2 tỷ USD cho xây dựng hạ tầng hai bên bờ sông Hồng
Những thông tin mới về kế hoạch xây dựng hai bên bờ sông Hồng, với số vốn đầu tư dự kiến lên đến 2 tỷ USD
Bên lề Hội nghị công bố Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của Hà Nội năm 2007, ông Nguyễn Quốc Triệu, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã tiết lộ những thông tin mới về kế hoạch xây dựng hai bên bờ sông Hồng, với số vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu dự kiến lên đến 2 tỷ USD.
Theo kế hoạch này, toàn bộ dải bờ sông và khu bãi bồi từ chân Cầu Thăng Long (bến Chèm) đến khu vực Cầu Thanh Trì sẽ được cải tạo và xây mới một chuỗi đô thị hướng mặt ra sông. Chính quyền Thành phố Seoul (Hàn Quốc) tài trợ cho Hà Nội 5 triệu USD để thực hiện khảo sát và quy hoạch dự án này.
Về tổ chức không gian và sử dụng đất, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết, dự án được phân làm 4 đoạn, gồm: phía Bắc Cầu Thăng Long, từ Cầu Thăng Long đến Cầu Chương Dương, từ Cầu Chương Dương đến Thanh Trì và từ Thanh Trì đến hết địa phận Hà Nội. Trong mỗi đoạn, ý đồ tổ chức khai thác cũng khác nhau.
Đoạn thứ nhất: khai thác hai bờ Bắc và Nam trong phạm vi đê cũ và đê mới, chủ yếu xây dựng khu đô thị mới, với các công trình dịch vụ kèm theo (khu vực Cảng Thượng Cát đề xuất xây một trung tâm phân phối hàng hóa lớn).
Đoạn thứ hai: tổ chức trục không gian từ Cổ Loa về Hồ Tây, đất hai bên phục vụ xây dựng; vùng Tứ Liên (trong khoảng đê bối với đê chính) hình thành trung tâm quốc tế đa năng với một số công trình tiêu biểu của Thủ đô. Khu bãi Tàm Xá sẽ được khai thác hết (sau khi đưa dòng chảy ổn định 600 m). Một nửa phía trong (giữa đê cũ và đê mới) sẽ được khai thác ổn định (328 ha). Đề xuất xây dựng Triển lãm Expo (20 - 25 ha) gắn với phía Bắc Phương Trạch để tạo thành một quần thể lớn cùng khu thể thao dân tộc.
Đoạn thứ ba: ở phía bờ Nam, sẽ đẩy phần đê qua khu vực Dự án Đầm Trấu hiện nay, còn bờ phía Bắc (xã Bồ Đề) chia làm 2 khu: bên ngoài là công viên sinh thái, không xây dựng; bên trong đê cũ và đê mới hình thành khu đô thị mới.
Đoạn cuối cùng: không xây dựng, trừ vùng sinh thái. Phía bờ phía Bắc sẽ giữ toàn bộ làng Bát Tràng và mở rộng xung quanh thành khu đô thị. Phía Nam khu Kim Lan, Văn Đức sẽ phát triển thành khu đô thị hoàn toàn mới.
Khu vực quy hoạch có tổng diện tích khoảng 7.000 ha, trong đó khoảng 3.000 ha giáp với dòng chảy sẽ được kè đê bê tông và có mật độ xây dựng thấp, không gây cản trở dòng chảy của sông Hồng. Nằm trong diện tích này là các dự án giao thông tĩnh, các dự án vui chơi, giải trí và đất công viên, cây xanh.
Sau khi xác định hành lang thoát lũ và điều chỉnh một số đoạn đê, Dự án sẽ tạo khoảng 1.500 ha đất để đưa vào khai thác xây dựng đô thị (phần giữa đê cũ và đê mới). Theo các chuyên gia, đây thực sự là những “miếng vàng” của Hà Nội trong tương lai không xa.
Ông Triệu cho biết, các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc đã có những tính toán cụ thể về tần suất lũ cho Hà Nội với tiêu chuẩn chống lũ cấp đặc biệt của vùng Đồng bằng sông Hồng và đỉnh lũ cao nhất là 13,4 m (tính theo cao trình đê). Theo căn cứ này, nếu chỉ khai thác hồ Thác Bà và hồ Hòa Bình như hiện nay thì tần suất lũ cho lưu vực Hà Nội là 125 năm. Còn khi đưa hồ Tuyên Quang vào sử dụng thì tần suất lũ kéo dài đến 250 năm và khi đưa hồ Sơn La vào sử dụng (năm 2010) thì tần suất lũ sẽ kéo dài đến 500 năm.
Theo khảo sát của các cơ quan chức năng Thành phố Hà Nội, điểm rộng nhất giữa hai bờ sông lên đến 3,5 km, trong khi nếu được quy hoạch và khơi thông, chỉ cần 1,5 km là dòng chảy bảo đảm thoát lũ tốt.
Theo kế hoạch này, toàn bộ dải bờ sông và khu bãi bồi từ chân Cầu Thăng Long (bến Chèm) đến khu vực Cầu Thanh Trì sẽ được cải tạo và xây mới một chuỗi đô thị hướng mặt ra sông. Chính quyền Thành phố Seoul (Hàn Quốc) tài trợ cho Hà Nội 5 triệu USD để thực hiện khảo sát và quy hoạch dự án này.
Về tổ chức không gian và sử dụng đất, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết, dự án được phân làm 4 đoạn, gồm: phía Bắc Cầu Thăng Long, từ Cầu Thăng Long đến Cầu Chương Dương, từ Cầu Chương Dương đến Thanh Trì và từ Thanh Trì đến hết địa phận Hà Nội. Trong mỗi đoạn, ý đồ tổ chức khai thác cũng khác nhau.
Đoạn thứ nhất: khai thác hai bờ Bắc và Nam trong phạm vi đê cũ và đê mới, chủ yếu xây dựng khu đô thị mới, với các công trình dịch vụ kèm theo (khu vực Cảng Thượng Cát đề xuất xây một trung tâm phân phối hàng hóa lớn).
Đoạn thứ hai: tổ chức trục không gian từ Cổ Loa về Hồ Tây, đất hai bên phục vụ xây dựng; vùng Tứ Liên (trong khoảng đê bối với đê chính) hình thành trung tâm quốc tế đa năng với một số công trình tiêu biểu của Thủ đô. Khu bãi Tàm Xá sẽ được khai thác hết (sau khi đưa dòng chảy ổn định 600 m). Một nửa phía trong (giữa đê cũ và đê mới) sẽ được khai thác ổn định (328 ha). Đề xuất xây dựng Triển lãm Expo (20 - 25 ha) gắn với phía Bắc Phương Trạch để tạo thành một quần thể lớn cùng khu thể thao dân tộc.
Đoạn thứ ba: ở phía bờ Nam, sẽ đẩy phần đê qua khu vực Dự án Đầm Trấu hiện nay, còn bờ phía Bắc (xã Bồ Đề) chia làm 2 khu: bên ngoài là công viên sinh thái, không xây dựng; bên trong đê cũ và đê mới hình thành khu đô thị mới.
Đoạn cuối cùng: không xây dựng, trừ vùng sinh thái. Phía bờ phía Bắc sẽ giữ toàn bộ làng Bát Tràng và mở rộng xung quanh thành khu đô thị. Phía Nam khu Kim Lan, Văn Đức sẽ phát triển thành khu đô thị hoàn toàn mới.
Khu vực quy hoạch có tổng diện tích khoảng 7.000 ha, trong đó khoảng 3.000 ha giáp với dòng chảy sẽ được kè đê bê tông và có mật độ xây dựng thấp, không gây cản trở dòng chảy của sông Hồng. Nằm trong diện tích này là các dự án giao thông tĩnh, các dự án vui chơi, giải trí và đất công viên, cây xanh.
Sau khi xác định hành lang thoát lũ và điều chỉnh một số đoạn đê, Dự án sẽ tạo khoảng 1.500 ha đất để đưa vào khai thác xây dựng đô thị (phần giữa đê cũ và đê mới). Theo các chuyên gia, đây thực sự là những “miếng vàng” của Hà Nội trong tương lai không xa.
Ông Triệu cho biết, các chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc đã có những tính toán cụ thể về tần suất lũ cho Hà Nội với tiêu chuẩn chống lũ cấp đặc biệt của vùng Đồng bằng sông Hồng và đỉnh lũ cao nhất là 13,4 m (tính theo cao trình đê). Theo căn cứ này, nếu chỉ khai thác hồ Thác Bà và hồ Hòa Bình như hiện nay thì tần suất lũ cho lưu vực Hà Nội là 125 năm. Còn khi đưa hồ Tuyên Quang vào sử dụng thì tần suất lũ kéo dài đến 250 năm và khi đưa hồ Sơn La vào sử dụng (năm 2010) thì tần suất lũ sẽ kéo dài đến 500 năm.
Theo khảo sát của các cơ quan chức năng Thành phố Hà Nội, điểm rộng nhất giữa hai bờ sông lên đến 3,5 km, trong khi nếu được quy hoạch và khơi thông, chỉ cần 1,5 km là dòng chảy bảo đảm thoát lũ tốt.