10 công ty trốn thuế “điệu nghệ” nhất nước Mỹ
Nhiều công ty lớn của Mỹ lợi dụng những lỗ hổng trong luật thuế nước này để trốn thuế với số tiền lên tới nhiều tỷ USD mỗi năm
Tổng thống Mỹ Barack Obama đang lên một kế hoạch mới nhằm cải cách mạnh mẽ luật thuế doanh nghiệp của nước này, một bộ luật mà ông cho là “lỗi thời, bất bình đẳng và kém hiệu lực”.
Trên thực tế, đã có rất nhiều công ty lớn của Mỹ lợi dụng những lỗ hổng trong luật thuế của nền kinh tế lớn nhất thế giới để trốn thuế với số tiền lên tới nhiều tỷ USD mỗi năm.
Tổ chức Citizens for Tax Justice mới đây đã đưa ra một danh sách mang tên “Dirty 30” (tạm dịch là “30 công ty ‘bẩn’”) bao gồm những doanh nghiệp Mỹ khổng lồ như Wells Fargo, Mattel, Verizon, GE… kiếm hàng chục tỷ USD lợi nhuận trong thời gian 2008-2010, nhưng lại không phải nộp một đồng tiền thuế nào. Có tới 29 trong số 30 công ty này được hưởng thuế suất âm, đồng nghĩa với việc họ được nhận tiền hoàn thuế từ Bộ Tài chính Mỹ.
Theo tờ Newsweek, mục tiêu của Tổng thống Obama là hạ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 28% từ mức 35%, nhưng sẽ đưa ra những quy định mới để các công ty không thể trốn thuế rầm rộ như hiện nay.
Citizens for Tax Justice cho biết, để trốn thuế, 30 công ty trong danh sách đen đã chi nửa tỷ USD trong 3 năm để vận động hành lang tại Quốc hội Mỹ, đồng thời “cài cắm” lợi nhuận tại các thiên đường thuế nước ngoài.
Tính chung, 30 công ty này đã trốn thuế được tổng số tiền 67,9 tỷ USD trong 3 năm. Đối tượng phải chịu chi phí này, không ai khác chính là người dân đóng thuế của Mỹ và những doanh nghiệp nhỏ không có đủ khả năng lợi dụng những lỗ hổng trong luật thuế. Theo Citizens for Tax Justice, bình quân mỗi người dân đóng thuế ở Mỹ phải gánh trung bình 481 USD tiền thuế mà 30 công ty trên đã né tránh từ năm 2008-2010.
Dưới đây là 10 công ty trốn thuế nhiều nhất ở Mỹ mà tờ News Week đăng tải theo dữ liệu từ Citizens for Tax Justice:
1. General Electric
Theo nhận định của Citizens for Tax Justice, khi nói về trốn thuế, thì không doanh nghiệp nào điệu nghệ hơn tập đoàn công nghiệp General Electric (GE). Hồi năm 2011, báo New York Times cho biết, GE thuê hẳn 975 chuyên gia về thuế, trong đó có nhiều người từng làm trong Thuế vụ Mỹ (IRS) hoặc Bộ Tài chính nước này. Từ năm 2008-2010, GE chi 84 triệu USD để vận động hành lang Quốc hội. Số tiền này đã chứng tỏ là một khoản đầu tư không hề tồi: cho dù đạt lợi nhuận 10,5 tỷ USD tại Mỹ trong 3 năm, GE vẫn không phải đóng một đồng thuế nào cho liên bang và được hoàn thuế số tiền 4,7 tỷ USD. (Ảnh: AFP/Getty)
2. Wells Fargo
Kể từ khi được Chính phủ Mỹ cứu vào năm 2009 tới nay, Wells Fargo khá ăn nên làm ra. Trong 3 năm từ 2008-2010, ngân hàng này đạt tổng lợi nhuận 49 tỷ USD, nhưng vẫn được hoàn thuế 680 triệu USD. Trong thời gian 2008-2010, Wells Fargo vận động hành lang về thuế hết 11 triệu USD. Năm ngoái, thêm 7,8 triệu USD nữa được Wells Fargo chi ra cho hoạt động này. (Ảnh: AP)
3. Verizon
Hãng viễn thông khổng lồ này đã chi 52,2 triệu USD để vận động hành lang về thuế tại Quốc hội Mỹ trong 3 năm từ 2008-2010. Lợi ích thu về là không hề nhỏ. Trong 3 năm đó, Verizon đạt tổng lợi nhuận 32 tỷ USD, cộng thêm 950 triệu USD tiền hoàn thuế. Với thuế suất 35%, thì khoản hoàn thuế như vậy tương đương với một khoản trợ cấp 12 tỷ USD từ Chính phủ.
4. PG&E Corp
Công ty năng lượng PG&E thậm chí còn chi mạnh hơn “ông lớn” viễn thông Verizon nhằm trốn thuế. Trong 3 năm, công ty này bỏ ra 79 triệu USD để vận động các nghị sỹ và cũng nhận được kết quả không tồi. Số tiền hoàn thuế mà PG&E nhận được trong 3 năm là trên 1 tỷ USD, tương đương thuế suất âm 21% tính trên lợi nhuận 5 tỷ USD mà công ty thu được tại thị trường Mỹ.
5. Corning Inc.
Corning Inc là một công ty sản xuất kính công nghiệp và gạch ceramic. Trong 3 năm từ 2008-2010, Corning đạt lợi nhuận khoảng 2 tỷ USD, nhưng thuế suất thu nhập doanh nghiệp đánh vào khoản lợi nhuận này là âm 4%. Theo tính toánh của Citizens for Tax Justice, việc được hoàn thuế như vậy tương đương khoản trợ cấp 696 triệu USD. Corning đã chi 2,8 triệu USD để vận động hành lang thuế trong 3 năm. (Ảnh: AP)
6. Boeing
Nhà sản xuất máy bay khổng lồ Boeing hưởng thuế suất âm 1,8% đối với lợi nhuận 10 tỷ USD tại Mỹ trong 3 năm từ 2008-2010. Để “né” được thuế như vậy, Boeing đã chi 52 triệu USD để vận động hành lang. (Ảnh: AP)
7. Mattel
Các hãng sản xuất đồ chơi như Mattel cũng thành thạo các kỹ xảo trốn thuế không kém các tập đoàn lớn trong các lĩnh vực năng lượng và tài chính. Trong 3 năm, Mattel đạt lợi nhuận trên 1 tỷ USD, nhưng hưởng thuế suất âm 9%, cho dù chỉ phải chi có 800.000 USD để vận động hành lang. (Ảnh: AP)
8. Duke Energy
Lợi nhuận của hãng năng lượng Duke trong 3 năm từ 2008-2010 là 5,4 tỷ USD, nhưng công ty này còn được hoàn thuế thêm 216 triệu USD. Số tiền mà Duke dùng để vận động hành lang trong thời gian trên là 17,5 triệu USD. Ngoài ra, Duke cũng tận dụng tối đa các thiên đường thuế ở nước ngoài. Công ty này có tới 27 chi nhánh đặt tại các thiên đường thuế. (Ảnh: AP)
9. DuPont
Trong 3 năm, DuPont hưởng thuế suất âm 3,4%, tương đương số tiền hoàn thuế 72 triệu USD từ liên bang. Trong khoảng thời gian này, Dupont chi 13,8 triệu USD để vận động hành lang về thuế và có 12 chi nhánh đặt tại các thiên đường thuế ở nước ngoài. (Ảnh: Getty)
10. American Electric Power
Khoản tiền 28,2 triệu USD mà công ty điện lực American Electric Power chi ra để vận động hành lang thuế trong 3 năm đúng là một khoản đầu tư hợp lý. Thuế suất đánh vào lợi nhuận 5,9 tỷ USD của công ty trong khoảng thời gian này là âm 9,2%, tương đương với một khoản trợ cấp trị giá hơn 2,6 tỷ USD.
Trên thực tế, đã có rất nhiều công ty lớn của Mỹ lợi dụng những lỗ hổng trong luật thuế của nền kinh tế lớn nhất thế giới để trốn thuế với số tiền lên tới nhiều tỷ USD mỗi năm.
Tổ chức Citizens for Tax Justice mới đây đã đưa ra một danh sách mang tên “Dirty 30” (tạm dịch là “30 công ty ‘bẩn’”) bao gồm những doanh nghiệp Mỹ khổng lồ như Wells Fargo, Mattel, Verizon, GE… kiếm hàng chục tỷ USD lợi nhuận trong thời gian 2008-2010, nhưng lại không phải nộp một đồng tiền thuế nào. Có tới 29 trong số 30 công ty này được hưởng thuế suất âm, đồng nghĩa với việc họ được nhận tiền hoàn thuế từ Bộ Tài chính Mỹ.
Theo tờ Newsweek, mục tiêu của Tổng thống Obama là hạ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 28% từ mức 35%, nhưng sẽ đưa ra những quy định mới để các công ty không thể trốn thuế rầm rộ như hiện nay.
Citizens for Tax Justice cho biết, để trốn thuế, 30 công ty trong danh sách đen đã chi nửa tỷ USD trong 3 năm để vận động hành lang tại Quốc hội Mỹ, đồng thời “cài cắm” lợi nhuận tại các thiên đường thuế nước ngoài.
Tính chung, 30 công ty này đã trốn thuế được tổng số tiền 67,9 tỷ USD trong 3 năm. Đối tượng phải chịu chi phí này, không ai khác chính là người dân đóng thuế của Mỹ và những doanh nghiệp nhỏ không có đủ khả năng lợi dụng những lỗ hổng trong luật thuế. Theo Citizens for Tax Justice, bình quân mỗi người dân đóng thuế ở Mỹ phải gánh trung bình 481 USD tiền thuế mà 30 công ty trên đã né tránh từ năm 2008-2010.
Dưới đây là 10 công ty trốn thuế nhiều nhất ở Mỹ mà tờ News Week đăng tải theo dữ liệu từ Citizens for Tax Justice:
1. General Electric
Theo nhận định của Citizens for Tax Justice, khi nói về trốn thuế, thì không doanh nghiệp nào điệu nghệ hơn tập đoàn công nghiệp General Electric (GE). Hồi năm 2011, báo New York Times cho biết, GE thuê hẳn 975 chuyên gia về thuế, trong đó có nhiều người từng làm trong Thuế vụ Mỹ (IRS) hoặc Bộ Tài chính nước này. Từ năm 2008-2010, GE chi 84 triệu USD để vận động hành lang Quốc hội. Số tiền này đã chứng tỏ là một khoản đầu tư không hề tồi: cho dù đạt lợi nhuận 10,5 tỷ USD tại Mỹ trong 3 năm, GE vẫn không phải đóng một đồng thuế nào cho liên bang và được hoàn thuế số tiền 4,7 tỷ USD. (Ảnh: AFP/Getty)
2. Wells Fargo
Kể từ khi được Chính phủ Mỹ cứu vào năm 2009 tới nay, Wells Fargo khá ăn nên làm ra. Trong 3 năm từ 2008-2010, ngân hàng này đạt tổng lợi nhuận 49 tỷ USD, nhưng vẫn được hoàn thuế 680 triệu USD. Trong thời gian 2008-2010, Wells Fargo vận động hành lang về thuế hết 11 triệu USD. Năm ngoái, thêm 7,8 triệu USD nữa được Wells Fargo chi ra cho hoạt động này. (Ảnh: AP)
3. Verizon
Hãng viễn thông khổng lồ này đã chi 52,2 triệu USD để vận động hành lang về thuế tại Quốc hội Mỹ trong 3 năm từ 2008-2010. Lợi ích thu về là không hề nhỏ. Trong 3 năm đó, Verizon đạt tổng lợi nhuận 32 tỷ USD, cộng thêm 950 triệu USD tiền hoàn thuế. Với thuế suất 35%, thì khoản hoàn thuế như vậy tương đương với một khoản trợ cấp 12 tỷ USD từ Chính phủ.
4. PG&E Corp
Công ty năng lượng PG&E thậm chí còn chi mạnh hơn “ông lớn” viễn thông Verizon nhằm trốn thuế. Trong 3 năm, công ty này bỏ ra 79 triệu USD để vận động các nghị sỹ và cũng nhận được kết quả không tồi. Số tiền hoàn thuế mà PG&E nhận được trong 3 năm là trên 1 tỷ USD, tương đương thuế suất âm 21% tính trên lợi nhuận 5 tỷ USD mà công ty thu được tại thị trường Mỹ.
5. Corning Inc.
Corning Inc là một công ty sản xuất kính công nghiệp và gạch ceramic. Trong 3 năm từ 2008-2010, Corning đạt lợi nhuận khoảng 2 tỷ USD, nhưng thuế suất thu nhập doanh nghiệp đánh vào khoản lợi nhuận này là âm 4%. Theo tính toánh của Citizens for Tax Justice, việc được hoàn thuế như vậy tương đương khoản trợ cấp 696 triệu USD. Corning đã chi 2,8 triệu USD để vận động hành lang thuế trong 3 năm. (Ảnh: AP)
6. Boeing
Nhà sản xuất máy bay khổng lồ Boeing hưởng thuế suất âm 1,8% đối với lợi nhuận 10 tỷ USD tại Mỹ trong 3 năm từ 2008-2010. Để “né” được thuế như vậy, Boeing đã chi 52 triệu USD để vận động hành lang. (Ảnh: AP)
7. Mattel
Các hãng sản xuất đồ chơi như Mattel cũng thành thạo các kỹ xảo trốn thuế không kém các tập đoàn lớn trong các lĩnh vực năng lượng và tài chính. Trong 3 năm, Mattel đạt lợi nhuận trên 1 tỷ USD, nhưng hưởng thuế suất âm 9%, cho dù chỉ phải chi có 800.000 USD để vận động hành lang. (Ảnh: AP)
8. Duke Energy
Lợi nhuận của hãng năng lượng Duke trong 3 năm từ 2008-2010 là 5,4 tỷ USD, nhưng công ty này còn được hoàn thuế thêm 216 triệu USD. Số tiền mà Duke dùng để vận động hành lang trong thời gian trên là 17,5 triệu USD. Ngoài ra, Duke cũng tận dụng tối đa các thiên đường thuế ở nước ngoài. Công ty này có tới 27 chi nhánh đặt tại các thiên đường thuế. (Ảnh: AP)
9. DuPont
Trong 3 năm, DuPont hưởng thuế suất âm 3,4%, tương đương số tiền hoàn thuế 72 triệu USD từ liên bang. Trong khoảng thời gian này, Dupont chi 13,8 triệu USD để vận động hành lang về thuế và có 12 chi nhánh đặt tại các thiên đường thuế ở nước ngoài. (Ảnh: Getty)
10. American Electric Power
Khoản tiền 28,2 triệu USD mà công ty điện lực American Electric Power chi ra để vận động hành lang thuế trong 3 năm đúng là một khoản đầu tư hợp lý. Thuế suất đánh vào lợi nhuận 5,9 tỷ USD của công ty trong khoảng thời gian này là âm 9,2%, tương đương với một khoản trợ cấp trị giá hơn 2,6 tỷ USD.