100% vốn ngoại, 99% nhân lực nội
Một công ty 100% vốn ngoại nhưng lại có cái tên rất thuần Việt và với 99% lãnh đạo, nhân viên là người bản xứ
Một công ty 100% vốn ngoại nhưng lại có cái tên rất thuần Việt và với 99% lãnh đạo, nhân viên là người bản xứ.
Đó là một điểm khá độc đáo của một công ty nước ngoài lần đầu tiên hoạt động tại Việt Nam vào tháng 9 tới, ở một lĩnh vực mà mới chỉ có 2 giấy phép hoạt động cấp cho các tổ chức nước ngoài.
Cuối tuần qua, ông Jean – Francois Gautier, Giám đốc toàn cầu dịch vụ tài chính đặc biệt của Tập đoàn Société Générale (Pháp), đã có mặt ở Việt Nam để nhận giấy phép chính thức và hé mở một số định hướng về hoạt động của công ty này.
Thưa ông, với giấy phép này, định hướng của Société Générale tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ như thế nào?
Việt Nam là nước thứ 22 chúng tôi có mặt ở lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Chúng tôi đã mở văn phòng đại diện tại đây từ năm 1989 và đã có những nghiên cứu sâu về thị trường này. Đó là cơ hội để phát triển dịch vụ tín dụng tiêu dùng.
Tháng 9 tới công ty của chúng tôi sẽ chính thức ra mắt và tôi tin là sẽ trở thành một nhân tố tiêu biểu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam, ở hai khía cạnh hỗ trợ vốn tiêu dùng cho dân cư và tạo công ăn việc làm cho xã hội.
Tôi nhấn mạnh đến khía cạnh tạo công ăn việc làm là có cơ sở rất cụ thể. Tại Nga cách đây 3 năm, chúng tôi thành lập một công ty tương tự chỉ với 13 người, nhưng nay đã là 7.000 người và có mặt ở hầu hết các thị trấn của nước này.
Tại Việt Nam, con số tối thiểu sau 3 năm dự kiến sẽ từ 1.300 – 1.500 nhân viên; tất nhiên đó là người Việt Nam.
Nếu để ý bạn có thể thấy công ty chúng tôi 100% là vốn ngoại nhưng nhân lực lại chủ yếu là người Việt Nam. Bản thân tên công ty, Công ty TNHH Tài chính Việt, cũng là một cái tên rất thuần Việt. Hiện có trưởng đại diện là người nước ngoài, một phó đại diện là người Pháp gốc Việt. Khi đi vào hoạt động ổn định, trưởng đại diện sẽ được chuyển tới một thị trường mới, theo đó có thể xem đây là công ty do người Việt Nam phục vụ người Việt Nam.
Ông hoàn toàn tin tưởng vào khả năng thành công của mô hình đó?
Đây là một mô hình mang tính truyền thống của Société Générale khi hoạt động tại các quốc gia trên thế giới. Và cho đến nay chúng tôi đều thành công ở những nơi mà chúng tôi đến. Tại các công ty ở các quốc gia cũng có rất ít người nước ngoài tham gia.
Ở Việt Nam, nền kinh tế tăng trưởng nhanh đang tạo thuận lợi cho kế hoạch của chúng tôi. Thuận lợi đó không chỉ ở thu nhập, nhu cầu đời sống tiêu dùng của dân cư mà còn tạo cho chúng tôi khả năng tiếp cận nguồn nhân lực có trình độ cao. Tôi tin là sẽ có nhiều người lao động muốn làm việc với chúng tôi, đặc biệt là những bạn trẻ, có tinh thần học hỏi, phấn đấu. Ngược lại, chúng tôi cũng rất cần tuyển dụng những tài năng đó.
Con người là điều kiện thành công tiên quyết và chúng tôi tin tưởng vào điều kiện này khi hoạt động ở Việt Nam, với con người Việt Nam.
Tất nhiên cũng cần nói tới những cơ sở thực tiễn khác như tâm lý tiêu dùng của người dân, về tiềm năng thị trường… Vì vậy tại mỗi quốc gia chúng tôi có những chiến lược kinh doanh có thể là khác nhau để sao cho phù hợp với thị trường đó.
Nhưng tại Việt Nam chưa có tiền lệ về rủi ro và cả thất bại trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng đối với tổ chức nước ngoài...
Đúng vậy. Ở Việt Nam, tín dụng tiêu dùng có tính rủi ro cao. Quan điểm của chúng tôi là hiểu và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Chính vì tính rủi ro cao cho nên chúng tôi chưa thể ước tính cụ thể về kết quả kinh doanh trong thời gian đầu.
Chúng tôi sẽ phải thống kê những rủi ro có thể xẩy ra, phải tự thử nghiệm những phương án của mình để rồi mới có thể nói đến thành công sau đó.
Bản thân lĩnh vực tín dụng tiêu dùng là hoạt động mang tính rủi ro cao. Vì vậy đến thời điểm này mới chỉ có 2 giấy phép cho tổ chức nước ngoài hoạt động. Và ngay từ đầu số vốn chúng tôi đưa vào là 320 tỷ đồng (tương đương 20 triệu USD). Đó là con số lớn cho một nghiệp vụ mới, thị trường mới.
Ngoài tín dụng tiêu dùng, Société Générale có định hưởng mở rộng sang những lĩnh vực khác tại Việt Nam?
Chúng tôi là 1 trong 20 định chế tài chính hàng đầu châu Âu với thế mạnh về tín dụng tiêu dùng, ngân hàng bán lẻ, quản lý tài sản và các dịch vụ cho đầu tư, tài trợ doanh nghiệp…
Tháng 9 tới, lãnh đạo của Société Générale sẽ có cuộc họp thường niên tại Việt Nam nhân dịp ra mắt Công ty Tài chính Việt. Và sau đó có thể sẽ là những công ty mới khác, như trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ chẳng hạn…
Đó là một điểm khá độc đáo của một công ty nước ngoài lần đầu tiên hoạt động tại Việt Nam vào tháng 9 tới, ở một lĩnh vực mà mới chỉ có 2 giấy phép hoạt động cấp cho các tổ chức nước ngoài.
Cuối tuần qua, ông Jean – Francois Gautier, Giám đốc toàn cầu dịch vụ tài chính đặc biệt của Tập đoàn Société Générale (Pháp), đã có mặt ở Việt Nam để nhận giấy phép chính thức và hé mở một số định hướng về hoạt động của công ty này.
Thưa ông, với giấy phép này, định hướng của Société Générale tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ như thế nào?
Việt Nam là nước thứ 22 chúng tôi có mặt ở lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Chúng tôi đã mở văn phòng đại diện tại đây từ năm 1989 và đã có những nghiên cứu sâu về thị trường này. Đó là cơ hội để phát triển dịch vụ tín dụng tiêu dùng.
Tháng 9 tới công ty của chúng tôi sẽ chính thức ra mắt và tôi tin là sẽ trở thành một nhân tố tiêu biểu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam, ở hai khía cạnh hỗ trợ vốn tiêu dùng cho dân cư và tạo công ăn việc làm cho xã hội.
Tôi nhấn mạnh đến khía cạnh tạo công ăn việc làm là có cơ sở rất cụ thể. Tại Nga cách đây 3 năm, chúng tôi thành lập một công ty tương tự chỉ với 13 người, nhưng nay đã là 7.000 người và có mặt ở hầu hết các thị trấn của nước này.
Tại Việt Nam, con số tối thiểu sau 3 năm dự kiến sẽ từ 1.300 – 1.500 nhân viên; tất nhiên đó là người Việt Nam.
Nếu để ý bạn có thể thấy công ty chúng tôi 100% là vốn ngoại nhưng nhân lực lại chủ yếu là người Việt Nam. Bản thân tên công ty, Công ty TNHH Tài chính Việt, cũng là một cái tên rất thuần Việt. Hiện có trưởng đại diện là người nước ngoài, một phó đại diện là người Pháp gốc Việt. Khi đi vào hoạt động ổn định, trưởng đại diện sẽ được chuyển tới một thị trường mới, theo đó có thể xem đây là công ty do người Việt Nam phục vụ người Việt Nam.
Ông hoàn toàn tin tưởng vào khả năng thành công của mô hình đó?
Đây là một mô hình mang tính truyền thống của Société Générale khi hoạt động tại các quốc gia trên thế giới. Và cho đến nay chúng tôi đều thành công ở những nơi mà chúng tôi đến. Tại các công ty ở các quốc gia cũng có rất ít người nước ngoài tham gia.
Ở Việt Nam, nền kinh tế tăng trưởng nhanh đang tạo thuận lợi cho kế hoạch của chúng tôi. Thuận lợi đó không chỉ ở thu nhập, nhu cầu đời sống tiêu dùng của dân cư mà còn tạo cho chúng tôi khả năng tiếp cận nguồn nhân lực có trình độ cao. Tôi tin là sẽ có nhiều người lao động muốn làm việc với chúng tôi, đặc biệt là những bạn trẻ, có tinh thần học hỏi, phấn đấu. Ngược lại, chúng tôi cũng rất cần tuyển dụng những tài năng đó.
Con người là điều kiện thành công tiên quyết và chúng tôi tin tưởng vào điều kiện này khi hoạt động ở Việt Nam, với con người Việt Nam.
Tất nhiên cũng cần nói tới những cơ sở thực tiễn khác như tâm lý tiêu dùng của người dân, về tiềm năng thị trường… Vì vậy tại mỗi quốc gia chúng tôi có những chiến lược kinh doanh có thể là khác nhau để sao cho phù hợp với thị trường đó.
Nhưng tại Việt Nam chưa có tiền lệ về rủi ro và cả thất bại trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng đối với tổ chức nước ngoài...
Đúng vậy. Ở Việt Nam, tín dụng tiêu dùng có tính rủi ro cao. Quan điểm của chúng tôi là hiểu và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Chính vì tính rủi ro cao cho nên chúng tôi chưa thể ước tính cụ thể về kết quả kinh doanh trong thời gian đầu.
Chúng tôi sẽ phải thống kê những rủi ro có thể xẩy ra, phải tự thử nghiệm những phương án của mình để rồi mới có thể nói đến thành công sau đó.
Bản thân lĩnh vực tín dụng tiêu dùng là hoạt động mang tính rủi ro cao. Vì vậy đến thời điểm này mới chỉ có 2 giấy phép cho tổ chức nước ngoài hoạt động. Và ngay từ đầu số vốn chúng tôi đưa vào là 320 tỷ đồng (tương đương 20 triệu USD). Đó là con số lớn cho một nghiệp vụ mới, thị trường mới.
Ngoài tín dụng tiêu dùng, Société Générale có định hưởng mở rộng sang những lĩnh vực khác tại Việt Nam?
Chúng tôi là 1 trong 20 định chế tài chính hàng đầu châu Âu với thế mạnh về tín dụng tiêu dùng, ngân hàng bán lẻ, quản lý tài sản và các dịch vụ cho đầu tư, tài trợ doanh nghiệp…
Tháng 9 tới, lãnh đạo của Société Générale sẽ có cuộc họp thường niên tại Việt Nam nhân dịp ra mắt Công ty Tài chính Việt. Và sau đó có thể sẽ là những công ty mới khác, như trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ chẳng hạn…