Vì sao USD lại khó mua?
Tổng giám đốc một ngân hàng cho biết, ông chỉ mua được đủ USD để bán cho một số doanh nghiệp thân thuộc
Đến hôm qua (3/8), một số ngân hàng cho biết đã tạm ngưng bán USD ra cho khách mua lẻ và thu phí đối với khách mua là doanh nghiệp. Điều gì đang xảy ra với đồng USD?
Chị Xuân, ngụ tại quận Tân Bình, hôm qua hỏi mua USD để đi du lịch thì nhân viên một ngân hàng thương mại trả lời, ngân hàng không có nguồn nên đã tạm ngưng bán USD. Ở một ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu, nhân viên cho biết lãnh đạo có công văn yêu cầu tạm ngưng bán đồng USD, còn những ngoại tệ khác thì vẫn đáp ứng. Ngay Vietcombank Tp.HCM cũng trả lời chị Xuân là tạm ngưng bán vì lượng USD không đủ để đáp ứng. Chị Xuân phải ra chợ đen mua với giá 19.260 đồng/USD, cao hơn 160 đồng so với giá ngân hàng niêm yết.
Giá tăng
Tổng giám đốc một ngân hàng cho biết, ông chỉ mua được đủ USD để bán cho một số doanh nghiệp thân thuộc, số còn lại thì phải xếp hàng chờ.
Phản ánh của doanh nghiệp, hiện lại tái diễn tình trạng nhiều ngân hàng bán USD cho doanh nghiệp cộng thêm phí khoảng 1%, đẩy giá USD doanh nghiệp mua thực sự xoay quanh mức 19.290 đồng/USD, xấp xỉ với giá chợ đen.
Nếu mấy tháng trước, giá chợ đen đã được kéo lại tiệm cận giá ngân hàng, thì từ cả tháng nay, tỷ giá ngoài thị trường chợ đen đã có xu hướng vượt trần. Hiện giá USD mua bán trên thị trường tự do tuy giảm nhẹ so vài ngày trước, song vẫn ở mức cao 19.210 - 19.260 đồng/USD, một số nơi đã đẩy giá bán ra tới 19.270 đồng/USD.
Trong khi đó hệ thống ngân hàng đã chấp nhận mua giá cao từ 2 - 3 tuần nay, khi khoảng cách giá mua vào bán ra thu hẹp dần; giá đã gần như ngang bằng nhau ở mức 19.098 - 19.100 đồng/USD, kể cả ở ngân hàng đầu mối thanh toán xuất nhập khẩu lớn như Vietcombank. Tỷ giá tại ngân hàng đã kịch trần quy định và bị “ghim” ở đó từ 2 - 3 tuần nay, không còn linh hoạt được như trước nữa.
Không thiếu ngoại tệ?
Ngân hàng Nhà nước đã tỏ ra thành công trong việc quản lý thị trường ngoại tệ khoảng năm tháng qua, kể từ khi nới biên độ tỷ giá hồi đầu năm, tỷ giá thị trường đã nằm im và cách trần cả trăm đồng. Sau khi bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai, thặng dư cán cân vốn của Việt Nam tính đến tháng 6, theo ngân hàng Nhà nước, là gần 3,5 tỉ USD.
Hồi đầu tháng 7, Ngân hàng Nhà nước khẳng định thanh khoản ngoại tệ hiện tại của hệ thống ngân hàng vẫn bảo đảm an toàn, có khả năng đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ đến hạn và thoả mãn hầu hết các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế.
Như vậy, vấn đề có thể không phải là thiếu USD, các ngân hàng vẫn có nguồn USD để bán và cho doanh nghiệp vay, nhưng giá đã cao hơn trước. Những doanh nghiệp chấp nhận mua giá cao, vẫn được đáp ứng.
Công ty chứng khoán ACB trong bình luận đầu tuần, cho rằng lo ngại lớn nhất của khối ngoại vào thời điểm hiện nay là biến động tỷ giá. Giá giao dịch kỳ hạn USD/VND 12 tháng đã lên mức 21.357, tăng hơn 500 đồng so với mức cuối tháng 6. Nếu tình hình này tiếp tục duy trì, việc rút vốn của khối ngoại là có thể xảy ra do lợi nhuận trong việc đầu tư không đủ bù rủi ro tỷ giá.
Giá đã kịch trần, mà người có nguồn vẫn chưa chịu giá, bởi kỳ vọng của họ là giá sẽ còn tăng, dù theo đánh giá của ngân hàng Nhà nước là không hợp lý.
Trong định hướng sáu tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước khẳng định, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối theo hướng ổn định, phù hợp với các cân đối vĩ mô. Trả lời báo chí, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho rằng, các chỉ số vĩ mô đều trong xu hướng có lợi để ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, một số vấn đề khác vẫn có tác động lên tỷ giá, thị trường vàng luôn liên quan đến thị trường ngoại tệ; nhưng ngân hàng Nhà nước chưa xử lý tốt nên có tác động tiêu cực.
Chẳng hạn, mỗi khi có tình trạng gom USD nhập vàng, giá USD chợ đen tăng, tác động tâm lý đến các đối tượng có nguồn USD. Họ không bán chờ giá lên, khiến nguồn cung giảm.
Hồng Sương (SGTT)
Chị Xuân, ngụ tại quận Tân Bình, hôm qua hỏi mua USD để đi du lịch thì nhân viên một ngân hàng thương mại trả lời, ngân hàng không có nguồn nên đã tạm ngưng bán USD. Ở một ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu, nhân viên cho biết lãnh đạo có công văn yêu cầu tạm ngưng bán đồng USD, còn những ngoại tệ khác thì vẫn đáp ứng. Ngay Vietcombank Tp.HCM cũng trả lời chị Xuân là tạm ngưng bán vì lượng USD không đủ để đáp ứng. Chị Xuân phải ra chợ đen mua với giá 19.260 đồng/USD, cao hơn 160 đồng so với giá ngân hàng niêm yết.
Giá tăng
Tổng giám đốc một ngân hàng cho biết, ông chỉ mua được đủ USD để bán cho một số doanh nghiệp thân thuộc, số còn lại thì phải xếp hàng chờ.
Phản ánh của doanh nghiệp, hiện lại tái diễn tình trạng nhiều ngân hàng bán USD cho doanh nghiệp cộng thêm phí khoảng 1%, đẩy giá USD doanh nghiệp mua thực sự xoay quanh mức 19.290 đồng/USD, xấp xỉ với giá chợ đen.
Nếu mấy tháng trước, giá chợ đen đã được kéo lại tiệm cận giá ngân hàng, thì từ cả tháng nay, tỷ giá ngoài thị trường chợ đen đã có xu hướng vượt trần. Hiện giá USD mua bán trên thị trường tự do tuy giảm nhẹ so vài ngày trước, song vẫn ở mức cao 19.210 - 19.260 đồng/USD, một số nơi đã đẩy giá bán ra tới 19.270 đồng/USD.
Trong khi đó hệ thống ngân hàng đã chấp nhận mua giá cao từ 2 - 3 tuần nay, khi khoảng cách giá mua vào bán ra thu hẹp dần; giá đã gần như ngang bằng nhau ở mức 19.098 - 19.100 đồng/USD, kể cả ở ngân hàng đầu mối thanh toán xuất nhập khẩu lớn như Vietcombank. Tỷ giá tại ngân hàng đã kịch trần quy định và bị “ghim” ở đó từ 2 - 3 tuần nay, không còn linh hoạt được như trước nữa.
Không thiếu ngoại tệ?
Ngân hàng Nhà nước đã tỏ ra thành công trong việc quản lý thị trường ngoại tệ khoảng năm tháng qua, kể từ khi nới biên độ tỷ giá hồi đầu năm, tỷ giá thị trường đã nằm im và cách trần cả trăm đồng. Sau khi bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai, thặng dư cán cân vốn của Việt Nam tính đến tháng 6, theo ngân hàng Nhà nước, là gần 3,5 tỉ USD.
Hồi đầu tháng 7, Ngân hàng Nhà nước khẳng định thanh khoản ngoại tệ hiện tại của hệ thống ngân hàng vẫn bảo đảm an toàn, có khả năng đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ đến hạn và thoả mãn hầu hết các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế.
Như vậy, vấn đề có thể không phải là thiếu USD, các ngân hàng vẫn có nguồn USD để bán và cho doanh nghiệp vay, nhưng giá đã cao hơn trước. Những doanh nghiệp chấp nhận mua giá cao, vẫn được đáp ứng.
Công ty chứng khoán ACB trong bình luận đầu tuần, cho rằng lo ngại lớn nhất của khối ngoại vào thời điểm hiện nay là biến động tỷ giá. Giá giao dịch kỳ hạn USD/VND 12 tháng đã lên mức 21.357, tăng hơn 500 đồng so với mức cuối tháng 6. Nếu tình hình này tiếp tục duy trì, việc rút vốn của khối ngoại là có thể xảy ra do lợi nhuận trong việc đầu tư không đủ bù rủi ro tỷ giá.
Giá đã kịch trần, mà người có nguồn vẫn chưa chịu giá, bởi kỳ vọng của họ là giá sẽ còn tăng, dù theo đánh giá của ngân hàng Nhà nước là không hợp lý.
Trong định hướng sáu tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước khẳng định, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối theo hướng ổn định, phù hợp với các cân đối vĩ mô. Trả lời báo chí, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho rằng, các chỉ số vĩ mô đều trong xu hướng có lợi để ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, một số vấn đề khác vẫn có tác động lên tỷ giá, thị trường vàng luôn liên quan đến thị trường ngoại tệ; nhưng ngân hàng Nhà nước chưa xử lý tốt nên có tác động tiêu cực.
Chẳng hạn, mỗi khi có tình trạng gom USD nhập vàng, giá USD chợ đen tăng, tác động tâm lý đến các đối tượng có nguồn USD. Họ không bán chờ giá lên, khiến nguồn cung giảm.
Hồng Sương (SGTT)