10 năm và vai trò cầu nối ngành bảo hiểm
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam sẽ thể hiện vai trò như thế nào, hỗ trợ các doanh nghiệp ra sao?
Từ khi thành lập năm 1999 với 10 doanh nghiệp, đến nay Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã hội tụ được 39 hội viên chính thức, 25 hội viên liên kết bao gồm tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, một số công ty môi giới, công ty tư vấn giám định bảo hiểm...
Với sự tham gia của đông đảo hội viên, trước sức ép hội nhập ngày càng lớn, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam sẽ thể hiện vai trò như thế nào, hỗ trợ các doanh nghiệp ra sao?
Chúng tôi đã phỏng vấn ông Phùng Đắc Lộc - Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
Trong 10 năm qua, vai trò cầu nối của Hiệp hội được thể hiện ra sao, thưa ông?
Có thể nói 10 năm qua ghi nhận sự trưởng thành, phát triển của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Hiệp hội Bảo hiểm là một trong những Hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề đầu tiên được phép thành lập.
Từ những bước đi ban đầu, Hiệp hội đã hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và điều lệ, là cầu nối giữa doanh nghiệp bảo hiểm với cơ quan quản lý nhà nước, với người tham gia bảo hiểm, góp phần ổn định phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ngày càng khẳng định uy tín, vai trò trên thị trường bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm thấy được lợi ích của mình khi tham gia Hiệp hội, 100% doanh nghiệp bảo hiểm có mặt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đều là hội viên Hiệp hội.
Đến nay đã có 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm là hội viên chính thức, 25 hội viên liên kết bao gồm các công ty môi giới bảo hiểm, các công ty tư vấn giám định bảo hiểm, các văn phòng đại diện bảo hiểm nước ngoài, các trường đào tạo đại học bảo hiểm.
Hiệp hội không chỉ là nơi cung cấp, cập nhật thông tin, đánh giá tổng hợp thị trường bảo hiểm Việt Nam, mà còn là nơi tham vấn ý kiến và các văn bản pháp quy, cơ chế chính sách, chế độ thủ tục hành chính liên quan đến các cơ quan soạn thảo văn bản.
Hiệp hội là nơi để các tổ chức kinh tế xã hội và khách hàng bảo hiểm trình bày những vướng mắc, những khiếu nại liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm và được giải quyết kịp thời thông qua đường dây nóng, email và thư tín gửi về Hiệp hội.
Vai trò của Hiệp hội đã được Bộ Tài chính ghi nhận là cầu nối giữa cơ quan quản lý với các doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời là cầu nối của khách hàng cũng như người có nhu cầu bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm.
Như ông nói, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam là cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước. Cụ thể Hiệp hội Bảo hiểm đã làm những gì, thưa ông?
Chúng tôi đã tích cực tham gia ý kiến các văn bản của Bộ Tài chính liên quan đến chế độ quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Hiệp hội đã tổ chức các đợt khảo sát, hội thảo, tổng hợp ý kiến xây dựng của các doanh nghiệp bảo hiểm vào dự thảo các văn bản hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và các thông tư hướng dẫn...
Còn về phía các hội viên, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã hỗ trợ trên những phương diện nào?
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam mang tiếng nói của các doanh nghiệp bảo hiểm phản ảnh những khó khăn vướng mắc trong cơ chế chính sách thủ tục tìm giải pháp tháo gỡ.
Trong thời gian qua, Hiệp hội đã kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước giải quyết một số sự việc cho thị trường bảo hiểm Việt Nam như không thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đại lý bảo hiểm (2003), không thu thuế giá trị gia tăng đối với tái bảo hiểm, bảo hiểm vận tải quốc tế, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm vào khu chế xuất (2004), ban hành thông tư hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm (2005), ban hành thông tư hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân đối với đại lý bảo hiểm (2009).
Hiệp hội đang kiến nghị với các cơ quan chức năng giải quyết một số vướng mắc trong cơ chế chính sách thủ tục: thuế nhà thầu với tái bảo hiểm ra nước ngoài, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bất cập giữa Luật Cạnh tranh và Luật Kinh doanh bảo hiểm, bất cập giữa thời gian cấp phép hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm với thời hạn của hợp đồng bảo hiểm...
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cùng doanh nghiệp bảo hiểm tư vấn, phản biện xây dựng các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc và tổ chức nhiều đợt khảo sát thực tế, hội thảo nhằm xây dựng chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự người vận tải hành khách hàng hoá dễ cháy dễ nổ thuỷ nội địa, đồng thời đóng góp ý kiến phản biện để xây dựng quy tắc điều khoản biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
Cạnh tranh vốn là đặc trưng của tất cả các thị trường. Tuy nhiên với những cạnh tranh không lành mạnh, vai trò của Hiệp hội ở đây là gì?
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam là ngôi nhà chung của các doanh nghiệp bảo hiểm vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển. Hiệp hội đã ban hành quy tắc ứng xử giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hội viên; ban hành bản thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá, tàu thuỷ, xe cơ giới, học sinh; ban hành quy chế xử lý của các doanh nghiệp bảo hiểm đối với đại lý bảo hiểm nhân thọ thuộc danh sách đen.
Đặc biệt, Hiệp hội đã đầu tư hệ thống phần mềm và máy chủ cập nhật danh sách đại lý bảo hiểm nhân thọ và đại lý thuộc danh sách đen để hạn chế cạnh tranh bằng cách tranh giành đại lý, sử dụng đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm cho hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên hoặc đại lý thuộc danh sách đen vi phạm đạo đức nghề nghiệp, Luật kinh doanh bảo hiểm và pháp luật khác.
Trong lĩnh vực bảo hiểm xây dựng lắp đặt, Hiệp hội đã ban hành mẫu đơn bảo hiểm chung, tạo điều kiện cho các chủ dự án, chủ thầu, nhà thầu, môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đấu thầu, tránh cạnh tranh không lành mạnh. Đối với bảo hiểm nhân thọ, Hiệp hội đã ban hành quy tắc điều khoản mẫu nhằm thống nhất sử dụng các điều khoản từ ngữ, thuật ngữ có cách hiểu chung thuận lợi cho khách hàng và trong việc phê duyệt sản phẩm.
Hiệp hội có các ban nghiệp vụ bán chuyên trách như Bảo hiểm tai nạn chăm sóc y tế con người, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm cháy nổ, quản lý đại lý, pháp chế... gồm trưởng các bộ phận của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Sáu tháng một lần các ban trên họp đánh giá phân tích thị trường và hoạt động bảo hiểm, đưa ra những khuyến nghị và chương trình hoạt động đề xuất với lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm (CEO) thống nhất cách giải quyết.
Với sự tham gia của đông đảo hội viên, trước sức ép hội nhập ngày càng lớn, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam sẽ thể hiện vai trò như thế nào, hỗ trợ các doanh nghiệp ra sao?
Chúng tôi đã phỏng vấn ông Phùng Đắc Lộc - Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
Trong 10 năm qua, vai trò cầu nối của Hiệp hội được thể hiện ra sao, thưa ông?
Có thể nói 10 năm qua ghi nhận sự trưởng thành, phát triển của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Hiệp hội Bảo hiểm là một trong những Hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề đầu tiên được phép thành lập.
Từ những bước đi ban đầu, Hiệp hội đã hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và điều lệ, là cầu nối giữa doanh nghiệp bảo hiểm với cơ quan quản lý nhà nước, với người tham gia bảo hiểm, góp phần ổn định phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ngày càng khẳng định uy tín, vai trò trên thị trường bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm thấy được lợi ích của mình khi tham gia Hiệp hội, 100% doanh nghiệp bảo hiểm có mặt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đều là hội viên Hiệp hội.
Đến nay đã có 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm là hội viên chính thức, 25 hội viên liên kết bao gồm các công ty môi giới bảo hiểm, các công ty tư vấn giám định bảo hiểm, các văn phòng đại diện bảo hiểm nước ngoài, các trường đào tạo đại học bảo hiểm.
Hiệp hội không chỉ là nơi cung cấp, cập nhật thông tin, đánh giá tổng hợp thị trường bảo hiểm Việt Nam, mà còn là nơi tham vấn ý kiến và các văn bản pháp quy, cơ chế chính sách, chế độ thủ tục hành chính liên quan đến các cơ quan soạn thảo văn bản.
Hiệp hội là nơi để các tổ chức kinh tế xã hội và khách hàng bảo hiểm trình bày những vướng mắc, những khiếu nại liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm và được giải quyết kịp thời thông qua đường dây nóng, email và thư tín gửi về Hiệp hội.
Vai trò của Hiệp hội đã được Bộ Tài chính ghi nhận là cầu nối giữa cơ quan quản lý với các doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời là cầu nối của khách hàng cũng như người có nhu cầu bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm.
Như ông nói, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam là cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước. Cụ thể Hiệp hội Bảo hiểm đã làm những gì, thưa ông?
Chúng tôi đã tích cực tham gia ý kiến các văn bản của Bộ Tài chính liên quan đến chế độ quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Hiệp hội đã tổ chức các đợt khảo sát, hội thảo, tổng hợp ý kiến xây dựng của các doanh nghiệp bảo hiểm vào dự thảo các văn bản hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và các thông tư hướng dẫn...
Còn về phía các hội viên, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã hỗ trợ trên những phương diện nào?
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam mang tiếng nói của các doanh nghiệp bảo hiểm phản ảnh những khó khăn vướng mắc trong cơ chế chính sách thủ tục tìm giải pháp tháo gỡ.
Trong thời gian qua, Hiệp hội đã kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước giải quyết một số sự việc cho thị trường bảo hiểm Việt Nam như không thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đại lý bảo hiểm (2003), không thu thuế giá trị gia tăng đối với tái bảo hiểm, bảo hiểm vận tải quốc tế, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm vào khu chế xuất (2004), ban hành thông tư hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm (2005), ban hành thông tư hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân đối với đại lý bảo hiểm (2009).
Hiệp hội đang kiến nghị với các cơ quan chức năng giải quyết một số vướng mắc trong cơ chế chính sách thủ tục: thuế nhà thầu với tái bảo hiểm ra nước ngoài, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bất cập giữa Luật Cạnh tranh và Luật Kinh doanh bảo hiểm, bất cập giữa thời gian cấp phép hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm với thời hạn của hợp đồng bảo hiểm...
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cùng doanh nghiệp bảo hiểm tư vấn, phản biện xây dựng các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc và tổ chức nhiều đợt khảo sát thực tế, hội thảo nhằm xây dựng chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự người vận tải hành khách hàng hoá dễ cháy dễ nổ thuỷ nội địa, đồng thời đóng góp ý kiến phản biện để xây dựng quy tắc điều khoản biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
Cạnh tranh vốn là đặc trưng của tất cả các thị trường. Tuy nhiên với những cạnh tranh không lành mạnh, vai trò của Hiệp hội ở đây là gì?
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam là ngôi nhà chung của các doanh nghiệp bảo hiểm vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển. Hiệp hội đã ban hành quy tắc ứng xử giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hội viên; ban hành bản thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá, tàu thuỷ, xe cơ giới, học sinh; ban hành quy chế xử lý của các doanh nghiệp bảo hiểm đối với đại lý bảo hiểm nhân thọ thuộc danh sách đen.
Đặc biệt, Hiệp hội đã đầu tư hệ thống phần mềm và máy chủ cập nhật danh sách đại lý bảo hiểm nhân thọ và đại lý thuộc danh sách đen để hạn chế cạnh tranh bằng cách tranh giành đại lý, sử dụng đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm cho hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên hoặc đại lý thuộc danh sách đen vi phạm đạo đức nghề nghiệp, Luật kinh doanh bảo hiểm và pháp luật khác.
Trong lĩnh vực bảo hiểm xây dựng lắp đặt, Hiệp hội đã ban hành mẫu đơn bảo hiểm chung, tạo điều kiện cho các chủ dự án, chủ thầu, nhà thầu, môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đấu thầu, tránh cạnh tranh không lành mạnh. Đối với bảo hiểm nhân thọ, Hiệp hội đã ban hành quy tắc điều khoản mẫu nhằm thống nhất sử dụng các điều khoản từ ngữ, thuật ngữ có cách hiểu chung thuận lợi cho khách hàng và trong việc phê duyệt sản phẩm.
Hiệp hội có các ban nghiệp vụ bán chuyên trách như Bảo hiểm tai nạn chăm sóc y tế con người, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm cháy nổ, quản lý đại lý, pháp chế... gồm trưởng các bộ phận của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Sáu tháng một lần các ban trên họp đánh giá phân tích thị trường và hoạt động bảo hiểm, đưa ra những khuyến nghị và chương trình hoạt động đề xuất với lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm (CEO) thống nhất cách giải quyết.