USD tự do tăng giá có “lỗi” của vàng?
Một số ý kiến cho rằng, giá USD tự do leo thang mạnh thời gian gần đây là có tác động gián tiếp từ vàng
Một số ý kiến cho rằng, việc giá USD tự do leo thang mạnh thời gian gần đây phần nào chịu tác động gián tiếp từ vàng. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh doanh vàng khẳng định, khó có chuyện giá đồng bạc xanh tăng nóng xuất phát từ nguyên nhân bị gom để nhập lậu kim loại quý.
Giá vàng trong nước chiều ngày 8/11 bất ngờ tăng vọt giữa lúc giá vàng thế giới diễn biến theo chiều hướng giảm. Tính tới cuối ngày, giá vàng đã tăng thêm trên 550.000 đồng mỗi lượng so với buổi sáng.
Lúc 17h30 chiều 8/11, giá vàng SJC do Công ty Phú Quý bán ra tại Hà Nội đạt mức cao kỷ lục 35,87 triệu đồng/lượng, giá thu mua lên 35,72 triệu đồng/lượng. Theo website công ty, giá vàng SBJ do Sacombank-SBJ niêm yết tại Tp.HCM lúc 15h50 cũng đã lên tới 35,68 triệu đồng/lượng (mua vào) và 35,78 triệu đồng/lượng (bán ra).
Trong khi đó, xu hướng chung của giá vàng tại thị trường châu Á vào buổi sáng và châu Âu vào buổi chiều cùng ngày là đi xuống. Lúc gần 18h theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại London đứng trên 1.391 USD/oz, quy đổi (theo giá USD tự do cùng thời điểm, chưa tính thuế và phí) tương đương với khoảng 35,1 triệu đồng/lượng, rẻ hơn giá vàng bán lẻ trong nước xấp xỉ 800.000 đồng mỗi lượng.
Giá USD thị trường tự do vào buổi chiều 8/11 cũng đã có thời điểm tái lập mốc 21.000 đồng, nhưng sau đó đã hạ nhiệt vào cuối giờ. Lúc gần 18h, giá USD tại Hà Nội được thông báo ở mức 20.850 đồng (mua vào) và 20.970 đồng (bán ra), giảm tương ứng 20 đồng và 30 đồng mỗi USD so với cách đó chừng 2 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, giá USD thời điểm này vẫn cao hơn so với đầu ngày 250 đồng ở đầu mua vào và 270 đồng ở đầu bán ra.
Lý do khiến giá vàng tăng chóng mặt ngày 8/11 mà giới kinh doanh vàng đưa ra là lực mua tăng mạnh, cộng với giá USD tự do leo thang. Tính tới hơn 16h chiều, cửa hàng tại trụ sở của SJC ở Tp.HCM đã bán ra được chừng 3.200 lượng vàng, tăng gấp đôi so với mấy ngày trước, nhưng chỉ mua được chừng 3.000 lượng.
“Đầu giờ chiều, số khách mua vàng trên thị trường tăng mạnh. Ngoài ra, một số ngân hàng cũng mua vàng, có khả năng là để đóng trạng thái theo quy định của Thông tư 22. Trong khi đó, lực bán vàng trên thị trường ở mức thấp hơn, khiến cung-cầu vàng chênh lệch. Bên cạnh đó, USD tự do tăng giá tăng nhanh, kéo giá vàng tăng mạnh thêm”, ông Nguyễn Công Tường, Phó giám đốc kinh doanh của SJC, nói.
Ở chiều ngược lại, một số ý kiến cho rằng, việc giá USD tự do trở lại ngưỡng 21.000 đồng vào ngày 8/11 một phần có thể xuất phát từ lý do giới nhập lậu vàng có thể đang gom ngoại tệ để “đánh hàng”. Trong mấy ngày trước đó, sau khi Chính phủ tuyên bố bơm USD ra thị trường và Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất, USD tự do đã có chiều hướng giảm giá, có lúc về 20.550 đồng, từ mức đỉnh 21.050 đồng.
“Giá vàng trong nước mấy ngày gần đây cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới quy đổi. Các đầu mối nhập lậu vàng vì thế có thể đang tích cực gom USD để mua vàng từ nước ngoài đưa về Việt Nam”, bà Nguyễn Ngọc Quế Chi, Tổng giám đốc Sacombank-SBJ, nhận định.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh doanh vàng khác không đồng tình với quan điểm này.
Ông Lưu Quang Điền, Phó tổng giám đốc SJC Hà Nội, cho rằng, thị trường vàng trong nước và thế giới hiện không liên thông, nên việc giá trong nước không theo sát giá thế giới cũng là điều dễ hiểu. “Giá vàng trong nước không thể lúc nào cũng bằng đúng với giá thế giới được mà luôn phải có độ trễ. Các doanh nghiệp vàng trong nước nhiều khi phải giữ giá cao hơn thế giới để đảm bảo sự an toàn, vì lo giá vàng thế giới có thể sụt nhanh sau đó. Bởi vậy, sự chênh lệch giá ở từng thời điểm không phải là chuyện đáng ngại”, ông Điền nói.
Theo nhà kinh doanh vàng này, hiện tượng nhập lậu vàng ít có khả năng xảy ra ở thời điểm hiện nay vì trên thực tế, nhu cầu mua vàng trong nước hiện không phải là cao. “Với giá vàng cao như hiện nay, nhu cầu đầu tư là không nhiều”, ông Điền cho biết.
Lãnh đạo một đơn vị kinh doanh vàng lớn tại Hà Nội thì cho rằng, mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện nay thực ra cũng chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích nhập lậu vàng. “Có khi chênh giá phải lên tới cả triệu đồng mỗi lượng thì hiện tượng nhập lậu mới xảy ra, vì bản thân việc nhập lậu vàng cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro”, vị này nói.
Ông Trần Quang Hải, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB) thì đưa ra ba lý do về việc tỷ giá USD tự do leo thang.
“Thứ nhất, về lý thuyết, cũng có thể việc nhập lậu vàng đang xảy ra, kéo giá USD trong nước tăng, nhưng tôi không chắc là việc này đang diễn ra. Thứ hai, với những động thái vừa qua, cơ quan chức năng mới chỉ trấn an được một phần tâm lý của người dân về sự mất giá của VND. Thứ ba, nhu cầu ngoại tệ cuối năm thường cao, nên tỷ giá tăng cũng là điều dễ hiểu”, ông Hải nói.
Nhà kinh doanh vàng lâu năm này cho rằng, VND đang mất giá so với USD, trong khi USD lại mất giá so với hàng loạt các đồng tiền khác, đặc biệt là tiền của các nền kinh tế mới nổi, nên có thể xem là VND “mất giá kép”.
“Nhập siêu của Việt Nam còn ở mức cao, cơ cấu hàng xuất khẩu lại chủ yếu là những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp và giá cả bấp bênh, nên VND chịu áp lực mất giá. Lẽ ra Việt Nam có thể tận dụng được mức lãi suất VND hiện cao hơn so với lãi suất tại các nền kinh tế phát triển như Mỹ hay Nhật để hút các dòng vốn gián tiếp, theo đó giảm bớt áp lực mất giá đối với đồng nội tệ. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra”, ông Hải nói.
Ông Tường, Phó giám đốc kinh doanh của SJC, nói: “USD tự do tăng giá không hẳn do vàng. Trên thực tế, có nhiều thời điểm, ngay như trong tuần trước, giá vàng trong nước rẻ hơn thế giới mà USD vẫn tăng giá”. Vị này từ chối bình luận về sự tăng giá của USD, nhưng cho rằng "đó là một câu chuyện khác", không liên quan tới vàng.
Trở lại với câu chuyện giá vàng, một số đại diện của giới kinh doanh vàng dự báo, sắp tới giá vàng trong nước khó giảm sâu vì giá USD tự do vẫn còn cao trong khi giá thế giới vẫn trong xu thế tăng. “Giá USD khó giảm nếu cơ quan chức năng không có hành động cụ thể hơn”, một vị nói.
Theo ông Hải, Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước khó giải quyết được triệt để tình trạng đầu cơ, găm giữ vàng. “Thông tư đâu có cấm các doanh nghiệp được gửi vàng vào ngân hàng. Mặt khác, tình trạng mất giá của VND còn khiến người dân tích trữ vàng để tìm kiếm sự an toàn”, ông Hải nói.
Giá vàng trong nước chiều ngày 8/11 bất ngờ tăng vọt giữa lúc giá vàng thế giới diễn biến theo chiều hướng giảm. Tính tới cuối ngày, giá vàng đã tăng thêm trên 550.000 đồng mỗi lượng so với buổi sáng.
Lúc 17h30 chiều 8/11, giá vàng SJC do Công ty Phú Quý bán ra tại Hà Nội đạt mức cao kỷ lục 35,87 triệu đồng/lượng, giá thu mua lên 35,72 triệu đồng/lượng. Theo website công ty, giá vàng SBJ do Sacombank-SBJ niêm yết tại Tp.HCM lúc 15h50 cũng đã lên tới 35,68 triệu đồng/lượng (mua vào) và 35,78 triệu đồng/lượng (bán ra).
Trong khi đó, xu hướng chung của giá vàng tại thị trường châu Á vào buổi sáng và châu Âu vào buổi chiều cùng ngày là đi xuống. Lúc gần 18h theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại London đứng trên 1.391 USD/oz, quy đổi (theo giá USD tự do cùng thời điểm, chưa tính thuế và phí) tương đương với khoảng 35,1 triệu đồng/lượng, rẻ hơn giá vàng bán lẻ trong nước xấp xỉ 800.000 đồng mỗi lượng.
Giá USD thị trường tự do vào buổi chiều 8/11 cũng đã có thời điểm tái lập mốc 21.000 đồng, nhưng sau đó đã hạ nhiệt vào cuối giờ. Lúc gần 18h, giá USD tại Hà Nội được thông báo ở mức 20.850 đồng (mua vào) và 20.970 đồng (bán ra), giảm tương ứng 20 đồng và 30 đồng mỗi USD so với cách đó chừng 2 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, giá USD thời điểm này vẫn cao hơn so với đầu ngày 250 đồng ở đầu mua vào và 270 đồng ở đầu bán ra.
Lý do khiến giá vàng tăng chóng mặt ngày 8/11 mà giới kinh doanh vàng đưa ra là lực mua tăng mạnh, cộng với giá USD tự do leo thang. Tính tới hơn 16h chiều, cửa hàng tại trụ sở của SJC ở Tp.HCM đã bán ra được chừng 3.200 lượng vàng, tăng gấp đôi so với mấy ngày trước, nhưng chỉ mua được chừng 3.000 lượng.
“Đầu giờ chiều, số khách mua vàng trên thị trường tăng mạnh. Ngoài ra, một số ngân hàng cũng mua vàng, có khả năng là để đóng trạng thái theo quy định của Thông tư 22. Trong khi đó, lực bán vàng trên thị trường ở mức thấp hơn, khiến cung-cầu vàng chênh lệch. Bên cạnh đó, USD tự do tăng giá tăng nhanh, kéo giá vàng tăng mạnh thêm”, ông Nguyễn Công Tường, Phó giám đốc kinh doanh của SJC, nói.
Ở chiều ngược lại, một số ý kiến cho rằng, việc giá USD tự do trở lại ngưỡng 21.000 đồng vào ngày 8/11 một phần có thể xuất phát từ lý do giới nhập lậu vàng có thể đang gom ngoại tệ để “đánh hàng”. Trong mấy ngày trước đó, sau khi Chính phủ tuyên bố bơm USD ra thị trường và Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất, USD tự do đã có chiều hướng giảm giá, có lúc về 20.550 đồng, từ mức đỉnh 21.050 đồng.
“Giá vàng trong nước mấy ngày gần đây cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới quy đổi. Các đầu mối nhập lậu vàng vì thế có thể đang tích cực gom USD để mua vàng từ nước ngoài đưa về Việt Nam”, bà Nguyễn Ngọc Quế Chi, Tổng giám đốc Sacombank-SBJ, nhận định.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh doanh vàng khác không đồng tình với quan điểm này.
Ông Lưu Quang Điền, Phó tổng giám đốc SJC Hà Nội, cho rằng, thị trường vàng trong nước và thế giới hiện không liên thông, nên việc giá trong nước không theo sát giá thế giới cũng là điều dễ hiểu. “Giá vàng trong nước không thể lúc nào cũng bằng đúng với giá thế giới được mà luôn phải có độ trễ. Các doanh nghiệp vàng trong nước nhiều khi phải giữ giá cao hơn thế giới để đảm bảo sự an toàn, vì lo giá vàng thế giới có thể sụt nhanh sau đó. Bởi vậy, sự chênh lệch giá ở từng thời điểm không phải là chuyện đáng ngại”, ông Điền nói.
Theo nhà kinh doanh vàng này, hiện tượng nhập lậu vàng ít có khả năng xảy ra ở thời điểm hiện nay vì trên thực tế, nhu cầu mua vàng trong nước hiện không phải là cao. “Với giá vàng cao như hiện nay, nhu cầu đầu tư là không nhiều”, ông Điền cho biết.
Lãnh đạo một đơn vị kinh doanh vàng lớn tại Hà Nội thì cho rằng, mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện nay thực ra cũng chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích nhập lậu vàng. “Có khi chênh giá phải lên tới cả triệu đồng mỗi lượng thì hiện tượng nhập lậu mới xảy ra, vì bản thân việc nhập lậu vàng cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro”, vị này nói.
Ông Trần Quang Hải, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB) thì đưa ra ba lý do về việc tỷ giá USD tự do leo thang.
“Thứ nhất, về lý thuyết, cũng có thể việc nhập lậu vàng đang xảy ra, kéo giá USD trong nước tăng, nhưng tôi không chắc là việc này đang diễn ra. Thứ hai, với những động thái vừa qua, cơ quan chức năng mới chỉ trấn an được một phần tâm lý của người dân về sự mất giá của VND. Thứ ba, nhu cầu ngoại tệ cuối năm thường cao, nên tỷ giá tăng cũng là điều dễ hiểu”, ông Hải nói.
Nhà kinh doanh vàng lâu năm này cho rằng, VND đang mất giá so với USD, trong khi USD lại mất giá so với hàng loạt các đồng tiền khác, đặc biệt là tiền của các nền kinh tế mới nổi, nên có thể xem là VND “mất giá kép”.
“Nhập siêu của Việt Nam còn ở mức cao, cơ cấu hàng xuất khẩu lại chủ yếu là những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp và giá cả bấp bênh, nên VND chịu áp lực mất giá. Lẽ ra Việt Nam có thể tận dụng được mức lãi suất VND hiện cao hơn so với lãi suất tại các nền kinh tế phát triển như Mỹ hay Nhật để hút các dòng vốn gián tiếp, theo đó giảm bớt áp lực mất giá đối với đồng nội tệ. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra”, ông Hải nói.
Ông Tường, Phó giám đốc kinh doanh của SJC, nói: “USD tự do tăng giá không hẳn do vàng. Trên thực tế, có nhiều thời điểm, ngay như trong tuần trước, giá vàng trong nước rẻ hơn thế giới mà USD vẫn tăng giá”. Vị này từ chối bình luận về sự tăng giá của USD, nhưng cho rằng "đó là một câu chuyện khác", không liên quan tới vàng.
Trở lại với câu chuyện giá vàng, một số đại diện của giới kinh doanh vàng dự báo, sắp tới giá vàng trong nước khó giảm sâu vì giá USD tự do vẫn còn cao trong khi giá thế giới vẫn trong xu thế tăng. “Giá USD khó giảm nếu cơ quan chức năng không có hành động cụ thể hơn”, một vị nói.
Theo ông Hải, Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước khó giải quyết được triệt để tình trạng đầu cơ, găm giữ vàng. “Thông tư đâu có cấm các doanh nghiệp được gửi vàng vào ngân hàng. Mặt khác, tình trạng mất giá của VND còn khiến người dân tích trữ vàng để tìm kiếm sự an toàn”, ông Hải nói.