10 thói quen “vung” tiền của người Mỹ
Có những thói quen tiêu dùng hàng ngày gây lãng phí không ít cho người Mỹ, nhưng không phải ai cũng nhận thức ra
Có những thói quen tiêu dùng hàng ngày gây lãng phí không ít cho người Mỹ, nhưng không phải ai cũng nhận thức ra.
Trang CNNMoney đã chỉ ra 10 thói quen khiến người tiêu dùng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới mất tiền vô bổ, như mua xổ số tìm kiếm vận may cho dù khả năng trúng rất thấp, hay thói quen ngày nào cũng ra tiệm ăn uống, mua thẻ tập thể hình rồi không sử dụng...
1. Rút tiền trên máy ATM của ngân hàng khác
Ở Mỹ, dùng thẻ rút tiền của ngân hàng này trên máy ATM của ngân hàng khác có thể khiến người tiêu dùng mất tới 5 USD mỗi lần rút. Ông Gary Thurber, Phó giám đốc quan hệ công chúng tại công ty tư vấn dịch vụ tín dụng Consumer Credit Counseling Service cho biết.
Nhiều khách hàng của ông thực hiện 5-10 lần rút tiền kiểu này từ ATM mỗi tháng, đưa số tiền họ chịu thiệt mỗi năm có thể lên tới 500 USD. Số tiền này có thể đủ cho hơn 12 lần đổ đầy xăng xe.
2. Mua xổ số
Trúng số không dễ, nhưng điều này không ngăn cản dân Mỹ chi tiền tìm kiếm vận may. Theo Hiệp hội Xổ số Mỹ, năm ngoái, người tiêu dùng nước này đã mua lượng vé số trị giá trên 70 tỷ USD.
Trong khi đó, số tiền mà các công ty xổ số trao giải là 38 tỷ USD. Theo ông Thurber, hầu hết khách hàng của ông chi 10-20 USD mỗi tuần mua vé số, tương đương 520-1.040 USD/năm.
3. Uống cà phê ngoài tiệm
Thống kê của trang Mint.com cho thấy, người Mỹ chi bình quân 8,43 USD mỗi lần uống cà phê ở tiệm. Bình quân, mỗi người dân nước này uống cà phê ở tiệm 46 lần/năm, nâng số tiền phải chi lên 385,97 USD.
Đối với những người ngày nào cũng uống cà phê tiệm, mỗi năm họ phải bỏ ra lên tới hàng nghìn USD. Theo ông Thurber, ông có những khách hàng ngày làm việc nào cũng mất 4 USD uống cà phê sáng ngoài hàng, mất khoảng 80 USD/tháng, gần 1.000 USD/năm.
4. Hút thuốc lá
Thuốc lá không chỉ có khả năng gây ung thư phổi, mà còn gây bệnh “viêm màng túi”. Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật của Mỹ cho hay, mỗi năm người Mỹ chi 80 tỷ USD để hút thuốc.
Nhiều khách hàng của ông Thurber mất 70 USD mỗi tuần cho thuốc lá, tương đương 280 USD/tháng.
5. Mua sắm trên truyền hình
Những lời “đường mật” của các chương trình giới thiệu trên truyền hình, chẳng hạn giảm giá, tặng thêm hàng… khiến không ít người Mỹ “đốt tiền”. Số liệu của Hiệp hội Bán lẻ điện tử Mỹ, lĩnh vực bán hàng qua các chương trình quảng cáo truyền hình ở nước này thu về khoảng 400 tỷ USD mỗi năm.
Tuy nhiên, nhiều mặt hàng được mua về từ các chương trình này không được sử dụng. Ông Thurber tiết lộ, một số lượng không nhỏ khách hàng của ông chi khoảng 200 USD mỗi tháng cho loại hình mua sắm này, chỉ để rồi hàng mua về bị bỏ xó.
6. Thực phẩm “hiệu”
Nhiều loại thực phẩm nhãn hiệu cao cấp có giá cao hơn hẳn so với những sản phẩm với thành phần tương tự. Chẳng hạn, tại một hiệu thực phẩm ở New York một hộp ngũ cốc ăn sáng hiệu Rice Krispies nặng 9 ounce có giá 4,79 USD, trong khi một hộp ngũ cốc nặng 12 ounce của một nhãn hiệu “bình dân” có giá chỉ 1,99 USD.
Các nhà tư vấn tài chính gia đình ước tính, những mặt hàng thực phẩm cao cấp thường có giá cao hơn từ 5-10% so với các sản phẩm bình thường. Nếu dùng hàng thường, mỗi gia đình Mỹ có thể tiết kiệm 50-75 USD mỗi tháng trên tổng số tiền chi cho thực phẩm 500-600 USD.
7. Ăn tiệm
Theo số liệu của Mint.com, năm ngoái, người tiêu dùng Mỹ chi trung bình 28,47 USD cho mỗi bữa ăn tiệm và đi ăn tiệm 82 lần. Như vậy, số tiền chi cho việc ăn uống ở nhà hàng bình quân cho mỗi người Mỹ năm 2010 là 2.341 USD. Đi bar và dùng đồ uống có cồn thậm chí còn ngốn tiền hơn.
Trung bình, người Mỹ mất 42,27 USD cho mỗi lần đi bar trong năm ngoái.
Ông Tom Orecchio thuộc công ty tư vấn quản lý tài sản Modera Wealth Management kể chuyện, một khách hàng của ông trước kia thường gọi bữa trưa mang tới văn phòng, mất 10-15 USD/bữa. Về sau, người khách hàng này chuyển sang mang bữa trưa từ nhà đi, và tiết kiệm hơn 2.500 USD/năm.
8. Lãng phí thẻ tập thể hình
Muốn sở hữu thân hình lý tưởng, nhiều người Mỹ mua thẻ tập ở các phòng tập thể hình, nhưng lại chẳng mấy khi sử dụng, lãng phí hàng trăm USD mỗi năm, thậm chí là mỗi tháng. Sẽ kinh tế hơn nhiều nếu một người mua một chiếc xe đạp tập về dùng ngay tại nhà, thay vì chi mỗi tháng 75 USD để mua thẻ tập mà không dùng đến.
9. Mua hàng “giá rẻ mỗi ngày” trên Internet
Dịch vụ mỗi ngày giảm giá một sản phẩm giờ nhan nhản trên các website bán hàng trực tuyến của Mỹ. Với dịch vụ này, người tiêu dùng muốn được hưởng mức giảm giá hấp dẫn phải đặt mua hàng ngay.
Tuy nhiên, sau phút “bốc đồng”, không ít người tiêu dùng đã không còn hứng thú với sản phẩm mà họ vừa đặt mua, chấp nhận bán lại phiếu mua hàng giảm giá đó với giá “bèo”.
Trang Lifesta, một trang chuyên mua lại những phiếu mua hàng giảm giá này, ước tính có khoảng 20% số phiếu mua hàng như vậy không được người mua sử dụng, gây khoản lãng phí 532 triệu USD/năm. Mức thiệt hại này được tính toán dựa trên dự báo của công ty Local Offer Network cho rằng, dịch vụ mỗi ngày giảm giá một sản phẩm tại Mỹ sẽ tăng trưởng 138% và đạt doanh thu 2,66 tỷ USD trong năm 2011.
10. Dịch vụ truyền hình cáp và điện thoại trọn gói
Sử dụng dịch vụ truyền hình cáp và điện thoại trọn gói không phải lúc nào cũng là kinh tế, nếu người tiêu dùng không sử dụng hết mọi dịch vụ trong gói cước. Ít ai có thể xem hết 500 kênh truyền hình trong một gói cước, hay nhắn tin không giới hạn trên điện thoại di động.
Tuy nhiên, sức hấp dẫn của những lời mời chào như giảm giá trong năm đầu tiên… luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng. Theo chuyên gia Orecchio, nhiều người trả tiền cho gói cước 500 kênh truyền hình, nhưng chỉ xem có 10 kênh, hoặc trả 100 USD cho gói cước “tiết kiệm” trên điện thoại di động, nhưng thực tế chỉ dùng hết 50 USD.
Trang CNNMoney đã chỉ ra 10 thói quen khiến người tiêu dùng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới mất tiền vô bổ, như mua xổ số tìm kiếm vận may cho dù khả năng trúng rất thấp, hay thói quen ngày nào cũng ra tiệm ăn uống, mua thẻ tập thể hình rồi không sử dụng...
1. Rút tiền trên máy ATM của ngân hàng khác
Ở Mỹ, dùng thẻ rút tiền của ngân hàng này trên máy ATM của ngân hàng khác có thể khiến người tiêu dùng mất tới 5 USD mỗi lần rút. Ông Gary Thurber, Phó giám đốc quan hệ công chúng tại công ty tư vấn dịch vụ tín dụng Consumer Credit Counseling Service cho biết.
Nhiều khách hàng của ông thực hiện 5-10 lần rút tiền kiểu này từ ATM mỗi tháng, đưa số tiền họ chịu thiệt mỗi năm có thể lên tới 500 USD. Số tiền này có thể đủ cho hơn 12 lần đổ đầy xăng xe.
2. Mua xổ số
Trúng số không dễ, nhưng điều này không ngăn cản dân Mỹ chi tiền tìm kiếm vận may. Theo Hiệp hội Xổ số Mỹ, năm ngoái, người tiêu dùng nước này đã mua lượng vé số trị giá trên 70 tỷ USD.
Trong khi đó, số tiền mà các công ty xổ số trao giải là 38 tỷ USD. Theo ông Thurber, hầu hết khách hàng của ông chi 10-20 USD mỗi tuần mua vé số, tương đương 520-1.040 USD/năm.
3. Uống cà phê ngoài tiệm
Thống kê của trang Mint.com cho thấy, người Mỹ chi bình quân 8,43 USD mỗi lần uống cà phê ở tiệm. Bình quân, mỗi người dân nước này uống cà phê ở tiệm 46 lần/năm, nâng số tiền phải chi lên 385,97 USD.
Đối với những người ngày nào cũng uống cà phê tiệm, mỗi năm họ phải bỏ ra lên tới hàng nghìn USD. Theo ông Thurber, ông có những khách hàng ngày làm việc nào cũng mất 4 USD uống cà phê sáng ngoài hàng, mất khoảng 80 USD/tháng, gần 1.000 USD/năm.
4. Hút thuốc lá
Thuốc lá không chỉ có khả năng gây ung thư phổi, mà còn gây bệnh “viêm màng túi”. Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật của Mỹ cho hay, mỗi năm người Mỹ chi 80 tỷ USD để hút thuốc.
Nhiều khách hàng của ông Thurber mất 70 USD mỗi tuần cho thuốc lá, tương đương 280 USD/tháng.
5. Mua sắm trên truyền hình
Những lời “đường mật” của các chương trình giới thiệu trên truyền hình, chẳng hạn giảm giá, tặng thêm hàng… khiến không ít người Mỹ “đốt tiền”. Số liệu của Hiệp hội Bán lẻ điện tử Mỹ, lĩnh vực bán hàng qua các chương trình quảng cáo truyền hình ở nước này thu về khoảng 400 tỷ USD mỗi năm.
Tuy nhiên, nhiều mặt hàng được mua về từ các chương trình này không được sử dụng. Ông Thurber tiết lộ, một số lượng không nhỏ khách hàng của ông chi khoảng 200 USD mỗi tháng cho loại hình mua sắm này, chỉ để rồi hàng mua về bị bỏ xó.
6. Thực phẩm “hiệu”
Nhiều loại thực phẩm nhãn hiệu cao cấp có giá cao hơn hẳn so với những sản phẩm với thành phần tương tự. Chẳng hạn, tại một hiệu thực phẩm ở New York một hộp ngũ cốc ăn sáng hiệu Rice Krispies nặng 9 ounce có giá 4,79 USD, trong khi một hộp ngũ cốc nặng 12 ounce của một nhãn hiệu “bình dân” có giá chỉ 1,99 USD.
Các nhà tư vấn tài chính gia đình ước tính, những mặt hàng thực phẩm cao cấp thường có giá cao hơn từ 5-10% so với các sản phẩm bình thường. Nếu dùng hàng thường, mỗi gia đình Mỹ có thể tiết kiệm 50-75 USD mỗi tháng trên tổng số tiền chi cho thực phẩm 500-600 USD.
7. Ăn tiệm
Theo số liệu của Mint.com, năm ngoái, người tiêu dùng Mỹ chi trung bình 28,47 USD cho mỗi bữa ăn tiệm và đi ăn tiệm 82 lần. Như vậy, số tiền chi cho việc ăn uống ở nhà hàng bình quân cho mỗi người Mỹ năm 2010 là 2.341 USD. Đi bar và dùng đồ uống có cồn thậm chí còn ngốn tiền hơn.
Trung bình, người Mỹ mất 42,27 USD cho mỗi lần đi bar trong năm ngoái.
Ông Tom Orecchio thuộc công ty tư vấn quản lý tài sản Modera Wealth Management kể chuyện, một khách hàng của ông trước kia thường gọi bữa trưa mang tới văn phòng, mất 10-15 USD/bữa. Về sau, người khách hàng này chuyển sang mang bữa trưa từ nhà đi, và tiết kiệm hơn 2.500 USD/năm.
8. Lãng phí thẻ tập thể hình
Muốn sở hữu thân hình lý tưởng, nhiều người Mỹ mua thẻ tập ở các phòng tập thể hình, nhưng lại chẳng mấy khi sử dụng, lãng phí hàng trăm USD mỗi năm, thậm chí là mỗi tháng. Sẽ kinh tế hơn nhiều nếu một người mua một chiếc xe đạp tập về dùng ngay tại nhà, thay vì chi mỗi tháng 75 USD để mua thẻ tập mà không dùng đến.
9. Mua hàng “giá rẻ mỗi ngày” trên Internet
Dịch vụ mỗi ngày giảm giá một sản phẩm giờ nhan nhản trên các website bán hàng trực tuyến của Mỹ. Với dịch vụ này, người tiêu dùng muốn được hưởng mức giảm giá hấp dẫn phải đặt mua hàng ngay.
Tuy nhiên, sau phút “bốc đồng”, không ít người tiêu dùng đã không còn hứng thú với sản phẩm mà họ vừa đặt mua, chấp nhận bán lại phiếu mua hàng giảm giá đó với giá “bèo”.
Trang Lifesta, một trang chuyên mua lại những phiếu mua hàng giảm giá này, ước tính có khoảng 20% số phiếu mua hàng như vậy không được người mua sử dụng, gây khoản lãng phí 532 triệu USD/năm. Mức thiệt hại này được tính toán dựa trên dự báo của công ty Local Offer Network cho rằng, dịch vụ mỗi ngày giảm giá một sản phẩm tại Mỹ sẽ tăng trưởng 138% và đạt doanh thu 2,66 tỷ USD trong năm 2011.
10. Dịch vụ truyền hình cáp và điện thoại trọn gói
Sử dụng dịch vụ truyền hình cáp và điện thoại trọn gói không phải lúc nào cũng là kinh tế, nếu người tiêu dùng không sử dụng hết mọi dịch vụ trong gói cước. Ít ai có thể xem hết 500 kênh truyền hình trong một gói cước, hay nhắn tin không giới hạn trên điện thoại di động.
Tuy nhiên, sức hấp dẫn của những lời mời chào như giảm giá trong năm đầu tiên… luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng. Theo chuyên gia Orecchio, nhiều người trả tiền cho gói cước 500 kênh truyền hình, nhưng chỉ xem có 10 kênh, hoặc trả 100 USD cho gói cước “tiết kiệm” trên điện thoại di động, nhưng thực tế chỉ dùng hết 50 USD.