2014, khó khăn còn nhiều hơn thuận lợi
Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ưu tư về những trở ngại đang chờ đón nền kinh tế
Theo cảm nhận của tôi, trong năm 2014 khó khăn, thách thức của cộng đồng doanh nghiệp vẫn nhiều hơn thuận lợi. Đồng thời nhóm các doanh nghiệp đã và đang sử dụng đòn bẩy tài chính cao hay thấp, mới thành lập hay tái hoạt động cũng có những khó khăn thách thức khác nhau.
Tựu trung lại là doanh nhân còn không ít trăn trở, song tôi nghĩ những trăn trở này cũng có thể cải thiện được ngay trong năm nay.
Lâu nay nói về môi trường kinh tế vĩ mô, các yếu tố tốc độ tăng trưởng, lạm phát, chính sách tài khóa, tiền tệ… hay được nhắc đến. Còn những tiêu chí lượng hóa cho mô hình phát triển, năng lực cạnh tranh từng lĩnh vực ngành nghề, dòng vốn của xã hội… lại ít được đề cập. Nhưng bài học mới nhất về sụt giảm giá bất động sản và chứng khoán đã làm thiệt hại lớn cho nền kinh tế và nhiều doanh nghiệp thì lại xuất phát từ yếu tố đó.
Dòng vốn trong xã hội đã chảy về hai thị trường này một cách thái quá. Thử nhìn xem chúng ta đang có công cụ hữu hiệu nào có thể điều tiết chỉ số giá chứng khoán và bất động sản tránh khỏi vòng xoáy bong bong giá những năm tới đây? Đất nước càng khó khăn càng cần có tích lũy và đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Người dân chỉ tự nguyện bỏ tiền vào thị trường chứng khoán khi thấy được sự tăng trưởng ổn định. Có thể tăng chậm, tăng ít nhưng niềm tin của người dân sẽ tạo lên dòng vốn rất tốt cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán.
Mặt khác khi có sự trồi sụt quá lớn thì đa số sẽ không tham gia mà tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu cơ. Đầu cơ lớn sẽ kéo theo hệ lụy rủi ro cao và hút mất nguồn tín dụng đáng lẽ là của những hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
Thị trường cũng vẫn là vấn đề khiến doanh nhân không ngừng. Doanh nghiệp đang và sẽ phát huy lợi thế thị trường tiêu thụ nội địa, với lợi thế là quốc gia có dân số đứng thứ 14 trên thế giới, cơ cấu trẻ, độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao. Những nhu cầu tiêu dùng thiết yếu vẫn diễn ra hàng ngày bất luận tình hình kinh tế ra sao.
Vấn đề ở đây là các doanh nghiệp Việt cung ứng được bao nhiêu phần trăm trong tổng cầu ấy. Những năm qua có rất nhiều nỗ lực từ phía doanh nghiệp, nhưng đa số gục ngã trước các tập đoàn lớn trên thế giới. Bởi họ sẵn sàng lỗ kế hoạch trong một thời gian để các doanh nghiệp Việt không chịu được, tự rút lui. Họ sẵn sàng chi, lách luật chi cho tuyên truyền quảng cáo… nhiều hơn doanh nghiệp Việt rất nhiều để thương hiệu chiếm lĩnh thị trường. Từ đó có thể làm cho họ lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền để tăng giá, sinh lời.
Vì vậy, nếu chính sách vĩ mô của Việt Nam chỉ nhắm tới các cú hích từ ngân sách để tăng tổng cầu thì sẽ không hữu hiệu bằng các biện pháp có tính đồng bộ, như xem xét kỹ các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh để kịp thời xử lý. Hay không chỉ là vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” mà cần có quyết sách cụ thể, như Chính phủ ban hành danh mục các mặt hàng sản phẩm có thể nhập khẩu để số còn lại phải sử dụng “hàng Việt” khi dùng ngân sách…
Nhân dịp đầu năm mới, tôi xin chúc bạn đọc VnEconomy nói chung, đội ngũ doanh nhân Việt Nam nói riêng sẽ chuẩn bị được thật nhiều điều tốt đẹp, cho mùa xuân sau.
* Tác giả là Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam
Tựu trung lại là doanh nhân còn không ít trăn trở, song tôi nghĩ những trăn trở này cũng có thể cải thiện được ngay trong năm nay.
Lâu nay nói về môi trường kinh tế vĩ mô, các yếu tố tốc độ tăng trưởng, lạm phát, chính sách tài khóa, tiền tệ… hay được nhắc đến. Còn những tiêu chí lượng hóa cho mô hình phát triển, năng lực cạnh tranh từng lĩnh vực ngành nghề, dòng vốn của xã hội… lại ít được đề cập. Nhưng bài học mới nhất về sụt giảm giá bất động sản và chứng khoán đã làm thiệt hại lớn cho nền kinh tế và nhiều doanh nghiệp thì lại xuất phát từ yếu tố đó.
Dòng vốn trong xã hội đã chảy về hai thị trường này một cách thái quá. Thử nhìn xem chúng ta đang có công cụ hữu hiệu nào có thể điều tiết chỉ số giá chứng khoán và bất động sản tránh khỏi vòng xoáy bong bong giá những năm tới đây? Đất nước càng khó khăn càng cần có tích lũy và đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Người dân chỉ tự nguyện bỏ tiền vào thị trường chứng khoán khi thấy được sự tăng trưởng ổn định. Có thể tăng chậm, tăng ít nhưng niềm tin của người dân sẽ tạo lên dòng vốn rất tốt cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán.
Mặt khác khi có sự trồi sụt quá lớn thì đa số sẽ không tham gia mà tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu cơ. Đầu cơ lớn sẽ kéo theo hệ lụy rủi ro cao và hút mất nguồn tín dụng đáng lẽ là của những hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
Thị trường cũng vẫn là vấn đề khiến doanh nhân không ngừng. Doanh nghiệp đang và sẽ phát huy lợi thế thị trường tiêu thụ nội địa, với lợi thế là quốc gia có dân số đứng thứ 14 trên thế giới, cơ cấu trẻ, độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao. Những nhu cầu tiêu dùng thiết yếu vẫn diễn ra hàng ngày bất luận tình hình kinh tế ra sao.
Vấn đề ở đây là các doanh nghiệp Việt cung ứng được bao nhiêu phần trăm trong tổng cầu ấy. Những năm qua có rất nhiều nỗ lực từ phía doanh nghiệp, nhưng đa số gục ngã trước các tập đoàn lớn trên thế giới. Bởi họ sẵn sàng lỗ kế hoạch trong một thời gian để các doanh nghiệp Việt không chịu được, tự rút lui. Họ sẵn sàng chi, lách luật chi cho tuyên truyền quảng cáo… nhiều hơn doanh nghiệp Việt rất nhiều để thương hiệu chiếm lĩnh thị trường. Từ đó có thể làm cho họ lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền để tăng giá, sinh lời.
Vì vậy, nếu chính sách vĩ mô của Việt Nam chỉ nhắm tới các cú hích từ ngân sách để tăng tổng cầu thì sẽ không hữu hiệu bằng các biện pháp có tính đồng bộ, như xem xét kỹ các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh để kịp thời xử lý. Hay không chỉ là vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” mà cần có quyết sách cụ thể, như Chính phủ ban hành danh mục các mặt hàng sản phẩm có thể nhập khẩu để số còn lại phải sử dụng “hàng Việt” khi dùng ngân sách…
Nhân dịp đầu năm mới, tôi xin chúc bạn đọc VnEconomy nói chung, đội ngũ doanh nhân Việt Nam nói riêng sẽ chuẩn bị được thật nhiều điều tốt đẹp, cho mùa xuân sau.
* Tác giả là Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam