10 chính khách ảnh hưởng lớn nhất tới kinh tế thế giới
Những gương mặt trong danh sách này đều có ảnh hưởng sâu rộng đến việc quyết sách các vấn đề kinh tế thế giới
Hãng tin tài chính Bloomberg mới đây đã công bố danh sách 50 nhà hoạch định chính sách có ảnh hưởng lớn nhất tới kinh tế thế giới. Đứng đầu bảng "phong thần" này là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben S. Bernanke.
Trong top 10 còn có nhiều gương mặt quen thuộc của nền tài chính quốc tế như nữ Tổng giám đốc đầu tiên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản...
Dưới đây là gương mặt 10 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất:
1. Ben S. Bernanke
Chủ tịch
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
Ông Bernanke, 57 tuổi, là một trong những lãnh đạo của FED có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử. Các phát biểu của ông liên quan tới việc quyết sách kinh tế Mỹ được cả thế giới quan tâm và có sức ảnh hưởng sâu rộng tới diễn biến trên các thị trường hàng hóa. Ông Bernanke, giống như cựu Chủ tịch FED Paul Volcker - người đã góp phần lèo lái nước Mỹ trong thời kỳ lạm phát thấp, đã gây được ấn tượng sâu sắc trong việc đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930.
2. Agustin Carstens
Thống đốc
Ngân hàng Trung ương Mexico
Mặc dù thất bại trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa qua, nhưng các phát biểu của vị chính khách 53 tuổi này vẫn có sức ảnh hưởng lớn tới thế giới. Ông từng nói nếu một ứng viên châu Âu được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc tổ chức này, nó sẽ gây ra sự xung đột về quyền lợi do cuộc khủng hoảng nợ đang tiếp diễn tại một số quốc gia châu Âu.
3. Mario Draghi
Thống đốc
Ngân hàng Trung ương Italy
Ông là người sẽ kế nhiệm Jean-Claude Trichet, trở thành Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu từ ngày 1/11 tới. Ông Draghi, 64 tuổi, đảm nhiệm chức Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy từ năm 2005, từng làm việc tại Ngân hàng Thế giới (WB) và tập đoàn Goldman Sachs. Ông là người có uy tín cao tại châu Âu và quốc tế, hiểu biết sâu về đồng Euro, Liên minh châu Âu và sự hội nhập của tổ chức này.
4. Timothy Geithner
Bộ trưởng
Bộ Tài chính Mỹ
Ông Geithner, 50 tuổi, đã làm việc tại Bộ Tài Chính Mỹ từ năm 1988. Ông phụ trách về vấn đề kinh tế quốc tế từ năm 1998 đến năm 2001, ngoài ra ông còn làm việc tại nhiều chức vụ khác trong Bộ Tài Chính. Ông trở thành Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York vào năm 2003. Ông chính thức được Tổng thống Mỹ Barack Obama bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ vào năm 2009. Tháng 8 vừa qua, ông xin từ chức nhưng Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã bác đơn.
5. Christine Lagarde
Tổng giám đốc
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
Hôm 28/6/2011, Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Christine Lagarde đã được bầu chọn làm người đứng đầu IMF. Như vậy, bà Lagarde đã trở thành phụ nữ đầu tiên nắm giữ vai trò quan trọng này trong IMF. Bà Lagarde đã vượt qua ứng viên Agustin Carstens, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico. Nữ chính trị gia 55 tuổi này đã nhận được sự hậu thuẫn từ Mỹ và châu Âu cũng như các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
6. Ali al-Naimi
Bộ trưởng
Bộ Dầu mỏ Saudi Arabia
Ông Naimi, 76 tuổi, là người giữ chức bộ trưởng bộ dầu mỏ lâu năm nhất trong số những người đồng cấp ở các quốc gia thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Hồi tháng 6 năm nay, OPEC đã từ chối đề nghị tăng sản lượng của ông, nhưng Saudi Arabia đã phớt lời quyết định này và liên hệ với các quan chức ở Ấn Độ, Trung Quốc và một số nơi khác để bán nhiều dầu mỏ hơn.
7. Masaaki Shirakawa
Thống đốc
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
Tháng 4/2008, ông Shirakawa đã chính thức trở thành Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), chấm dứt tình trạng lần đầu tiên trong vòng 8 thập kỷ qua, vị trí thống đốc BOJ bị bỏ trống suốt ba tuần sau khi người tiền nhiệm Toshihiko Fukui kết thúc nhiệm kỳ. Từ đó tới nay, ông Shirakawa đã có đóng góp lớn cho kinh tế Nhật Bản. Những quyết sách kinh tế của ông được thế giới quan tâm, đặc biệt là sau thảm họa kép động đất sóng thần hồi tháng 3 năm nay.
8. Vương Kỳ Sơn
Phó thủ tướng
Trung Quốc
Phó thủ tướng Vương Kỳ Sơn, 63 tuổi, là người phụ trách quản lý kinh tế vĩ mô và tiền tệ cho Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Quan hệ tốt đẹp giữa ông với Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Geithner đã giúp xoa dịu những căng thẳng giữa hai bên về vấn đề tiền tệ và thương mại. Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Hank Paulson từng gọi ông Vương Kỳ Sơn là "người bạn cũ của tôi".
9. Elizabeth Warren
Giáo sư
Trường luật Harvard
Bà Elizabeth Warren, 62 tuổi, từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama bổ nhiệm làm cố vấn đặc biệt cho chính phủ, có trách nhiệm cố vấn cho Bộ Tài chính xây dựng chương trình bảo vệ người tiêu dùng và hoàn thiện các định chế tài chính khác. Hiện bà đã trở lại trường Harvard và có lẽ sẽ thực hiện tranh cử vào Thượng viện Mỹ trong tương lai. Bà Warren từng được bầu chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng mạnh nhất đối với thế giới. Tuy nhiên, nữ chính khách cũng bị chỉ trích khá nhiều về cách nhìn nhận đầy cực đoan về Phố Wall.
10. Chu Tiểu Xuyên
Thống đốc
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
Nếu các nền kinh tế mới nổi là hy vọng của kinh tế toàn cầu, thì lạm phát là mối lo lắng hàng đầu. Tháng 7 vừa qua, ông Chu Tiểu Xuyên, 63 tuổi, đã nâng lãi suất cơ bản lần thứ ba trong năm nay và nói rằng, lạm phát không phải là vấn đề duy nhất trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc.
Trong top 10 còn có nhiều gương mặt quen thuộc của nền tài chính quốc tế như nữ Tổng giám đốc đầu tiên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản...
Dưới đây là gương mặt 10 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất:
1. Ben S. Bernanke
Chủ tịch
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
Ông Bernanke, 57 tuổi, là một trong những lãnh đạo của FED có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử. Các phát biểu của ông liên quan tới việc quyết sách kinh tế Mỹ được cả thế giới quan tâm và có sức ảnh hưởng sâu rộng tới diễn biến trên các thị trường hàng hóa. Ông Bernanke, giống như cựu Chủ tịch FED Paul Volcker - người đã góp phần lèo lái nước Mỹ trong thời kỳ lạm phát thấp, đã gây được ấn tượng sâu sắc trong việc đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930.
2. Agustin Carstens
Thống đốc
Ngân hàng Trung ương Mexico
Mặc dù thất bại trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa qua, nhưng các phát biểu của vị chính khách 53 tuổi này vẫn có sức ảnh hưởng lớn tới thế giới. Ông từng nói nếu một ứng viên châu Âu được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc tổ chức này, nó sẽ gây ra sự xung đột về quyền lợi do cuộc khủng hoảng nợ đang tiếp diễn tại một số quốc gia châu Âu.
3. Mario Draghi
Thống đốc
Ngân hàng Trung ương Italy
Ông là người sẽ kế nhiệm Jean-Claude Trichet, trở thành Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu từ ngày 1/11 tới. Ông Draghi, 64 tuổi, đảm nhiệm chức Thống đốc Ngân hàng Trung ương Italy từ năm 2005, từng làm việc tại Ngân hàng Thế giới (WB) và tập đoàn Goldman Sachs. Ông là người có uy tín cao tại châu Âu và quốc tế, hiểu biết sâu về đồng Euro, Liên minh châu Âu và sự hội nhập của tổ chức này.
4. Timothy Geithner
Bộ trưởng
Bộ Tài chính Mỹ
Ông Geithner, 50 tuổi, đã làm việc tại Bộ Tài Chính Mỹ từ năm 1988. Ông phụ trách về vấn đề kinh tế quốc tế từ năm 1998 đến năm 2001, ngoài ra ông còn làm việc tại nhiều chức vụ khác trong Bộ Tài Chính. Ông trở thành Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York vào năm 2003. Ông chính thức được Tổng thống Mỹ Barack Obama bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ vào năm 2009. Tháng 8 vừa qua, ông xin từ chức nhưng Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã bác đơn.
5. Christine Lagarde
Tổng giám đốc
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
Hôm 28/6/2011, Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Christine Lagarde đã được bầu chọn làm người đứng đầu IMF. Như vậy, bà Lagarde đã trở thành phụ nữ đầu tiên nắm giữ vai trò quan trọng này trong IMF. Bà Lagarde đã vượt qua ứng viên Agustin Carstens, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico. Nữ chính trị gia 55 tuổi này đã nhận được sự hậu thuẫn từ Mỹ và châu Âu cũng như các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
6. Ali al-Naimi
Bộ trưởng
Bộ Dầu mỏ Saudi Arabia
Ông Naimi, 76 tuổi, là người giữ chức bộ trưởng bộ dầu mỏ lâu năm nhất trong số những người đồng cấp ở các quốc gia thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Hồi tháng 6 năm nay, OPEC đã từ chối đề nghị tăng sản lượng của ông, nhưng Saudi Arabia đã phớt lời quyết định này và liên hệ với các quan chức ở Ấn Độ, Trung Quốc và một số nơi khác để bán nhiều dầu mỏ hơn.
7. Masaaki Shirakawa
Thống đốc
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
Tháng 4/2008, ông Shirakawa đã chính thức trở thành Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), chấm dứt tình trạng lần đầu tiên trong vòng 8 thập kỷ qua, vị trí thống đốc BOJ bị bỏ trống suốt ba tuần sau khi người tiền nhiệm Toshihiko Fukui kết thúc nhiệm kỳ. Từ đó tới nay, ông Shirakawa đã có đóng góp lớn cho kinh tế Nhật Bản. Những quyết sách kinh tế của ông được thế giới quan tâm, đặc biệt là sau thảm họa kép động đất sóng thần hồi tháng 3 năm nay.
8. Vương Kỳ Sơn
Phó thủ tướng
Trung Quốc
Phó thủ tướng Vương Kỳ Sơn, 63 tuổi, là người phụ trách quản lý kinh tế vĩ mô và tiền tệ cho Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Quan hệ tốt đẹp giữa ông với Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Geithner đã giúp xoa dịu những căng thẳng giữa hai bên về vấn đề tiền tệ và thương mại. Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Hank Paulson từng gọi ông Vương Kỳ Sơn là "người bạn cũ của tôi".
9. Elizabeth Warren
Giáo sư
Trường luật Harvard
Bà Elizabeth Warren, 62 tuổi, từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama bổ nhiệm làm cố vấn đặc biệt cho chính phủ, có trách nhiệm cố vấn cho Bộ Tài chính xây dựng chương trình bảo vệ người tiêu dùng và hoàn thiện các định chế tài chính khác. Hiện bà đã trở lại trường Harvard và có lẽ sẽ thực hiện tranh cử vào Thượng viện Mỹ trong tương lai. Bà Warren từng được bầu chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng mạnh nhất đối với thế giới. Tuy nhiên, nữ chính khách cũng bị chỉ trích khá nhiều về cách nhìn nhận đầy cực đoan về Phố Wall.
10. Chu Tiểu Xuyên
Thống đốc
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
Nếu các nền kinh tế mới nổi là hy vọng của kinh tế toàn cầu, thì lạm phát là mối lo lắng hàng đầu. Tháng 7 vừa qua, ông Chu Tiểu Xuyên, 63 tuổi, đã nâng lãi suất cơ bản lần thứ ba trong năm nay và nói rằng, lạm phát không phải là vấn đề duy nhất trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc.