10 quốc gia tham nhũng ít nhất thế giới
Trong số 10 quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới, các nền kinh tế châu Âu vẫn chiếm ưu thế so với các khu vực khác
Báo cáo công bố cuối tuần trước của Tổ chức Minh bạch Quốc tế cho thấy, khủng hoảng nợ công tại khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) phản ánh sự yếu kém về quản lý tài chính, thiếu minh bạch và sử dụng sai mục đích tiền công quỹ.
Theo bảng xếp hạng về tham nhũng toàn cầu do tổ chức này vừa công bố, Italy và Hy Lạp là hai nước có chỉ số tham nhũng cao nhất trong số các quốc gia thuộc Eurozone.
Italy xếp thứ 69 và Hy Lạp đứng ở vị trí 80, tụt hạng so với bậc 67 và 78 trong bảng xếp hạng năm 2010. Lý do là hai nước này thiếu khả năng giải quyết hối lộ và trốn thuế, những yếu tố làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu.
Tuy nhiên, trên bảng 10 quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới, các nền kinh tế châu Âu vẫn chiếm ưu thế so với các khu vực khác. Điều đáng chú ý là một vài nước trong đó từng được coi là thiên đường thuế, nơi các nguồn tiền tham nhũng hay đổ về.
1. New Zealand
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, New Zealand xếp hạng nhất, với 9,5 điểm trên thang điểm 10. Mặc dù đứng đầu danh sách 182 quốc gia, song quốc gia này vẫn đang đối mặt với vấn nạn tham nhũng trong ngành cảnh sát.
2. Đan Mạch
Quốc gia châu Âu này xếp ngay vị trí thứ hai sau New Zealand, với 9,4 điểm. Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch nổi tiếng với chính sách không khoan nhượng. Cơ quan này kiên quyết chống nạn đút lót và tham nhũng trong tất cả thỏa thuận chính phủ cũng như các hợp đồng giữa các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ.
2. Phần Lan (đồng hạng)
Phần Lan cũng có cùng số điểm 9,4 như Đan Mạch. Quốc gia này trong năm đã xuất bản một cuốn sổ tay giải thích tham nhũng là gì và làm thế nào để ngăn chặn nó. Cuốn sách cũng phác họa những nét chính về luật pháp chống tham nhũng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Liên minh châu Âu, Phần Lan.
3. Thụy Điển
Thụy Điển đứng thứ 4 trong số 182 quốc gia được Tổ chức Minh bạch Thế giới xếp hạng, với 9,3 điểm trên thang điểm 10. Thụy Điển có luật về quyền được tiếp cận thông tin, và điều này giúp hiện thực hóa sự minh bạch trong xã hội.
4. Singapore
Với 9,2 điểm, Singapore được xếp thứ 5 trong tổng số 182 quốc gia. Hệ thống tư pháp Singapore đã áp dụng những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với những kẻ phạm tội tham nhũng, đồng thời ngăn ngừa và răn đe những kẻ rắp tâm tham nhũng.
5. Nauy
Nauy đứng thứ 6 với 9 điểm. Từ năm 2008, Nauy đã đưa vào thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn đường dịch chuyển của những khoản tiền tham nhũng đi và đến các thiên đường thuế.
6. Hà Lan
Hà Lan được 8,9 điểm và đứng thứ 6 trong danh sách. Các công ty Hà Lan đứng đầu bảng trong xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Thế giới về ít đưa hối lộ nhất.
7. Thụy Sỹ
Ngay sau Hà Lan là Thụy Sỹ, với 8,8 điểm. Quốc gia này từng được coi là trung tâm của các vụ chuyển nhận tiền bất hợp pháp, nhưng nay lại là nơi đi đầu về chống đút lót. Năm 2003, Thụy Sỹ đã coi đút lót là hành vi trái phép.
7. Australia (đồng hạng)
Australia có số điểm là 8,8, tương đương với Thụy Sỹ. Theo báo cáo hồi tháng 10 của Cơ quan điều tra chống tham nhũng (ICAC) của Australia điều tra 88 hội đồng thành phố và 22 cơ quan trực thuộc chính phủ, các quan chức trong ngành dịch vụ nước này thừa nhận iPhone, rượu quý… thường được dùng làm những món quà hối lộ.
8. Canada
Nằm cuối cùng trong top 10 quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới là Canada với 8,7 điểm. Quốc gia này cũng nằm trong số các nước ít có hiện tượng đút lót.
Theo bảng xếp hạng về tham nhũng toàn cầu do tổ chức này vừa công bố, Italy và Hy Lạp là hai nước có chỉ số tham nhũng cao nhất trong số các quốc gia thuộc Eurozone.
Italy xếp thứ 69 và Hy Lạp đứng ở vị trí 80, tụt hạng so với bậc 67 và 78 trong bảng xếp hạng năm 2010. Lý do là hai nước này thiếu khả năng giải quyết hối lộ và trốn thuế, những yếu tố làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu.
Tuy nhiên, trên bảng 10 quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới, các nền kinh tế châu Âu vẫn chiếm ưu thế so với các khu vực khác. Điều đáng chú ý là một vài nước trong đó từng được coi là thiên đường thuế, nơi các nguồn tiền tham nhũng hay đổ về.
1. New Zealand
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, New Zealand xếp hạng nhất, với 9,5 điểm trên thang điểm 10. Mặc dù đứng đầu danh sách 182 quốc gia, song quốc gia này vẫn đang đối mặt với vấn nạn tham nhũng trong ngành cảnh sát.
2. Đan Mạch
Quốc gia châu Âu này xếp ngay vị trí thứ hai sau New Zealand, với 9,4 điểm. Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch nổi tiếng với chính sách không khoan nhượng. Cơ quan này kiên quyết chống nạn đút lót và tham nhũng trong tất cả thỏa thuận chính phủ cũng như các hợp đồng giữa các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ.
2. Phần Lan (đồng hạng)
Phần Lan cũng có cùng số điểm 9,4 như Đan Mạch. Quốc gia này trong năm đã xuất bản một cuốn sổ tay giải thích tham nhũng là gì và làm thế nào để ngăn chặn nó. Cuốn sách cũng phác họa những nét chính về luật pháp chống tham nhũng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Liên minh châu Âu, Phần Lan.
3. Thụy Điển
Thụy Điển đứng thứ 4 trong số 182 quốc gia được Tổ chức Minh bạch Thế giới xếp hạng, với 9,3 điểm trên thang điểm 10. Thụy Điển có luật về quyền được tiếp cận thông tin, và điều này giúp hiện thực hóa sự minh bạch trong xã hội.
4. Singapore
Với 9,2 điểm, Singapore được xếp thứ 5 trong tổng số 182 quốc gia. Hệ thống tư pháp Singapore đã áp dụng những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với những kẻ phạm tội tham nhũng, đồng thời ngăn ngừa và răn đe những kẻ rắp tâm tham nhũng.
5. Nauy
Nauy đứng thứ 6 với 9 điểm. Từ năm 2008, Nauy đã đưa vào thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn đường dịch chuyển của những khoản tiền tham nhũng đi và đến các thiên đường thuế.
6. Hà Lan
Hà Lan được 8,9 điểm và đứng thứ 6 trong danh sách. Các công ty Hà Lan đứng đầu bảng trong xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Thế giới về ít đưa hối lộ nhất.
7. Thụy Sỹ
Ngay sau Hà Lan là Thụy Sỹ, với 8,8 điểm. Quốc gia này từng được coi là trung tâm của các vụ chuyển nhận tiền bất hợp pháp, nhưng nay lại là nơi đi đầu về chống đút lót. Năm 2003, Thụy Sỹ đã coi đút lót là hành vi trái phép.
7. Australia (đồng hạng)
Australia có số điểm là 8,8, tương đương với Thụy Sỹ. Theo báo cáo hồi tháng 10 của Cơ quan điều tra chống tham nhũng (ICAC) của Australia điều tra 88 hội đồng thành phố và 22 cơ quan trực thuộc chính phủ, các quan chức trong ngành dịch vụ nước này thừa nhận iPhone, rượu quý… thường được dùng làm những món quà hối lộ.
8. Canada
Nằm cuối cùng trong top 10 quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới là Canada với 8,7 điểm. Quốc gia này cũng nằm trong số các nước ít có hiện tượng đút lót.