cung của thị trường tăng lên. Và thứ hai, nhu cầu vàng của thế giới cho trang sức suy giảm do giá vàng quá cao, đặc biệt là tại Ấn Độ - nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, cộng với tăng trưởng kinh tế thế giới có khả năng chậm lại.
Đây là hai nhân tố khiến giá vàng ít bứt phá, thậm chí còn giảm, trong thời gian trước và sau Tết Nguyên Đán vừa qua.
Song bên cạnh đó, cũng có ba nhân tố chủ đạo trong việc đẩy giá vàng lên.
Thứ nhất, lạm phát leo thang tại nhiều quốc gia trên thế giới, với “trợ thủ đắc lực” là giá dầu cao ngất ngưởng, thúc đẩy giới đầu tư mua vàng vào để lưu trữ giá trị.
Thứ hai, đồng USD liên tục mất giá trước Euro do tác động từ tình hình xấu của kinh tế Mỹ, thúc đẩy FED tiếp tục cắt giảm lãi suất USD để vực dậy tăng trưởng.
Và thứ ba, sản lượng vàng của thế giới đang trên đà giảm sút, nhất là tại Nam Phi - nước sản xuất vàng lớn thứ ba thế giới, do tác động của tình trạng thiếu điện.
Tình hình thị trường hiện nay cho thấy, những thông tin bất lợi cho giá vàng đang trở nên lép vế trước những thông tin có lợi. Tình hình kinh tế Mỹ và khả năng FED cắt giảm lãi suất hiện mới là những nhân tố tác động mạnh nhất đến giá vàng. Những bản báo cáo mang đến “tin dữ” về kinh tế Mỹ, khiến động thái hạ lãi suất bạc xanh đến gần thêm, đang “làm mưa làm gió” trên thị trường.
Kỷ lục… và kỷ lục
Đầu tuần, giá vàng trong nước bắt đầu “khởi động” ở ngưỡng 1.800.000 đồng/chỉ thiết lập dịp cuối tuần và liên tục bứt phát rồi lập kỷ lục đóng cửa 1.826.000 đồng/chỉ vào cuối giờ chiều, trong khi giá vàng thế giới chỉ lên xuống nhẹ quanh mức 950 USD/oz.
Cũng trong ngày đầu tuần, Bộ Công Thương ra quyết định điều chỉnh tăng giá xăng dầu. Quyết định này được đánh giá là chẳng khác gì “đổ thêm dầu vào lửa” lạm phát và được dự báo là sẽ lập ra một mặt bằng giá mới cao hơn. Điều này cũng tác động khá mạnh đến tâm lý của giới đầu cơ vàng trong nước, khiến họ đẩy mạnh mua vào, bất chấp mức giá cao.
Ngày hôm sau, tức thứ Ba (26/2), giá vàng trong nước lại đột ngột sụt giảm mạnh và thậm chí có lúc tụt xuống dưới ngưỡng 1.800.000 đồng/chỉ do vàng thế giới trước đó mất giá nặng, còn xấp xỉ 940 USD/oz trước thông tin Mỹ ủng hộ việc Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) bán ra khoảng 500 tấn vàng.
Lúc này, nhiều nhà phân tích cho rằng, giá vàng trong tuần sẽ lập một mức đáy nào đó rồi mới bật trở lại. Tuy nhiên, ngay trong ngày sau đó, giá vàng lại khiến không ít nhà dự báo “mất mặt” khi bất ngờ vọt lên, thiết lập mức kỷ lục mới.
Cuối ngày thứ Tư (27/2), giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu đã lên tới mức 1.874.000 đồng/chỉ, cao chưa từng có trong lịch sử. Giá vàng kỳ hạn tại thị trường Mỹ trong phiên giao dịch kết thúc vào rạng sáng cùng ngày tiến sát kỷ lục cũ trước đó là 958 USD/oz đạt được hôm 21/2.
Trước đó, ngày 26/2, cơ quan chức năng Mỹ công bố thông tin xấu về niềm tin người tiêu dùng và giá nhà tại nước này khiến đồng USD phá vỡ đáy 1 Euro bằng 1,4967 USD hồi tháng 11 năm ngoái và lập một đáy mới là 1 Euro bằng 1,5047 USD. Giá dầu đóng cửa ở mức kỷ lục mọi thời đại là 100,88 USD/thùng.
Rồi đến ngày thứ Năm (28/2), giá vàng trong nước “thủ thế” và thậm chí SJC còn điều chỉnh giá vàng theo hướng giảm nhẹ, trong khi giá vàng thế giới trước đó (27/2)có lúc chạm kỷ lục mới 967,7 USD/oz. Đồng USD trong ngày 27/2 lại phá vỡ đáy cũ, thiết lập một đáy mới so với Euro là 1 Euro tương đương 1,5144 USD. Giá dầu cũng xác lập một kỷ lục mới là 102,8 USD/thùng.
Những kỷ lục này là kết quả của việc Chủ tịch FED trong phiên điều trần ngày 28/2 trước Quốc hội Mỹ đã bày tỏ thái độ sẵn sàng cắt giảm lãi suất USD để cứu tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Đến ngày thứ thứ Sáu (29/2), thị trường vàng trong nước lại “rực lửa” khi vàng Bảo Tín Minh Châu chính thức "bay" qua ngưỡng xà 1.900.000 đồng/chỉ, thiết lập kỷ lục mới 1.910.000 đồng/chỉ. Giá vàng thế giới chiều ngày thứ 6 ngất ngưởng trên mức 975 USD/oz, vượt quá mức đỉnh 970 USD/oz của phiên ngày thứ Năm (28/2). Mức đáy 1,5229 USD bằng 1 Euro vừa thiết lập hôm 28/2 cũng đã bị phá với khi USD tọt xuống ngưỡng 1 USD đổi được 1,5239 Euro. Giá dầu thô cũng vọt lên mức 103,05 USD/thùng.
Thị trường một lần nữa được “tiếp lửa” bởi những số liệu thống kê đáng buồn về kinh tế Mỹ. Đó là mức tăng GDP 0,6% trong quý 4 năm ngoái, thấp hơn nhiều so với dự kiến và mức lạm phát 4,1% trong năm ngoái, cao nhất kể từ năm 1990.
Như vậy, chỉ trong tuần này, giá vàng trong nước đã liên tục ba lần xác lập mức giá đóng cửa kỷ lục, giá vàng thế giới cũng ba lần chạm kỷ lục cao nhất mọi thời đại. Trong khi đó, giá dầu thô ba lần chạm ngưỡng đỉnh điểm lịch sử, còn USD đã bốn lần “vỡ đáy”.
Giao dịch sôi động
Tại thị trường trong nước, giao dịch vàng vẫn diễn biến rất sôi động. Thông tin trên bảng điện tử tổng kết giao dịch của Sàn Giao dịch Vàng Tp.HCM cho thấy, lượng giao dịch tăng trong những ngày giá cao và đạt mức đỉnh 200.900 lượng vào ngày 27/2. Còn lượng giao dịch thấp nhất trong tuần là 134.000 lượng vào ngày đầu tuần 25/2, khi giá còn ở mức thấp. Lượng giao dịch trong tuần này cao hơn hẳn so với tuần trước, khi giá vàng trong thế “giằng co”.
Thông tin từ các tiệm vàng trên thị trường tự do cũng cho thấy lượng người mua vào nhiều hơn bán ra vì thị trường vẫn đang kỳ vọng giá vàng sẽ còn tăng tiếp.