"14% người Việt Nam phải hối lộ khi tiếp cận dịch vụ"
Tỉ lệ "chung chi khi đi dịch vụ” của Việt Nam ở mức trung bình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Trong báo cáo của Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) công bố ngày 6/12, tỉ lệ "chung chi khi đi dịch vụ” của Việt Nam ở mức trung bình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tỉ lệ cao nhất là Campuchia (72%), Pakistan (44%), thấp nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản (1%). TI không đưa ra tỉ lệ này ở Singapore và Thái Lan.
Trên bình diện toàn cầu, những gia đình nghèo là đối tượng bị yêu cầu hối lộ nhiều nhất, dù họ ở nước phát triển hay đang phát triển. Trung bình hơn 10% số người được hỏi trả lời là họ đã phải hối lộ vặt trong năm qua để tiếp cận một loại dịch vụ. Các nước có tỉ lệ hối lộ vặt cao nhất là Albania, Campuchia, Cameroon, Macedonia, Kosovo, Nigeria, Pakistan, Philippines, Romania và Senegal, với ít nhất 30% số người được hỏi nói là họ phải hối lộ.
Kết quả của TI dựa trên phỏng vấn đối với 63.199 người ở 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9-2007. Trong đó có chi tiết rất đáng chú ý là người trẻ dưới 30 tuổi có xu hướng phải hối lộ nhiều hơn: 18% phải hối lộ so với 8% của tầm tuổi 51-65.
"Báo cáo năm nay cho thấy cảnh sát và hệ thống pháp lý ở nhiều quốc gia là một phần của vòng xoáy tham nhũng, họ yêu cầu người dân phải hối lộ" - Giám đốc điều hành của TI Cobus de Swadt nhận định. "Nghĩa là tham nhũng đang làm hạn chế quyền được đối xử công bằng của người dân mà luật pháp qui định".
55% số người được hỏi cho biết họ thường bị cảnh sát yêu cầu hối lộ nếu có việc phải liên hệ với cảnh sát. Nhận hối lộ cũng là vấn đề của ngành tư pháp, các cơ quan cấp phép, đăng ký, lĩnh vực giáo dục, y tế và dịch vụ điện.
Đáng lưu ý, các đảng phái chính trị, quốc hội - những cơ quan vốn được lập ra với nghĩa vụ đại diện cho quyền lợi người dân trong các quyết định chính trị - vẫn bị xem là những cơ quan dễ có tham nhũng nhất, dễ thỏa hiệp với tham nhũng nhất, với 70% số người được hỏi đưa ra ý kiến như vậy. Trong khi đó, người dân lại xem các tổ chức phi chính phủ, cơ quan tôn giáo và quân đội là ít tham nhũng nhất, giống như kết quả năm 2006.
"Năm nay "hàn thử biểu" cho thấy người dân thế giới đã phải trả số tiền mồ hôi nước mắt cho các dịch vụ mà đáng lý phải được cung cấp miễn phí” - Chủ tịch TI Huguette Labelle bình luận. "Chúng tôi thấy rằng người dân đang ngày càng đòi hỏi trách nhiệm phải giải thích từ những cơ quan có ảnh hưởng nhất tới cuộc sống của họ, và đây là điều sẽ tạo ra thay đổi".
Năm 2007, trung bình chỉ có 1/5 người được hỏi cho rằng tham nhũng sẽ giảm trong ba năm tới. Người dân trên thế giới cũng cho rằng những biện pháp mà chính phủ đưa ra để chống tham nhũng không hiệu quả (54%).
Tỉ lệ cao nhất là Campuchia (72%), Pakistan (44%), thấp nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản (1%). TI không đưa ra tỉ lệ này ở Singapore và Thái Lan.
Trên bình diện toàn cầu, những gia đình nghèo là đối tượng bị yêu cầu hối lộ nhiều nhất, dù họ ở nước phát triển hay đang phát triển. Trung bình hơn 10% số người được hỏi trả lời là họ đã phải hối lộ vặt trong năm qua để tiếp cận một loại dịch vụ. Các nước có tỉ lệ hối lộ vặt cao nhất là Albania, Campuchia, Cameroon, Macedonia, Kosovo, Nigeria, Pakistan, Philippines, Romania và Senegal, với ít nhất 30% số người được hỏi nói là họ phải hối lộ.
Kết quả của TI dựa trên phỏng vấn đối với 63.199 người ở 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9-2007. Trong đó có chi tiết rất đáng chú ý là người trẻ dưới 30 tuổi có xu hướng phải hối lộ nhiều hơn: 18% phải hối lộ so với 8% của tầm tuổi 51-65.
"Báo cáo năm nay cho thấy cảnh sát và hệ thống pháp lý ở nhiều quốc gia là một phần của vòng xoáy tham nhũng, họ yêu cầu người dân phải hối lộ" - Giám đốc điều hành của TI Cobus de Swadt nhận định. "Nghĩa là tham nhũng đang làm hạn chế quyền được đối xử công bằng của người dân mà luật pháp qui định".
55% số người được hỏi cho biết họ thường bị cảnh sát yêu cầu hối lộ nếu có việc phải liên hệ với cảnh sát. Nhận hối lộ cũng là vấn đề của ngành tư pháp, các cơ quan cấp phép, đăng ký, lĩnh vực giáo dục, y tế và dịch vụ điện.
Đáng lưu ý, các đảng phái chính trị, quốc hội - những cơ quan vốn được lập ra với nghĩa vụ đại diện cho quyền lợi người dân trong các quyết định chính trị - vẫn bị xem là những cơ quan dễ có tham nhũng nhất, dễ thỏa hiệp với tham nhũng nhất, với 70% số người được hỏi đưa ra ý kiến như vậy. Trong khi đó, người dân lại xem các tổ chức phi chính phủ, cơ quan tôn giáo và quân đội là ít tham nhũng nhất, giống như kết quả năm 2006.
"Năm nay "hàn thử biểu" cho thấy người dân thế giới đã phải trả số tiền mồ hôi nước mắt cho các dịch vụ mà đáng lý phải được cung cấp miễn phí” - Chủ tịch TI Huguette Labelle bình luận. "Chúng tôi thấy rằng người dân đang ngày càng đòi hỏi trách nhiệm phải giải thích từ những cơ quan có ảnh hưởng nhất tới cuộc sống của họ, và đây là điều sẽ tạo ra thay đổi".
Năm 2007, trung bình chỉ có 1/5 người được hỏi cho rằng tham nhũng sẽ giảm trong ba năm tới. Người dân trên thế giới cũng cho rằng những biện pháp mà chính phủ đưa ra để chống tham nhũng không hiệu quả (54%).