10 thương vụ “đỉnh” nhất năm 2009
Trong số 10 thương vụ kinh doanh xuất sắc nhất năm 2009, có tới hai thương vụ của nhà đầu tư huyền thoại Buffett
Trong số 10 thương vụ kinh doanh mà tạp chí Time của Mỹ bình chọn xuất sắc nhất năm 2009, có tới hai thương vụ của nhà đầu tư huyền thoại Buffett.
Dưới đây là danh sách 10 thương vụ này:
1. Buffett mua cổ phần trong Goldman Sachs
Vào ngày 24/9/2008, giữa lúc cả thế giới tài chính đang trong cơn hoảng loạn, tỷ phú Warren Buffett đã đạt thỏa thuận với Goldman về việc mua lại cổ phần của ngân hàng này (Time giải thích, thương vụ này bắt đầu từ năm 2008, nhưng việc thanh toán được hoàn tất vào năm 2009 nên được tính là một thương vụ của năm 2009). Tập đoàn Berkshire Hathaway của Buffett trả 5 tỷ USD để mua cổ phiếu ưu đãi của Goldman với lợi tức hàng năm 10%, cộng thêm số chứng quyền để mua 43,5 triệu cổ phiếu cổ thông của Goldman với giá 115 USD/cổ phiếu.
Một năm sau đó, nếu bán đi, thì riêng lượng chứng quyền trên đã có thể đem về cho Buffett, người giàu thứ nhì thế giới hiện nay, 3 tỷ USD lợi nhuận. Tuy nhiên, Buffett vẫn giữ số chứng quyền này vì tin rằng giá cổ phiếu của Goldman sẽ còn tăng cao hơn trước khi chứng quyền hết hạn vào năm 2012.
Một thương vụ tương tự giữa Berkshire và tập đoàn General Electric (GE) tuy không thành công rực rỡ như vụ mua lại cổ phần của Goldman, nhưng vẫn đem lại lợi nhuận tương đối cho Buffett. Với chiến lược mua vào khi tất cả đang bán ra, và giành được những điều khoản có lợi hơn nhiều so với thỏa thuận giữa Bộ Tài chính Mỹ với các ngân hàng đầu tư khác trong kế hoạch giải cứu, “nhà tiên tri của Omaha” lại một lần nữa thắng lớn.
2. Quyết định đứng ngoài khôn ngoan của JPMorgan Chase
Trong thời kỳ bùng nổ của hoạt động chứng khoán hóa, trong đó các khoản nợ địa ốc được tập hợp lại và sử dụng làm tài sản thế chấp cho các nghĩa vụ nợ có đảm bảo (CDO) được phát hành ra thị trường, vào các năm 2005-2006, JPMorgan Chase đã quyết định đứng bên lề cuộc chơi đầy may rủi này giữa lúc các đối thủ như Citigroup, Merill Lynch và UBS miệt mài tham gia.
Theo một cuốn sách kể lại, mặc dù là một trong những “tác giả” của CDO, nhưng bộ phận nghiệp vụ phái sinh của JPMorgan cho rằng, mức độ rủi ro của sản phẩm này là quá cao. Giám đốc điều hành (CEO) Jamie Dimon nhất trí với quan điểm này.
Sự thận trọng như vậy đã khiến JPMorgan chịu thua về lợi nhuận so với các đối thủ khác trong thời kỳ bong bóng, nhưng đã đem tới “mùa vàng” cho ngân hàng này trong năm nay. Trong 3 quý đầu năm 2009, JPMorgan đạt lợi nhuận 8,5 tỷ USD giữa lúc hầu hết các đối thủ khác đang còn chật vật vì khủng hoảng.
Ông Jamie Dimon, Giám đốc điều hành JPMorgan Chase - Ảnh: Reuters.
3. BB&T thành ngân hàng lớn thứ 8 ở Mỹ nhờ mua Colonial
Sau nhiều thập kỷ bị che phủ bởi cái bóng của những “đại gia” ở bang Bắc Carolina như Bank of America (BofA) và Wachovia, ngân hàng Branch Banking & Trust (BB&T) đã nổi lên thành nhà băng thành công nhất của tiểu bang này trong năm 2009. Wachovia đã bị đối thủ Wells Fargo thâu tóm vào năm ngoái, còn BofA còn đang phải giải quyết những rắc rối do tự “mua dây buộc mình” khi thâu tóm Merrill Lynch.
Trong khi đó, BB&T vẫn ăn nên làm ra và phát triển lớn mạnh hơn trước rất nhiều nhờ tiếp quản lại toàn bộ số tài khoản tiền gửi và mua lại các chi nhánh của ngân hàng Colonial Bank - ngân hàng lớn nhất đổ vỡ trong năm 2009 tính tới thời điểm này. Hiện BB&T là ngân hàng lớn thứ 8 ở Mỹ xét về giá trị tài sản, đồng thời ở trong tình trạng sức khỏe tài chính tốt hơn hầu hết mọi đối thủ.
Hiện BB&T là ngân hàng lớn thứ 8 ở Mỹ xét về giá trị tài sản - Ảnh: Getty Images.
4. Mua Burlington, vụ đầu tư lịch sử của Buffett
Lại là một thương vụ nữa của tỷ phú Warren Buffett. Lần đầu tiên Tập đoàn Berkshire của nhà đầu tư huyền thoại mua cổ phần trong Burlington - công ty vận hành đường sắt lớn nhất nước Mỹ - diễn ra vào năm 2007. Tới tháng 11 vừa qua, Berkshire tuyên bố mua thêm 77% cổ phần của Burlington với giá 26,3 tỷ USD. Đây là thương vụ lớn nhất mà Buffett từng thực hiện.
Ngoài ra, đây được xem là một vụ mua lại kinh điển kiểu Buffett: nghe qua thì không hấp dẫn, nhưng lợi nhuận thu lại thì rất đều. Ngoài ra, vụ mua lại Burlington cũng thu nạp cho Berkshire một gương mặt triển vọng: CEO của Burlington là Matthew K. Rose mới có 50 tuổi và có đủ năng lực để trở thành một ứng cử viên cho ghế CEO của Berkshire một khi Buffett về hưu.
Đáng chú ý nữa, thương vụ này cho thấy, từ chỗ là một quỹ đầu tư rót vốn vào một số ít lĩnh vực kinh doanh, Berkshire đã trở thành một tập đoàn khổng lồ với sự đặt cược lớn vào tương lai của lĩnh vực công nghiệp của nước Mỹ.
Tỷ phú Warren Buffett - Ảnh: Reuters.
5. Khoản vay 23,6 tỷ USD của Ford
Không lâu sau khi được bổ nhiệm vào ghế CEO của hãng xe Ford vào năm 2006, Alan Mulally đã hỏi vay các ngân hàng lớn của Mỹ một khoản lớn. Khi đó, Mulally lý giải, số tiền vay này sẽ là “tấm đệm để bảo vệ Ford trong trường hợp xảy ra suy thoái hoặc có sự cố bất ngờ”.
Và khoản vay này trên thực tế đã tạo ra sự khác biệt giữa Ford và các đối thủ khác trong lần khủng hoảng này. Giữa lúc các đối thủ GM và Chrysler vật vã gõ cửa Washington để xin cứu trợ và rốt cục phải nhường quyền kiểm soát cho Chính phủ Mỹ để đổi lấy sự giải cứu, thì Ford vẫn ung dung tồn tại độc lập. Kết quả, Ford đã vươn lên thành hãng xe mạnh nhất trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ và đã bất ngờ báo lãi trong quý 3 vừa qua.
Ford đã vươn lên thành hãng xe mạnh nhất trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ - Ảnh: AP.
6. BlackRock mua Barclays Global Investors
Cuộc khủng hoảng tài chính đã mở ra hàng loạt cơ hội “lên đời” cho Larry Fink, CEO của BlackRock, nhà đầu tư trái phiếu luôn biết mình đang làm gì. Trong thời gian khủng hoảng, BlackRock đã được Chính phủ Mỹ dành cho những hợp đồng béo bở như quản lý tài sản xấu của ngân hàng đầu tư sụp đổ Bear Stearn và hãng bảo hiểm suýt đổ vỡ AIG, đánh giá danh mục đầu tư của hai tập đoàn tài chính địa ốc Fannie Mae và Freddie Mac...
Năm 2009, BlackRock đã có được cơi hội để trở thành tập đoàn quản lý tài sản lớn nhất thế giới khi ngân hàng Barclays của Anh rao bán Barclays Global Investors để huy động vốn. BlackRock ngay lập tức chớp lấy cơ hội mua lại có một không hai này. Và chỉ 21 năm sau khi được Fink thành lập, BlackRock đã đứng trên mọi đối thủ khác ở mảng quản lý tài sản trên toàn cầu.
Lãnh đạo của BlackRock - Ảnh: Bloomberg.
7. HP thoát lỗ nhờ mua EDS
Năm nay chứng kiến những vụ sáp nhập lớn trong làng công nghệ, như vụ Oracle mua Sun Microsystems, Dell mua Perot Systems, Xerox mua Affiliated Computer Services, và HP mua 3Com.
Tuy nhiên, tới thời điểm này, những thương vụ trên chưa thể khẳng định điều gì về vấn đề lợi nhuận. Trong khi đó, vụ HP mua EDS từ năm 2008 đã giúp HP trở thành một đối thủ cạnh tranh ngang tầm với IBM. Nhờ lợi nhuận lớn từ EDS mà HP vượt qua được những khó khăn trong năm 2009 và không rơi vào thua lỗ.
Trụ sở của HP ở Mỹ - Ảnh: Reuters.
8. Google mua AdMob
Giống như các đối thủ, Google đang tìm cách thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực quảng cáo trên điện thoại di động. Đó là lý do Google tung 750 triệu USD để mua AdMob, công ty đi tiên phong trong việc đưa quảng cáo vào các ứng dụng trên chiếc điện thoại iPhone của Apple. “Quả táo” được cho là cũng có ý định mua lại AdMob nhưng chậm chân hơn Google.
AdMob được Omar Hamoui thành lập cách đây 3 năm khi còn đang theo học lấy bằng MBA tại Đại học Pennsylvania.
Google tung 750 triệu USD để mua AdMob - Ảnh: Reuters.
9. Time Warner chia tay AOL
Còn quá sớm để khẳng định việc “ly dị” AOL là một chiến lược khôn ngoan của Time Warner. Tuy nhiên, nếu xét tới việc vụ sáp nhập giữa Time Warner và AOL vào năm 2001 có thể bị xem là thương vụ tệ nhất trong lịch sử, thì vụ chia tay này cũng là việc nên làm.
10. Vụ IPO của Mead Johnson
Đầu năm nay, không ai nghĩ năm 2009 lại là một năm tốt đối với hoạt động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Tuy nhiên, thực tế diễn ra đã ngược lại. Thêm vào đó, vụ IPO đầu tiên của năm, vụ IPO của Mead Johnson, có lẽ là vụ phát hành cổ phiếu lần đầu thành công nhất năm nay.
Được thành lập vào năm 1905, Mead Johnson luôn đem lại lợi nhuận ổn định cho những nhà đầu tư thận trọng và kỹ tính. Sự phát triển mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu trên toàn cầu cũng hứa hẹn một thị trường đầy lợi nhuận cho các sản phẩm dinh dưỡng của Mead Johnson. Tới cuối tháng 11 vừa qua, giá cổ phiếu của Mead Johnson đã tăng khoảng 90% so với giá chào sàn 24 USD/cổ phiếu ở thời điểm IPO.
11/2/2009 là ngày Mead Johnson niêm yết cổ phiếu trên sàn New York - Ảnh: AP.
(Theo Time)
Dưới đây là danh sách 10 thương vụ này:
1. Buffett mua cổ phần trong Goldman Sachs
Vào ngày 24/9/2008, giữa lúc cả thế giới tài chính đang trong cơn hoảng loạn, tỷ phú Warren Buffett đã đạt thỏa thuận với Goldman về việc mua lại cổ phần của ngân hàng này (Time giải thích, thương vụ này bắt đầu từ năm 2008, nhưng việc thanh toán được hoàn tất vào năm 2009 nên được tính là một thương vụ của năm 2009). Tập đoàn Berkshire Hathaway của Buffett trả 5 tỷ USD để mua cổ phiếu ưu đãi của Goldman với lợi tức hàng năm 10%, cộng thêm số chứng quyền để mua 43,5 triệu cổ phiếu cổ thông của Goldman với giá 115 USD/cổ phiếu.
Một năm sau đó, nếu bán đi, thì riêng lượng chứng quyền trên đã có thể đem về cho Buffett, người giàu thứ nhì thế giới hiện nay, 3 tỷ USD lợi nhuận. Tuy nhiên, Buffett vẫn giữ số chứng quyền này vì tin rằng giá cổ phiếu của Goldman sẽ còn tăng cao hơn trước khi chứng quyền hết hạn vào năm 2012.
Một thương vụ tương tự giữa Berkshire và tập đoàn General Electric (GE) tuy không thành công rực rỡ như vụ mua lại cổ phần của Goldman, nhưng vẫn đem lại lợi nhuận tương đối cho Buffett. Với chiến lược mua vào khi tất cả đang bán ra, và giành được những điều khoản có lợi hơn nhiều so với thỏa thuận giữa Bộ Tài chính Mỹ với các ngân hàng đầu tư khác trong kế hoạch giải cứu, “nhà tiên tri của Omaha” lại một lần nữa thắng lớn.
2. Quyết định đứng ngoài khôn ngoan của JPMorgan Chase
Trong thời kỳ bùng nổ của hoạt động chứng khoán hóa, trong đó các khoản nợ địa ốc được tập hợp lại và sử dụng làm tài sản thế chấp cho các nghĩa vụ nợ có đảm bảo (CDO) được phát hành ra thị trường, vào các năm 2005-2006, JPMorgan Chase đã quyết định đứng bên lề cuộc chơi đầy may rủi này giữa lúc các đối thủ như Citigroup, Merill Lynch và UBS miệt mài tham gia.
Theo một cuốn sách kể lại, mặc dù là một trong những “tác giả” của CDO, nhưng bộ phận nghiệp vụ phái sinh của JPMorgan cho rằng, mức độ rủi ro của sản phẩm này là quá cao. Giám đốc điều hành (CEO) Jamie Dimon nhất trí với quan điểm này.
Sự thận trọng như vậy đã khiến JPMorgan chịu thua về lợi nhuận so với các đối thủ khác trong thời kỳ bong bóng, nhưng đã đem tới “mùa vàng” cho ngân hàng này trong năm nay. Trong 3 quý đầu năm 2009, JPMorgan đạt lợi nhuận 8,5 tỷ USD giữa lúc hầu hết các đối thủ khác đang còn chật vật vì khủng hoảng.
Ông Jamie Dimon, Giám đốc điều hành JPMorgan Chase - Ảnh: Reuters.
3. BB&T thành ngân hàng lớn thứ 8 ở Mỹ nhờ mua Colonial
Sau nhiều thập kỷ bị che phủ bởi cái bóng của những “đại gia” ở bang Bắc Carolina như Bank of America (BofA) và Wachovia, ngân hàng Branch Banking & Trust (BB&T) đã nổi lên thành nhà băng thành công nhất của tiểu bang này trong năm 2009. Wachovia đã bị đối thủ Wells Fargo thâu tóm vào năm ngoái, còn BofA còn đang phải giải quyết những rắc rối do tự “mua dây buộc mình” khi thâu tóm Merrill Lynch.
Trong khi đó, BB&T vẫn ăn nên làm ra và phát triển lớn mạnh hơn trước rất nhiều nhờ tiếp quản lại toàn bộ số tài khoản tiền gửi và mua lại các chi nhánh của ngân hàng Colonial Bank - ngân hàng lớn nhất đổ vỡ trong năm 2009 tính tới thời điểm này. Hiện BB&T là ngân hàng lớn thứ 8 ở Mỹ xét về giá trị tài sản, đồng thời ở trong tình trạng sức khỏe tài chính tốt hơn hầu hết mọi đối thủ.
Hiện BB&T là ngân hàng lớn thứ 8 ở Mỹ xét về giá trị tài sản - Ảnh: Getty Images.
4. Mua Burlington, vụ đầu tư lịch sử của Buffett
Lại là một thương vụ nữa của tỷ phú Warren Buffett. Lần đầu tiên Tập đoàn Berkshire của nhà đầu tư huyền thoại mua cổ phần trong Burlington - công ty vận hành đường sắt lớn nhất nước Mỹ - diễn ra vào năm 2007. Tới tháng 11 vừa qua, Berkshire tuyên bố mua thêm 77% cổ phần của Burlington với giá 26,3 tỷ USD. Đây là thương vụ lớn nhất mà Buffett từng thực hiện.
Ngoài ra, đây được xem là một vụ mua lại kinh điển kiểu Buffett: nghe qua thì không hấp dẫn, nhưng lợi nhuận thu lại thì rất đều. Ngoài ra, vụ mua lại Burlington cũng thu nạp cho Berkshire một gương mặt triển vọng: CEO của Burlington là Matthew K. Rose mới có 50 tuổi và có đủ năng lực để trở thành một ứng cử viên cho ghế CEO của Berkshire một khi Buffett về hưu.
Đáng chú ý nữa, thương vụ này cho thấy, từ chỗ là một quỹ đầu tư rót vốn vào một số ít lĩnh vực kinh doanh, Berkshire đã trở thành một tập đoàn khổng lồ với sự đặt cược lớn vào tương lai của lĩnh vực công nghiệp của nước Mỹ.
Tỷ phú Warren Buffett - Ảnh: Reuters.
5. Khoản vay 23,6 tỷ USD của Ford
Không lâu sau khi được bổ nhiệm vào ghế CEO của hãng xe Ford vào năm 2006, Alan Mulally đã hỏi vay các ngân hàng lớn của Mỹ một khoản lớn. Khi đó, Mulally lý giải, số tiền vay này sẽ là “tấm đệm để bảo vệ Ford trong trường hợp xảy ra suy thoái hoặc có sự cố bất ngờ”.
Và khoản vay này trên thực tế đã tạo ra sự khác biệt giữa Ford và các đối thủ khác trong lần khủng hoảng này. Giữa lúc các đối thủ GM và Chrysler vật vã gõ cửa Washington để xin cứu trợ và rốt cục phải nhường quyền kiểm soát cho Chính phủ Mỹ để đổi lấy sự giải cứu, thì Ford vẫn ung dung tồn tại độc lập. Kết quả, Ford đã vươn lên thành hãng xe mạnh nhất trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ và đã bất ngờ báo lãi trong quý 3 vừa qua.
Ford đã vươn lên thành hãng xe mạnh nhất trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ - Ảnh: AP.
6. BlackRock mua Barclays Global Investors
Cuộc khủng hoảng tài chính đã mở ra hàng loạt cơ hội “lên đời” cho Larry Fink, CEO của BlackRock, nhà đầu tư trái phiếu luôn biết mình đang làm gì. Trong thời gian khủng hoảng, BlackRock đã được Chính phủ Mỹ dành cho những hợp đồng béo bở như quản lý tài sản xấu của ngân hàng đầu tư sụp đổ Bear Stearn và hãng bảo hiểm suýt đổ vỡ AIG, đánh giá danh mục đầu tư của hai tập đoàn tài chính địa ốc Fannie Mae và Freddie Mac...
Năm 2009, BlackRock đã có được cơi hội để trở thành tập đoàn quản lý tài sản lớn nhất thế giới khi ngân hàng Barclays của Anh rao bán Barclays Global Investors để huy động vốn. BlackRock ngay lập tức chớp lấy cơ hội mua lại có một không hai này. Và chỉ 21 năm sau khi được Fink thành lập, BlackRock đã đứng trên mọi đối thủ khác ở mảng quản lý tài sản trên toàn cầu.
Lãnh đạo của BlackRock - Ảnh: Bloomberg.
7. HP thoát lỗ nhờ mua EDS
Năm nay chứng kiến những vụ sáp nhập lớn trong làng công nghệ, như vụ Oracle mua Sun Microsystems, Dell mua Perot Systems, Xerox mua Affiliated Computer Services, và HP mua 3Com.
Tuy nhiên, tới thời điểm này, những thương vụ trên chưa thể khẳng định điều gì về vấn đề lợi nhuận. Trong khi đó, vụ HP mua EDS từ năm 2008 đã giúp HP trở thành một đối thủ cạnh tranh ngang tầm với IBM. Nhờ lợi nhuận lớn từ EDS mà HP vượt qua được những khó khăn trong năm 2009 và không rơi vào thua lỗ.
Trụ sở của HP ở Mỹ - Ảnh: Reuters.
8. Google mua AdMob
Giống như các đối thủ, Google đang tìm cách thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực quảng cáo trên điện thoại di động. Đó là lý do Google tung 750 triệu USD để mua AdMob, công ty đi tiên phong trong việc đưa quảng cáo vào các ứng dụng trên chiếc điện thoại iPhone của Apple. “Quả táo” được cho là cũng có ý định mua lại AdMob nhưng chậm chân hơn Google.
AdMob được Omar Hamoui thành lập cách đây 3 năm khi còn đang theo học lấy bằng MBA tại Đại học Pennsylvania.
Google tung 750 triệu USD để mua AdMob - Ảnh: Reuters.
9. Time Warner chia tay AOL
Còn quá sớm để khẳng định việc “ly dị” AOL là một chiến lược khôn ngoan của Time Warner. Tuy nhiên, nếu xét tới việc vụ sáp nhập giữa Time Warner và AOL vào năm 2001 có thể bị xem là thương vụ tệ nhất trong lịch sử, thì vụ chia tay này cũng là việc nên làm.
10. Vụ IPO của Mead Johnson
Đầu năm nay, không ai nghĩ năm 2009 lại là một năm tốt đối với hoạt động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Tuy nhiên, thực tế diễn ra đã ngược lại. Thêm vào đó, vụ IPO đầu tiên của năm, vụ IPO của Mead Johnson, có lẽ là vụ phát hành cổ phiếu lần đầu thành công nhất năm nay.
Được thành lập vào năm 1905, Mead Johnson luôn đem lại lợi nhuận ổn định cho những nhà đầu tư thận trọng và kỹ tính. Sự phát triển mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu trên toàn cầu cũng hứa hẹn một thị trường đầy lợi nhuận cho các sản phẩm dinh dưỡng của Mead Johnson. Tới cuối tháng 11 vừa qua, giá cổ phiếu của Mead Johnson đã tăng khoảng 90% so với giá chào sàn 24 USD/cổ phiếu ở thời điểm IPO.
11/2/2009 là ngày Mead Johnson niêm yết cổ phiếu trên sàn New York - Ảnh: AP.
(Theo Time)