20 năm nữa, kinh tế châu Á sẽ “qua mặt” G7
Trong vòng 20 năm tới, GDP của châu Á sẽ vượt xa các nền kinh tế G7 bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Canada và Italy
Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), với xu hướng phát triển hiện nay, trong vòng 5 năm tới, kinh tế châu Á sẽ tăng khoảng 50%, chiếm hơn 1/3 sản lượng thế giới và có thể sánh ngang với nền kinh tế Mỹ và châu Âu.
IMF cho rằng, trong vòng 20 năm tới, GDP của châu Á sẽ vượt xa các nền kinh tế công nghiệp trong khối G7 bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Canada và Italy.
Nhận định với tạp chí Finance & Development, ông Annop Singh, Giám đốc IMF khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng, đến năm 2030, châu Á rất có thể trở thành khu vực kinh tế lớn nhất thế giới, bởi điều này đã được thể hiện qua những thành tựu mà khu vực này đạt được trong hai thập niên qua.
Theo ông Sigh, với những thành tựu mà châu Á đã giành được trong mấy chục năm qua, khả năng này dường như rất lớn. Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á đã tăng gấp đôi thị phần thương mại toàn cầu và tăng trưởng GDP rất mạnh mẽ, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, "hiện tượng châu Á" sẽ không chỉ dừng ở hai quốc gia trên, mà điều quan trọng hơn là các nền kinh tế châu Á "rất đáng tin cậy và phát triển vững chắc". Ông Singh cho rằng, đây là những điều kiện tiền đề quan trọng để châu Á đóng góp vào sự hồi phục của kinh tế thế giới thời gian qua.
Theo Giám đốc IMF khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Á không nằm trong "tâm bão" khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, do đã cẩn trọng tránh né làn sóng ảnh hưởng của thị trường cổ phiếu nguy hiểm. Tuy nhiên, xuất khẩu của khu vực này ít nhiều bị ảnh hưởng.
Đến cuối năm 2009, các nền kinh tế tại khu vực đã bắt đầu hồi phục mạnh mẽ, sản lượng hàng hóa và xuất khẩu đã tăng trở lại gần ngang bằng với thời kỳ tiền khủng hoảng, đặc biệt tại một số quốc gia vốn từng bị ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Việc các quốc gia trong khu vực tăng cường chính sách tiền tệ, kích thích nhu cầu nội địa, thúc đẩy hợp tác tài chính với các nền kinh tế khác, trong khi cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh và hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ... hứa hẹn triển vọng phát triển tích cực trong thời gian tới.
Trước đó, cũng trên tờ Finance & Development, ông Zhu Min, cố vấn cấp cao cho Tổng giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn, đã dự đoán, trong 5 năm tới, châu Á sẽ tiến sát hơn tới vị trí trung tâm kinh tế của thế giới trong tương lai.
Theo ông Zhu Min, do các nền kinh tế phát triển tăng trưởng chậm và đang đứng trước nhiều vấn đề tài chính, nên châu Á sẽ thu hút thương mại và dòng vốn đổ về nhiều hơn. Tuy nhiên, ông cho rằng, bên cạnh những cơ hội, các nhà hoạch định chính sách khu vực này cũng phải đương đầu với nhiều thách thức.
Chẳng hạn như việc lượng vốn đổ vào khu vực này tăng mạnh trong năm nay và vài năm tới. Theo ông Zhu Min, các nền kinh tế châu Á cần phải xử lý cẩn thận vấn đề này, đồng thời vạch ra chính sách thỏa đáng, thi hành các phương án giải quyết có hiệu quả lâu dài.
IMF cho rằng, trong vòng 20 năm tới, GDP của châu Á sẽ vượt xa các nền kinh tế công nghiệp trong khối G7 bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Canada và Italy.
Nhận định với tạp chí Finance & Development, ông Annop Singh, Giám đốc IMF khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng, đến năm 2030, châu Á rất có thể trở thành khu vực kinh tế lớn nhất thế giới, bởi điều này đã được thể hiện qua những thành tựu mà khu vực này đạt được trong hai thập niên qua.
Theo ông Sigh, với những thành tựu mà châu Á đã giành được trong mấy chục năm qua, khả năng này dường như rất lớn. Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á đã tăng gấp đôi thị phần thương mại toàn cầu và tăng trưởng GDP rất mạnh mẽ, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, "hiện tượng châu Á" sẽ không chỉ dừng ở hai quốc gia trên, mà điều quan trọng hơn là các nền kinh tế châu Á "rất đáng tin cậy và phát triển vững chắc". Ông Singh cho rằng, đây là những điều kiện tiền đề quan trọng để châu Á đóng góp vào sự hồi phục của kinh tế thế giới thời gian qua.
Theo Giám đốc IMF khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Á không nằm trong "tâm bão" khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, do đã cẩn trọng tránh né làn sóng ảnh hưởng của thị trường cổ phiếu nguy hiểm. Tuy nhiên, xuất khẩu của khu vực này ít nhiều bị ảnh hưởng.
Đến cuối năm 2009, các nền kinh tế tại khu vực đã bắt đầu hồi phục mạnh mẽ, sản lượng hàng hóa và xuất khẩu đã tăng trở lại gần ngang bằng với thời kỳ tiền khủng hoảng, đặc biệt tại một số quốc gia vốn từng bị ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Việc các quốc gia trong khu vực tăng cường chính sách tiền tệ, kích thích nhu cầu nội địa, thúc đẩy hợp tác tài chính với các nền kinh tế khác, trong khi cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh và hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ... hứa hẹn triển vọng phát triển tích cực trong thời gian tới.
Trước đó, cũng trên tờ Finance & Development, ông Zhu Min, cố vấn cấp cao cho Tổng giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn, đã dự đoán, trong 5 năm tới, châu Á sẽ tiến sát hơn tới vị trí trung tâm kinh tế của thế giới trong tương lai.
Theo ông Zhu Min, do các nền kinh tế phát triển tăng trưởng chậm và đang đứng trước nhiều vấn đề tài chính, nên châu Á sẽ thu hút thương mại và dòng vốn đổ về nhiều hơn. Tuy nhiên, ông cho rằng, bên cạnh những cơ hội, các nhà hoạch định chính sách khu vực này cũng phải đương đầu với nhiều thách thức.
Chẳng hạn như việc lượng vốn đổ vào khu vực này tăng mạnh trong năm nay và vài năm tới. Theo ông Zhu Min, các nền kinh tế châu Á cần phải xử lý cẩn thận vấn đề này, đồng thời vạch ra chính sách thỏa đáng, thi hành các phương án giải quyết có hiệu quả lâu dài.