3 ngân hàng yếu cùng về với VietinBank
Với giá 0 đồng, Ngân hàng Nhà nước quyết định giao GP.Bank cho VietinBank quản trị và điều hành
Hôm nay (7/7), Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành quyết định mua lại bắt buộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank) với giá 0 đồng.
Quyết định trên được đưa ra sau khi GP.Bank qua ba lần tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường mà vẫn không thành, không thể đưa ra được phương án tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Đáng chú ý, sau khi xác định đây là ngân hàng yếu kém từ cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã tạo điều kiện và cơ hội tới 3 năm để khắc phục các hậu quả và bù đắp vốn nhưng GP.Bank vẫn không thể tự đứng dậy.
Thậm chí, dữ liệu cập nhật gần đây cho thấy ngân hàng này tiếp tục âm vốn nặng.
Cũng gần ba năm trước, thị trường chờ đợi ở hướng xử lý GP.Bank qua phương án có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, phương án này cũng không thể triển khai.
Sau đại hội đồng cổ đông bất thường cuối tuần qua, GP.Bank đã không thể nắm được cơ hội cuối cùng, bù đắp vốn để đảm bảo yêu cầu vốn pháp định. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần ngân hàng này với giá 0 đồng.
Như vậy, ngân hàng cuối cùng trong nhóm 9 thành viên yếu kém xác định đợt đầu cuối 2011 đã được xử lý. Một trường hợp khác là PG.Bank cũng đang chờ đợi sáp nhập vào VietinBank.
Đáng chú ý, với trường hợp GP.Bank, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ định VietinBank đứng ra tham gia quản trị, điều hành và kiện toàn hoạt động trong giai đoạn mới.
Với GP.Bank, đến thời điểm này Ngân hàng Nhà nước đã mua lại bắt buộc ba ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng, trước đó là VNCB và OceanBank.
Và đến thời điểm này, VietinBank là đầu mối tiếp nhận quản lý, điều hành hai ngân hàng yếu kém là OceanBank và GP.Bank, trong khi kế hoạch sáp nhập PG.Bank hiện đang xúc tiến và dự kiến có thể xong trong tháng 7 này.
Quyết định trên được đưa ra sau khi GP.Bank qua ba lần tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường mà vẫn không thành, không thể đưa ra được phương án tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Đáng chú ý, sau khi xác định đây là ngân hàng yếu kém từ cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã tạo điều kiện và cơ hội tới 3 năm để khắc phục các hậu quả và bù đắp vốn nhưng GP.Bank vẫn không thể tự đứng dậy.
Thậm chí, dữ liệu cập nhật gần đây cho thấy ngân hàng này tiếp tục âm vốn nặng.
Cũng gần ba năm trước, thị trường chờ đợi ở hướng xử lý GP.Bank qua phương án có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, phương án này cũng không thể triển khai.
Sau đại hội đồng cổ đông bất thường cuối tuần qua, GP.Bank đã không thể nắm được cơ hội cuối cùng, bù đắp vốn để đảm bảo yêu cầu vốn pháp định. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần ngân hàng này với giá 0 đồng.
Như vậy, ngân hàng cuối cùng trong nhóm 9 thành viên yếu kém xác định đợt đầu cuối 2011 đã được xử lý. Một trường hợp khác là PG.Bank cũng đang chờ đợi sáp nhập vào VietinBank.
Đáng chú ý, với trường hợp GP.Bank, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ định VietinBank đứng ra tham gia quản trị, điều hành và kiện toàn hoạt động trong giai đoạn mới.
Với GP.Bank, đến thời điểm này Ngân hàng Nhà nước đã mua lại bắt buộc ba ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng, trước đó là VNCB và OceanBank.
Và đến thời điểm này, VietinBank là đầu mối tiếp nhận quản lý, điều hành hai ngân hàng yếu kém là OceanBank và GP.Bank, trong khi kế hoạch sáp nhập PG.Bank hiện đang xúc tiến và dự kiến có thể xong trong tháng 7 này.