Vì sao tỉ giá cứ tuột dần?
Người đang nắm giữ USD và hàng vạn nhà xuất khẩu lo lắng khi bán USD tiền thu được cứ giảm dần đi
Người đang nắm giữ USD và hàng vạn nhà xuất khẩu lo lắng khi bán USD tiền thu được cứ giảm dần đi.
Vì sao tỉ giá VND/USD cứ giảm dần và có còn giảm thêm... là vấn đề được PGS.TS Trần Hoàng Ngân (Đại học Kinh tế Tp.HCM) đề cập trong chuyên mục gặp gỡ đầu tuần lần này.
Trước đây, nhiều chuyên gia cho rằng VND được định giá quá cao so với USD, nhưng nay đang diễn ra ngược lại. Vì sao?
Vài năm trước nhiều chuyên gia cho rằng tỉ giá có thể lên tới 17.000, thậm chí 18.000 đồng/USD. Dự báo này được đưa ra trong bối cảnh khi đó Việt Nam đang khan hiếm ngoại tệ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, ngược lại nhập siêu rất lớn. Nhu cầu lớn, nguồn cung hạn hẹp, đồng USD tăng giá so với VND.
Còn hiện nay, đồng USD đang đối diện với hai áp lực giảm giá rất lớn đối với VND. Thứ nhất, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên rất mạnh. Năm 2007 dự kiến chỉ 6-7 tỉ USD nhưng đến cuối năm con số này lên tới trên 20 tỉ USD. Kiều hối năm rồi tăng gấp hai lần so với năm trước đó, khoảng 6-7 tỉ USD…
Thứ hai, nền kinh tế Mỹ đang suy thoái, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ còn giảm thêm lãi suất USD càng làm cho đồng tiền này mất giá hơn so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới. Tỉ giá VND/USD cũng nằm trong xu hướng này.
Theo ông, nền kinh tế Việt Nam được gì và mất gì khi VND lên giá so với USD?
Cái được trước tiên là góp phần kiềm chế lạm phát. Các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc nhập khẩu thiết bị để nâng cao năng lực cạnh tranh. Tình trạng USD hóa nền kinh tế đang dần bị loại bỏ. Ngay cả nhà đầu tư nước ngoài cũng muốn quẳng USD ra để giữ lại VND, người dân cũng muốn giữ VND thay vì USD như trước…
Cái mất, đó là xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn. Chi phí sản xuất trong nước tăng lên, tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam sẽ bị giảm, chưa kể các nhà xuất khẩu đem USD về lại tiếp tục bị "thủng" một khoản nữa do USD mất giá.
Trước đây doanh nghiệp xuất khẩu 1 USD được trên 16.100 đồng thì nay chỉ còn hơn 15.900 đồng. VND lên giá sẽ góp phần khuyến khích nhập khẩu. Một sản phẩm có giá nhập là 200 USD, trước đây người mua phải chi trên 3.200.000 đồng thì nay chỉ còn 3.100.000 đồng.
Tình hình này sẽ đẩy các doanh nghiệp sản xuất vào chỗ phải thu hẹp sản xuất, có thể bị phá sản, nạn thất nghiệp sẽ tăng lên…
Theo ông, xu hướng USD tới đây như thế nào?
Có thể tới đây chính sách tỉ giá được điều hành theo hướng mở rộng biên độ, có thể là +/-2% chứ không phải +/-0,75% như hiện nay.
Về chính sách điều hành tỉ giá, cần có sự linh hoạt hơn, có lên có xuống, không nên một chiều là USD giảm giá so với VND. Nếu VND/USD giảm như thời gian qua, người giữ USD bị thiệt nên đổ xô đi bán đô la, làm tăng nguồn cung ngoại tệ càng gây áp lực khiến tỉ giá giảm.
Tôi cho rằng USD không thể giảm mãi, nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi và USD sẽ tăng trở lại. Do đó, việc người nắm giữ USD bán chậm chưa chắc đã lỗ. Các doanh nghiệp cũng vậy, không nhất thiết phải chen nhau bán ra USD để chuyển sang nắm giữ VND. Bởi lẽ nếu nền kinh tế Mỹ phục hồi trong năm nay, đến lúc đó các doanh nghiệp có nhu cầu USD sẽ gặp khó khăn, rủi ro cả hai đầu khi giá USD tăng lên trở lại.
Nhiều quốc gia hướng đến xuất khẩu như Trung Quốc, Thái Lan… định giá thấp đồng nội tệ so với đồng USD. Có quá sớm hay không khi Việt Nam lại sớm cho tăng giá trị VND so với USD?
Trung Quốc, Thái Lan... định giá thấp đồng nội tệ so với USD để khuyến khích xuất khẩu. Họ làm được là nhờ tài chính mạnh.
Nhưng hiện cả Trung Quốc và Thái Lan cũng lúng túng. Trung Quốc đã phải tăng giá Nhân dân tệ, sau nhiều năm ở mức 8 Nhân dân tệ đổi 1 USD thì nay chỉ còn 7,7 Nhân dân tệ do luồng vốn ngoại tệ ồ ạt đổ vào, đưa dự trữ ngoại tệ lên tới 1.500 tỉ USD nhưng lạm phát cũng chóng mặt (tháng 1/2008 lên đến 7%).
Với Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam là nông sản, mà giá nông sản trên thị trường thế giới đang tăng nên phần nào giảm thiểu được thiệt hại.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải có những giải pháp phù hợp với tình hình. Kinh tế Mỹ đang rơi vào suy thoái, khả năng hấp thụ hàng hóa giảm đi rất nhiều, do vậy các nhà xuất khẩu nên tìm thêm thị trường xuất khẩu khác ngoài Mỹ.
Theo ông, Ngân hàng Nhà nước có nên mua vào USD để vực dậy tỉ giá?
Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, việc thu hút đầu tư nước ngoài là yếu tố sống còn. Chính phủ đã ra nước ngoài để tiếp thị, kêu gọi nhà đầu tư đổ vốn vào Việt Nam. Do đó, không thể không hấp thụ dòng vốn này nếu chúng ta không muốn nhà đầu tư bỏ đi.
Nhưng mua vào USD thì phải xử lý hai vấn đề lớn đó là bơm tiền ra thì phải biết thu tiền vào cho hợp lý và phải tính toán chi phí khá lớn để hút lượng VND trở lại. Vấn đề của chúng ta là phải mua vào USD sao cho có lợi nhất chứ không phải nên hay không nên mua.
Có thông tin cho rằng tỉ giá giảm một phần do Ngân hàng Nhà nước trong hạn mức tiền để mua vào USD đã quá tập trung mua vào ngoại tệ của Bộ Tài chính, không mua USD mà ngân hàng đã mua của doanh nghiệp?
Trong điều hành tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua còn lúng túng, có thể xuất phát từ việc cơ quan này chưa có sự chủ động nhất định, do trực thuộc Chính phủ.
Trong kiến nghị với Chính phủ, Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia cũng đã đề xuất một cơ chế độc lập nhất định cho Ngân hàng Nhà nước, có sự chủ động nhất định trong việc cung tiền, điều hành tỉ giá phù hợp hơn với tín hiệu thị trường.
Vì sao tỉ giá VND/USD cứ giảm dần và có còn giảm thêm... là vấn đề được PGS.TS Trần Hoàng Ngân (Đại học Kinh tế Tp.HCM) đề cập trong chuyên mục gặp gỡ đầu tuần lần này.
Trước đây, nhiều chuyên gia cho rằng VND được định giá quá cao so với USD, nhưng nay đang diễn ra ngược lại. Vì sao?
Vài năm trước nhiều chuyên gia cho rằng tỉ giá có thể lên tới 17.000, thậm chí 18.000 đồng/USD. Dự báo này được đưa ra trong bối cảnh khi đó Việt Nam đang khan hiếm ngoại tệ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, ngược lại nhập siêu rất lớn. Nhu cầu lớn, nguồn cung hạn hẹp, đồng USD tăng giá so với VND.
Còn hiện nay, đồng USD đang đối diện với hai áp lực giảm giá rất lớn đối với VND. Thứ nhất, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên rất mạnh. Năm 2007 dự kiến chỉ 6-7 tỉ USD nhưng đến cuối năm con số này lên tới trên 20 tỉ USD. Kiều hối năm rồi tăng gấp hai lần so với năm trước đó, khoảng 6-7 tỉ USD…
Thứ hai, nền kinh tế Mỹ đang suy thoái, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ còn giảm thêm lãi suất USD càng làm cho đồng tiền này mất giá hơn so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới. Tỉ giá VND/USD cũng nằm trong xu hướng này.
Theo ông, nền kinh tế Việt Nam được gì và mất gì khi VND lên giá so với USD?
Cái được trước tiên là góp phần kiềm chế lạm phát. Các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc nhập khẩu thiết bị để nâng cao năng lực cạnh tranh. Tình trạng USD hóa nền kinh tế đang dần bị loại bỏ. Ngay cả nhà đầu tư nước ngoài cũng muốn quẳng USD ra để giữ lại VND, người dân cũng muốn giữ VND thay vì USD như trước…
Cái mất, đó là xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn. Chi phí sản xuất trong nước tăng lên, tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam sẽ bị giảm, chưa kể các nhà xuất khẩu đem USD về lại tiếp tục bị "thủng" một khoản nữa do USD mất giá.
Trước đây doanh nghiệp xuất khẩu 1 USD được trên 16.100 đồng thì nay chỉ còn hơn 15.900 đồng. VND lên giá sẽ góp phần khuyến khích nhập khẩu. Một sản phẩm có giá nhập là 200 USD, trước đây người mua phải chi trên 3.200.000 đồng thì nay chỉ còn 3.100.000 đồng.
Tình hình này sẽ đẩy các doanh nghiệp sản xuất vào chỗ phải thu hẹp sản xuất, có thể bị phá sản, nạn thất nghiệp sẽ tăng lên…
Theo ông, xu hướng USD tới đây như thế nào?
Có thể tới đây chính sách tỉ giá được điều hành theo hướng mở rộng biên độ, có thể là +/-2% chứ không phải +/-0,75% như hiện nay.
Về chính sách điều hành tỉ giá, cần có sự linh hoạt hơn, có lên có xuống, không nên một chiều là USD giảm giá so với VND. Nếu VND/USD giảm như thời gian qua, người giữ USD bị thiệt nên đổ xô đi bán đô la, làm tăng nguồn cung ngoại tệ càng gây áp lực khiến tỉ giá giảm.
Tôi cho rằng USD không thể giảm mãi, nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi và USD sẽ tăng trở lại. Do đó, việc người nắm giữ USD bán chậm chưa chắc đã lỗ. Các doanh nghiệp cũng vậy, không nhất thiết phải chen nhau bán ra USD để chuyển sang nắm giữ VND. Bởi lẽ nếu nền kinh tế Mỹ phục hồi trong năm nay, đến lúc đó các doanh nghiệp có nhu cầu USD sẽ gặp khó khăn, rủi ro cả hai đầu khi giá USD tăng lên trở lại.
Nhiều quốc gia hướng đến xuất khẩu như Trung Quốc, Thái Lan… định giá thấp đồng nội tệ so với đồng USD. Có quá sớm hay không khi Việt Nam lại sớm cho tăng giá trị VND so với USD?
Trung Quốc, Thái Lan... định giá thấp đồng nội tệ so với USD để khuyến khích xuất khẩu. Họ làm được là nhờ tài chính mạnh.
Nhưng hiện cả Trung Quốc và Thái Lan cũng lúng túng. Trung Quốc đã phải tăng giá Nhân dân tệ, sau nhiều năm ở mức 8 Nhân dân tệ đổi 1 USD thì nay chỉ còn 7,7 Nhân dân tệ do luồng vốn ngoại tệ ồ ạt đổ vào, đưa dự trữ ngoại tệ lên tới 1.500 tỉ USD nhưng lạm phát cũng chóng mặt (tháng 1/2008 lên đến 7%).
Với Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam là nông sản, mà giá nông sản trên thị trường thế giới đang tăng nên phần nào giảm thiểu được thiệt hại.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải có những giải pháp phù hợp với tình hình. Kinh tế Mỹ đang rơi vào suy thoái, khả năng hấp thụ hàng hóa giảm đi rất nhiều, do vậy các nhà xuất khẩu nên tìm thêm thị trường xuất khẩu khác ngoài Mỹ.
Theo ông, Ngân hàng Nhà nước có nên mua vào USD để vực dậy tỉ giá?
Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, việc thu hút đầu tư nước ngoài là yếu tố sống còn. Chính phủ đã ra nước ngoài để tiếp thị, kêu gọi nhà đầu tư đổ vốn vào Việt Nam. Do đó, không thể không hấp thụ dòng vốn này nếu chúng ta không muốn nhà đầu tư bỏ đi.
Nhưng mua vào USD thì phải xử lý hai vấn đề lớn đó là bơm tiền ra thì phải biết thu tiền vào cho hợp lý và phải tính toán chi phí khá lớn để hút lượng VND trở lại. Vấn đề của chúng ta là phải mua vào USD sao cho có lợi nhất chứ không phải nên hay không nên mua.
Có thông tin cho rằng tỉ giá giảm một phần do Ngân hàng Nhà nước trong hạn mức tiền để mua vào USD đã quá tập trung mua vào ngoại tệ của Bộ Tài chính, không mua USD mà ngân hàng đã mua của doanh nghiệp?
Trong điều hành tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua còn lúng túng, có thể xuất phát từ việc cơ quan này chưa có sự chủ động nhất định, do trực thuộc Chính phủ.
Trong kiến nghị với Chính phủ, Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia cũng đã đề xuất một cơ chế độc lập nhất định cho Ngân hàng Nhà nước, có sự chủ động nhất định trong việc cung tiền, điều hành tỉ giá phù hợp hơn với tín hiệu thị trường.