14 ngân hàng, công ty tài chính phản hồi chính sách mới
14 ngân hàng, công ty tài chính đưa ra những bất cập và yêu cầu xem xét lại trong chính sách Ngân hàng Nhà nước mới ban hành
14 ngân hàng thương mại và công ty tài chính đưa ra những bất cập cũng như yêu cầu xem xét lại trong chính sách Ngân hàng Nhà nước mới ban hành.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết đã nhận được ý kiến phản hồi của 14 hội viên, đề cập khá chi tiết nhiều điểm được cho là bất cập và “có ảnh hưởng lớn” đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng trong Thông tư số 13/2010/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 20/5/2010, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/10/2010.
Trên cơ sở ý kiến của 14 hội viên, VNBA đã có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề cập các nội dung và khuyến nghị cụ thể.
Không để những nguồn vốn “nằm chết”
Điểm đầu tiên được nêu lên trong văn bản của Hiệp hội là những bất cập cần xem xét lại trong Điều 18 của Thông tư (Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động).
Theo Thông tư, tỷ lệ sử dụng vốn được tính theo công thức: Cấp tín dụng / Nguồn vốn huy động = 80% / 85%.
Trong công thức trên, VNBA nhấn mạnh đến vai trò của nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn và cho rằng quy định liên quan trong Thông tư là không hợp lý.
Cụ thể, theo nội dung Thông tư, nguồn vốn huy động sử dụng để cho vay không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội và các tổ chức khác.
Theo VNBA, quy định trên là không hợp lý, vì tiền gửi không kỳ hạn của những đối tượng trên thường chiếm tỷ lệ từ 15% - 20% trong tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, VNBA dẫn khẳng định từ các ngân hàng thương mại.
Như vậy, ngoài tỷ lệ 20% của nguồn vốn huy động không được sử dụng để cho vay theo công thức trên, thì còn khoảng 15% tiền gửi không kỳ hạn kể trên không được sử dụng để cho vay. Do đó, phần nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán là 20% + 15% = 35% trên tổng nguồn vốn huy động. “Tỷ lệ này là quá cao, không hợp lý”, đầu mối đại diện cho các ngân hàng thương mại khẳng định.
Ngoài tiền gửi không kỳ hạn, theo VNBA, ở các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính còn có vốn tự có (phần còn lại sau khi đã trừ đi phần mua sắm tài sản cố định cho phép) và các loại vốn mang tính chất “coi như tự có” là những nguồn vốn do chính họ tạo ra như vốn khấu hao tài sản cố định, các quỹ… cũng cần được tính vào nguồn vốn huy động để cho vay.
Theo Thông tư, nguồn vốn huy động không bao gồm tiền vay tổ chức tín dụng trong nước trong khi lại bao gồm tiền gửi của tổ chức tín dụng trong nước. VNBA cho rằng, về bản chất 2 khoản mục này là tương đương về tính chất sử dụng, vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên bổ sung thêm khoản mục vay các tổ chức tín dụng trong nước vào nguồn vốn huy động.
“Những nguồn vốn này các tổ chức tín dụng phải sử dụng để tạo nguồn thu không thể để vốn nằm chết được, nhất là sắp tới vốn tự có và các quỹ của các tổ chức tín dụng ngày càng lớn. Theo quy định tại Điều 18 các loại vốn này không được tính vào trong mẫu số. Điều đó là không hợp lý. Vì vậy, VNBA đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho tính tất cả tiền gửi không kỳ hạn, vốn tự có và coi như tự có, tiền vay của các tổ chức tín dụng trong nước vào nguồn vốn huy động (mẫu số)”, văn bản của VNBA viết.
Đánh đồng các rủi ro?
Điều 5 Thông tư số 13 quy định về tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ của tổ chức tín dụng. Trong đó, Khoản 5.6 quy định về các tài sản có hệ số rủi ro là 250%. Ở đây cũng có bất cập khi hệ số 250% đó là mẫu số chung cho các đối tượng khác nhau, các mức độ rủi ro khác nhau.
Cụ thể, Điểm a Khoản 5.6 quy định các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán có hệ số rủi ro bằng 250%. VNBA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét lại với trường hợp cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán do mức độ rủi ro về tín dụng là không đáng kể.
Tương tự, ở Điểm c Khoản 5.6, việc quy định hệ số rủi ro 250% đối với tất cả các khoản vay kinh doanh bất động sản không phân biệt là bất động sản đã hình thành hay là tài sản hình thành trong tương lai, theo VNBA, là không phù hợp với mức độ rủi ro đối với từng loại tài sản khác nhau.
Với những bất cập trên, VNBA đề nghị: “Ngân hàng Nhà nước nên căn cứ vào mức độ rủi ro của khoản cho vay kinh doanh bất động sản để quy định hệ số rủi ro cho phù hợp, vì việc tăng hệ số rủi ro đối với các khoản vay kinh doanh bất động sản làm tăng tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng lên rất nhiều, trong khi mức vốn tự có không thay đổi thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng sẽ giảm đi đáng kể”.
Liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, Hiệp hội cũng cho biết nhiều ngân hàng không thể thực hiện được yêu cầu nâng từ 8% lên 9% vào thời điểm 1/10/2010 như Thông tư số 13 quy định.
Sẽ có thêm loạt văn bản hướng dẫn?
Một nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 13 là giới hạn góp vốn, mua cổ phần (tập trung ở Điều 16). Tuy nhiên, khi thông tư đã ban hành và sắp có hiệu lực, nhiều thành viên vẫn chưa rõ về một số trường hợp điều chỉnh.
Trong văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng cũng không rõ các tổ chức tín dụng đang ủy thác đầu tư ở nước ngoài theo dịch vụ quản lý tài sản để đầu tư vào các loại chứng khoán ở nước ngoài có chịu điều chỉnh của giới hạn Thông tư 13 đặt ra hay không?
Trường hợp tổ chức tín dụng góp vốn vào doanh nghiệp khác để đầu tư vào một dự án mà giá trị của dự án đầu tư lớn hơn vốn điều lệ của doanh nghiệp đó thì giới hạn góp vốn được xác định theo vốn điều lệ của doanh nghiệp hay giá trị của dự án đầu tư?
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 12 Nghị định 69/2002/NĐ-CP về việc xử lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng được quyết định chuyển dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa thành vốn góp vào công ty cổ phần khi doanh nghiệp có khó khăn về tài chính. Như vậy, nếu phần dư nợ còn lại của tổ chức tín dụng tại doanh nghiệp nhà nước vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó thì xử lý như thế nào?
Hay ở một tình huống khác, tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng tại tất cả các công ty trực thuộc tối đa không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng. Vậy những phần góp vốn vào công ty liên doanh, công ty liên kết có bị khống chế bởi tỷ lệ này không?
Chỉ riêng một nội dung điều chỉnh liên quan đến giới hạn góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng cũng đã có một loạt câu hỏi được VNBA đặt ra. Vậy, khi Thông tư 13 đi vào đời sống, khi thực hiện có lẽ sẽ lại phải có thêm một loạt văn bản hướng dẫn hỗ trợ.
Và nhìn lại các vấn đề VNBA đưa ra sau khi tập hợp ý kiến của 14 ngân hàng và công ty tài chính, câu hỏi chung là: Tại sao khi Thông tư đã ban hành và chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa có hiệu lực mà vẫn còn nhiều điểm được cho là bất hợp lý, từ ý kiến của chính các đối tượng bị điều chỉnh?
Được biết, trong quá trình xây dựng dự thảo và hoàn thiện để ban hành, Ngân hàng Nhà nước cũng có tổ chức tìm hiểu, nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế và có lấy ý kiến các ngân hàng thương mại…
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết đã nhận được ý kiến phản hồi của 14 hội viên, đề cập khá chi tiết nhiều điểm được cho là bất cập và “có ảnh hưởng lớn” đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng trong Thông tư số 13/2010/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 20/5/2010, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/10/2010.
Trên cơ sở ý kiến của 14 hội viên, VNBA đã có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề cập các nội dung và khuyến nghị cụ thể.
Không để những nguồn vốn “nằm chết”
Điểm đầu tiên được nêu lên trong văn bản của Hiệp hội là những bất cập cần xem xét lại trong Điều 18 của Thông tư (Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động).
Theo Thông tư, tỷ lệ sử dụng vốn được tính theo công thức: Cấp tín dụng / Nguồn vốn huy động = 80% / 85%.
Trong công thức trên, VNBA nhấn mạnh đến vai trò của nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn và cho rằng quy định liên quan trong Thông tư là không hợp lý.
Cụ thể, theo nội dung Thông tư, nguồn vốn huy động sử dụng để cho vay không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội và các tổ chức khác.
Theo VNBA, quy định trên là không hợp lý, vì tiền gửi không kỳ hạn của những đối tượng trên thường chiếm tỷ lệ từ 15% - 20% trong tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, VNBA dẫn khẳng định từ các ngân hàng thương mại.
Như vậy, ngoài tỷ lệ 20% của nguồn vốn huy động không được sử dụng để cho vay theo công thức trên, thì còn khoảng 15% tiền gửi không kỳ hạn kể trên không được sử dụng để cho vay. Do đó, phần nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán là 20% + 15% = 35% trên tổng nguồn vốn huy động. “Tỷ lệ này là quá cao, không hợp lý”, đầu mối đại diện cho các ngân hàng thương mại khẳng định.
Ngoài tiền gửi không kỳ hạn, theo VNBA, ở các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính còn có vốn tự có (phần còn lại sau khi đã trừ đi phần mua sắm tài sản cố định cho phép) và các loại vốn mang tính chất “coi như tự có” là những nguồn vốn do chính họ tạo ra như vốn khấu hao tài sản cố định, các quỹ… cũng cần được tính vào nguồn vốn huy động để cho vay.
Theo Thông tư, nguồn vốn huy động không bao gồm tiền vay tổ chức tín dụng trong nước trong khi lại bao gồm tiền gửi của tổ chức tín dụng trong nước. VNBA cho rằng, về bản chất 2 khoản mục này là tương đương về tính chất sử dụng, vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên bổ sung thêm khoản mục vay các tổ chức tín dụng trong nước vào nguồn vốn huy động.
“Những nguồn vốn này các tổ chức tín dụng phải sử dụng để tạo nguồn thu không thể để vốn nằm chết được, nhất là sắp tới vốn tự có và các quỹ của các tổ chức tín dụng ngày càng lớn. Theo quy định tại Điều 18 các loại vốn này không được tính vào trong mẫu số. Điều đó là không hợp lý. Vì vậy, VNBA đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho tính tất cả tiền gửi không kỳ hạn, vốn tự có và coi như tự có, tiền vay của các tổ chức tín dụng trong nước vào nguồn vốn huy động (mẫu số)”, văn bản của VNBA viết.
Đánh đồng các rủi ro?
Điều 5 Thông tư số 13 quy định về tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ của tổ chức tín dụng. Trong đó, Khoản 5.6 quy định về các tài sản có hệ số rủi ro là 250%. Ở đây cũng có bất cập khi hệ số 250% đó là mẫu số chung cho các đối tượng khác nhau, các mức độ rủi ro khác nhau.
Cụ thể, Điểm a Khoản 5.6 quy định các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán có hệ số rủi ro bằng 250%. VNBA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét lại với trường hợp cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán do mức độ rủi ro về tín dụng là không đáng kể.
Tương tự, ở Điểm c Khoản 5.6, việc quy định hệ số rủi ro 250% đối với tất cả các khoản vay kinh doanh bất động sản không phân biệt là bất động sản đã hình thành hay là tài sản hình thành trong tương lai, theo VNBA, là không phù hợp với mức độ rủi ro đối với từng loại tài sản khác nhau.
Với những bất cập trên, VNBA đề nghị: “Ngân hàng Nhà nước nên căn cứ vào mức độ rủi ro của khoản cho vay kinh doanh bất động sản để quy định hệ số rủi ro cho phù hợp, vì việc tăng hệ số rủi ro đối với các khoản vay kinh doanh bất động sản làm tăng tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng lên rất nhiều, trong khi mức vốn tự có không thay đổi thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng sẽ giảm đi đáng kể”.
Liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, Hiệp hội cũng cho biết nhiều ngân hàng không thể thực hiện được yêu cầu nâng từ 8% lên 9% vào thời điểm 1/10/2010 như Thông tư số 13 quy định.
Sẽ có thêm loạt văn bản hướng dẫn?
Một nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 13 là giới hạn góp vốn, mua cổ phần (tập trung ở Điều 16). Tuy nhiên, khi thông tư đã ban hành và sắp có hiệu lực, nhiều thành viên vẫn chưa rõ về một số trường hợp điều chỉnh.
Trong văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng cũng không rõ các tổ chức tín dụng đang ủy thác đầu tư ở nước ngoài theo dịch vụ quản lý tài sản để đầu tư vào các loại chứng khoán ở nước ngoài có chịu điều chỉnh của giới hạn Thông tư 13 đặt ra hay không?
Trường hợp tổ chức tín dụng góp vốn vào doanh nghiệp khác để đầu tư vào một dự án mà giá trị của dự án đầu tư lớn hơn vốn điều lệ của doanh nghiệp đó thì giới hạn góp vốn được xác định theo vốn điều lệ của doanh nghiệp hay giá trị của dự án đầu tư?
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 12 Nghị định 69/2002/NĐ-CP về việc xử lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng được quyết định chuyển dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa thành vốn góp vào công ty cổ phần khi doanh nghiệp có khó khăn về tài chính. Như vậy, nếu phần dư nợ còn lại của tổ chức tín dụng tại doanh nghiệp nhà nước vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó thì xử lý như thế nào?
Hay ở một tình huống khác, tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng tại tất cả các công ty trực thuộc tối đa không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng. Vậy những phần góp vốn vào công ty liên doanh, công ty liên kết có bị khống chế bởi tỷ lệ này không?
Chỉ riêng một nội dung điều chỉnh liên quan đến giới hạn góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng cũng đã có một loạt câu hỏi được VNBA đặt ra. Vậy, khi Thông tư 13 đi vào đời sống, khi thực hiện có lẽ sẽ lại phải có thêm một loạt văn bản hướng dẫn hỗ trợ.
Và nhìn lại các vấn đề VNBA đưa ra sau khi tập hợp ý kiến của 14 ngân hàng và công ty tài chính, câu hỏi chung là: Tại sao khi Thông tư đã ban hành và chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa có hiệu lực mà vẫn còn nhiều điểm được cho là bất hợp lý, từ ý kiến của chính các đối tượng bị điều chỉnh?
Được biết, trong quá trình xây dựng dự thảo và hoàn thiện để ban hành, Ngân hàng Nhà nước cũng có tổ chức tìm hiểu, nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế và có lấy ý kiến các ngân hàng thương mại…