2007, FDI toàn cầu đạt kỷ lục
FDI toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2007, bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính và tín dụng
Cơ quan Phát triển và Thương mại Liên hiệp quốc (UNCTAD) vừa cho biết, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục 1.538 tỷ USD trong năm 2007 bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính và tín dụng diễn ra vào nửa cuối năm.
Theo UNCTAD, lợi nhuận công ty tăng và luồng tiền mặt khá dồi dào đã giúp tăng giá trị các vụ sáp nhập và mua bán xuyên biên giới, hiện chiếm một bộ phận lớn trong luồng vốn FDI.
Mỹ dẫn đầu về thu hút FDI
Trong năm 2007, Mỹ vẫn là địa chỉ thu hút FDI nhiều nhất với 193 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2006, tuy tốc độ tăng này chậm hơn so với nhiều nước khác. Trung Quốc là nước nhận được nhiều FDI nhất trong số các nước đang phát triển với 67,3 tỷ USD, tuy giảm 3,1% so với năm 2006.
Nguồn FDI vẫn tăng ở cả ba nhóm kinh tế gồm các nền kinh tế phát triển, các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế trong thời kỳ quá độ như Đông Nam Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
Nguồn FDI đổ vào nhóm thứ nhất tăng trong bốn năm liên tiếp, lên tới gần một nghìn tỷ USD. Khoảng 224 tỷ USD của nguồn FDI đổ vào nhóm thứ hai được dành cho các khu vực như Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và châu Đại Dương. FDI đổ vào nhóm thứ ba tăng 41% lên mức kỷ lục 98 tỷ USD.
Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hiệp quốc (CEPAL) đánh giá, mặc dù phải đối mặt với những biến động của thị trường tài chính quốc tế và cuộc khủng hoảng trên thị trường vay thế chấp ở Mỹ song các nước khu vực Mỹ Latinh đã hạn chế những tác động từ bên ngoài và tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế với mức tăng trưởng bình quân 5,6%; thu hút FDI 95 tỷ USD, cao nhất trong tám năm trở lại đây, mang lại thặng dư lớn cho khu vực này.
Dòng vốn FDI trên toàn cầu trong ba năm tới được dự báo sẽ tăng lên, mặc dù có nhiều lo ngại về sự bất ổn tài chính và việc một số quốc gia áp dụng các biện pháp bảo hộ. Theo Khảo sát Triển vọng đầu tư thế giới 2007-2009 của UNCTAD, hơn 2/3 trong tổng số 192 công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới cho biết, họ có kế hoạch tăng vốn đầu tư ra nước ngoài trong vòng ba năm tới.
Có nguy cơ bất ổn về kinh tế ở châu Á
Các chuyên gia dự đoán, trong thời gian tới, dòng vốn FDI vào ba nền kinh tế lớn của châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ có sự khác biệt rất lớn. Trung Quốc tiếp tục duy trì sức hấp dẫn đối với giới đầu tư nước ngoài. Nhật Bản do hệ thống pháp luật mang nặng tính bảo hộ sẽ khó thúc đẩy việc thu hút FDI.
Trong năm năm tới, FDI vào Ấn Độ tăng mạnh, nhưng vẫn thấp hơn tiềm lực phát triển kinh tế của nước này. Ba nước này hiện chiếm 30% tổng FDI trên toàn cầu. FDI vào Trung Quốc dự kiến từ năm 2007 - 2011 sẽ đạt khoảng 87 tỷ USD/năm và chiếm khoảng 6% tổng FDI toàn cầu.
Các công ty đa quốc gia, các ngành công nghiệp khai thác và phát triển chuyển dịch dòng vốn FDI vào tiểu vùng Nam và Đông Nam theo hướng sử dụng nhiều lao động trí thức và các hoạt động làm gia tăng giá trị. Cụ thể, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn giữ vị trí lớn nhất trong vùng nhận được FDI, theo sau là Singapore và Ấn Độ.
Theo UNCTAD, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Đông, Nam và Đông Nam Á sẽ tiếp tục châm ngòi cho chiến dịch săn tìm thị trường đầu tư FDI trong vùng. Khu vực này cũng sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với việc tìm kiếm hiệu quả đầu tư FDI, những quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam đang có kế hoạch cải thiện đáng kể hạ tầng cơ sở của mình.
Trong khi đó, nhiều nhà phân tích lại cho rằng lượng tiền rất lớn từ bên ngoài đổ vào châu Á hiện nay có nguy cơ gây bất ổn cho các nền kinh tế khu vực. Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997 đã xảy ra sau khi các nhà đầu tư ồ ạt rút tiền khỏi khu vực, nơi trước đó họ đã đổ vào mua chứng khoán và trái phiếu ngân hàng.
Vì thế, dòng vốn lớn từ bên ngoài chảy vào châu Á đang khiến giới kinh tế lo ngại một cuộc khủng hoảng tương tự có thể xảy ra. Mối lo ngại này tăng lên khi dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài đổ vào châu lục này lên tới mức kỷ lục, giữa lúc áp lực đối với các đồng tiền trong khu vực và lạm phát cùng gia tăng, trong khi các ngân hàng châu Á lại thiếu các quy định chặt chẽ về cho vay vốn.
Theo UNCTAD, lợi nhuận công ty tăng và luồng tiền mặt khá dồi dào đã giúp tăng giá trị các vụ sáp nhập và mua bán xuyên biên giới, hiện chiếm một bộ phận lớn trong luồng vốn FDI.
Mỹ dẫn đầu về thu hút FDI
Trong năm 2007, Mỹ vẫn là địa chỉ thu hút FDI nhiều nhất với 193 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2006, tuy tốc độ tăng này chậm hơn so với nhiều nước khác. Trung Quốc là nước nhận được nhiều FDI nhất trong số các nước đang phát triển với 67,3 tỷ USD, tuy giảm 3,1% so với năm 2006.
Nguồn FDI vẫn tăng ở cả ba nhóm kinh tế gồm các nền kinh tế phát triển, các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế trong thời kỳ quá độ như Đông Nam Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
Nguồn FDI đổ vào nhóm thứ nhất tăng trong bốn năm liên tiếp, lên tới gần một nghìn tỷ USD. Khoảng 224 tỷ USD của nguồn FDI đổ vào nhóm thứ hai được dành cho các khu vực như Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và châu Đại Dương. FDI đổ vào nhóm thứ ba tăng 41% lên mức kỷ lục 98 tỷ USD.
Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hiệp quốc (CEPAL) đánh giá, mặc dù phải đối mặt với những biến động của thị trường tài chính quốc tế và cuộc khủng hoảng trên thị trường vay thế chấp ở Mỹ song các nước khu vực Mỹ Latinh đã hạn chế những tác động từ bên ngoài và tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế với mức tăng trưởng bình quân 5,6%; thu hút FDI 95 tỷ USD, cao nhất trong tám năm trở lại đây, mang lại thặng dư lớn cho khu vực này.
Dòng vốn FDI trên toàn cầu trong ba năm tới được dự báo sẽ tăng lên, mặc dù có nhiều lo ngại về sự bất ổn tài chính và việc một số quốc gia áp dụng các biện pháp bảo hộ. Theo Khảo sát Triển vọng đầu tư thế giới 2007-2009 của UNCTAD, hơn 2/3 trong tổng số 192 công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới cho biết, họ có kế hoạch tăng vốn đầu tư ra nước ngoài trong vòng ba năm tới.
Có nguy cơ bất ổn về kinh tế ở châu Á
Các chuyên gia dự đoán, trong thời gian tới, dòng vốn FDI vào ba nền kinh tế lớn của châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ có sự khác biệt rất lớn. Trung Quốc tiếp tục duy trì sức hấp dẫn đối với giới đầu tư nước ngoài. Nhật Bản do hệ thống pháp luật mang nặng tính bảo hộ sẽ khó thúc đẩy việc thu hút FDI.
Trong năm năm tới, FDI vào Ấn Độ tăng mạnh, nhưng vẫn thấp hơn tiềm lực phát triển kinh tế của nước này. Ba nước này hiện chiếm 30% tổng FDI trên toàn cầu. FDI vào Trung Quốc dự kiến từ năm 2007 - 2011 sẽ đạt khoảng 87 tỷ USD/năm và chiếm khoảng 6% tổng FDI toàn cầu.
Các công ty đa quốc gia, các ngành công nghiệp khai thác và phát triển chuyển dịch dòng vốn FDI vào tiểu vùng Nam và Đông Nam theo hướng sử dụng nhiều lao động trí thức và các hoạt động làm gia tăng giá trị. Cụ thể, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn giữ vị trí lớn nhất trong vùng nhận được FDI, theo sau là Singapore và Ấn Độ.
Theo UNCTAD, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Đông, Nam và Đông Nam Á sẽ tiếp tục châm ngòi cho chiến dịch săn tìm thị trường đầu tư FDI trong vùng. Khu vực này cũng sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với việc tìm kiếm hiệu quả đầu tư FDI, những quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam đang có kế hoạch cải thiện đáng kể hạ tầng cơ sở của mình.
Trong khi đó, nhiều nhà phân tích lại cho rằng lượng tiền rất lớn từ bên ngoài đổ vào châu Á hiện nay có nguy cơ gây bất ổn cho các nền kinh tế khu vực. Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997 đã xảy ra sau khi các nhà đầu tư ồ ạt rút tiền khỏi khu vực, nơi trước đó họ đã đổ vào mua chứng khoán và trái phiếu ngân hàng.
Vì thế, dòng vốn lớn từ bên ngoài chảy vào châu Á đang khiến giới kinh tế lo ngại một cuộc khủng hoảng tương tự có thể xảy ra. Mối lo ngại này tăng lên khi dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài đổ vào châu lục này lên tới mức kỷ lục, giữa lúc áp lực đối với các đồng tiền trong khu vực và lạm phát cùng gia tăng, trong khi các ngân hàng châu Á lại thiếu các quy định chặt chẽ về cho vay vốn.