3 “viên thuốc” cho kinh tế Mỹ
Nền kinh tế Mỹ lúc này giống như một người ốm nặng đang xin đơn thuốc
Nền kinh tế Mỹ lúc này giống như một người ốm nặng đang xin đơn thuốc.
"Bệnh" đã nặng
Cuộc khủng hoảng tín dụng vẫn chưa chịu “buông tha” nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Thị trường địa ốc tiếp tục đóng băng, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cùng tăng leo thang, giá nhiêu liệu cao ngất ngưởng và sản xuất công nghiệp co hẹp. Trong khi đó, doanh số của các hãng bán lẻ lại vô cùng ảm đạm.
Thời gian qua, các tập đoàn tài chính lớn của Mỹ liên tục công bố những khoản thua lỗ và thâm hụt tài sản khổng lồ. Từ đầu năm đến giờ, màu xanh là màu hiếm nhìn thấy trên các bảng giá chứng khoán Mỹ, vì các hàn thử biểu trên thị trường chứng khoán nước này liên tục được miêu tả bằng mũi tên đỏ chỉ xuống.
Theo giới chuyên gia, “bóng ma” suy thoái đã cận kề và sẽ “nuốt chửng” nền kinh tế đầu tàu này trong nay mai . Thậm chí, những người ít lạc quan hơn còn khẳng định, kinh tế Mỹ chắc chắn đã suy thoái rồi.
“Có bệnh vái tứ phương”, trong tình cảnh này, cả Chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ đang tìm mọi cách để ngăn cỗ xe kinh tế nước này không lao tuột xuống con dốc dài trước mặt. Dưới đây là ba “viên thuốc” mà kinh tế Mỹ đã và sẽ tiếp tục uống để cứu mình.
Viên thuốc 1: Cắt giảm lãi suất
Giữa hai mục tiêu tăng trưởng và chống lạm phát, vào lúc này, rõ ràng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), tức ngân hàng trung ương của nước này, phải chọn mục tiêu thứ nhất.
Giới quan sát đang kỳ vọng, trong cuộc họp được tổ chức cuối tháng 1 này, FED sẽ cắt giảm lãi suất đồng USD thêm 0,5% từ mức 4,25% hiện nay xuống mức 3,75%.
“Bão” tín dụng hoành hành đã khiến hàng loạt ngân hàng lớn tại Mỹ như Countrywide Financial, Citigroup, Merrill Lynch, Morgan Stanley và Bear Stearns phải đối mặt với tình trạng thua lỗ chồng chất và lượng nợ xấu không ngừng leo thang. Kết quả là, nhiều ngân hàng buộc phải thắt chặt tiêu chuẩn cho vay, làm cản trở các hoạt động đầu tư vào sản xuất và đặc biệt là tiêu dùng, lĩnh vực chiếm tới 2/3 giá trị kinh tế Mỹ.
Theo các chuyên gia, động thái một lần nữa cắt giảm lãi suất của FED sẽ làm dịu đi tác động tiêu cực này, vì các doanh nghiệp và người dân sẽ vay nhiều tiền hơn để đầu tư và mua sắm.
Mặt khác, động thái này có thể sẽ giúp “hâm nóng” trở lại lại thị trường địa ốc Mỹ đã ở trong suốt một thời gian ế ẩm kéo dài. Đồng thời, một mức lãi suất thấp hơn cho đồng “bạc xanh” sẽ giúp cải thiện niềm tin của thị trường chứng khoán Mỹ, kéo các chỉ số chính trên phố Wall ngược trở lại đà đổ dốc liên tục từ đầu năm đến nay.
Tuy nhiên, mặt khác việc cắt giảm lãi suất sẽ khiến đồng USD tiếp tục mất giá, đẩy giá dầu và các loại hàng hóa khác lên cao, làm gia tăng áp lực lạm phát đối với kinh tế Mỹ. Mặc dù vậy, xu thế USD mất giá so với Euro có thể nhẹ đi phần nào vì đang có dự báo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - ngân hàng vốn ưu tiên chống lạm phát hơn là kích thích tăng trưởng – sắp tới sẽ phải cắt giảm lãi suất Euro từ mức 4% như hiện nay.
Viên thuốc 2: Bơm tiền, giảm thuế
Trong thời gian qua, FED đã phải liên tục bơm tiền vào hệ thống ngân hàng Mỹ để làm giảm bớt áp lực vốn. Ngày 16/11/2007, FED quyết định bơm vào thị trường số tiền 47,25 tỷ USD để tăng tính thanh khoản cho thị trường vốn đang trong cơn khốn đốn vì số lượng nợ khó đòi chất cao như núi. Trước đó, cuộc khủng hoảng tín dụng cũng đã buộc FED phải ba lần “cứu trợ” khẩn cấp cho thị trường số tiền khoảng 60 tỷ USD.
Ngày 12/12, FED lại phối hợp với một số ngân hàng trung ương tại châu Âu bơm 40 tỷ USD vào thị trường tài chính Mỹ và 24 tỷ USD vào thị trường châu Âu để giảm bớt áp lực vốn ngắn hạn. Đến ngày 16/1 vừa qua, FED lại tiếp tục “rót” thêm 30 tỷ USD cho các ngân hàng của nước này với mức lãi suất ưu đãi nhằm ngăn chặn đà diễn biến mỗi ngày một xấu đi của khủng hoảng tín dụng.
Như thể nhận thấy việc bơm tiền là chưa đủ, ngày 18/1 vừa qua, Tổng thống Mỹ Bush lại công bố một kế hoạch kích thích kinh tế trọn gói, theo đó, sẽ cắt giảm thuế cho các cá nhân và doanh nghiệp tại nước này tổng số tiền lên tới khoảng 145 tỷ USD. Tuy nhiên, kế hoạch này của ông Bush vẫn còn phải chờ được Quốc hội Mỹ thông qua. Lý do mà ông Bush đưa ra cho kế hoạch trọn gói này là ông muốn người Mỹ có thêm nhiều tiền cho tiêu dùng - lĩnh vực chiếm vai trò đặc biệt quan trọng đối với kinh tế Mỹ.
Viên thuốc 3: “Cầu viện” bên ngoài
“Tiếng kêu than” từ các tập đoàn tài chính Mỹ đang trong tình trạng “tơi tả” vì khủng hoảng tín dụng đã nhanh chóng bay đến tai giới đầu tư nước ngoài. Ra tay cứu giúp những tập đoàn này, và cũng vì nhận thấy một cơ hội béo bở hiếm có để có được cổ phần lớn trong những ngân hàng hàng đầu thế giới, nhiều nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, Singapore… đã “rót” nhiều tỷ USD vào các tập đoàn tài chính Mỹ.
Từ tháng 11 năm ngoái, Citigroup đã huy động được 20 tỷ USD từ các nhà đầu tư nước ngoài, phần lớn là các quỹ lợi ích quốc gia. Ngân hàng này đang kỳ vọng sẽ thu hút thêm được 2 tỷ USD nữa từ việc bán đấu giá cổ phiếu. Các nhà đầu tư rót vốn vào Citigroup thời gian qua bao gồm Cơ quan Đầu tư Abu Dhabi, quỹ lợi ích quốc gia lớn nhất thế giới; Tập đoàn Đầu tư của Chính phủ Singapore, cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối của Singapore và Hoàng tử Saudi Alwaleed bin Talal, người hiện là cổ đông lớn nhất của tập đoàn.
Dưới sự lãnh đạo của của tân CEO John Thain, Merrill Lynch cũng huy động được 12,8 tỷ USD từ một loạt các nhà đầu tư chủ yếu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á và Trung Đông như Singapore, Hàn Quốc, Kuwait, Nhật Bản…
Một “người láng giềng” nữa trên Phố Wall là Morgan Stanley thì được “rót” 5 tỷ USD từ tập đoàn đầu tư vốn nhà nước của Trung Quốc. Trong khi đó, Bear Stearns được một trong những ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc là Citic Securities đầu tư 1 tỷ USD.
"Bệnh" đã nặng
Cuộc khủng hoảng tín dụng vẫn chưa chịu “buông tha” nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Thị trường địa ốc tiếp tục đóng băng, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cùng tăng leo thang, giá nhiêu liệu cao ngất ngưởng và sản xuất công nghiệp co hẹp. Trong khi đó, doanh số của các hãng bán lẻ lại vô cùng ảm đạm.
Thời gian qua, các tập đoàn tài chính lớn của Mỹ liên tục công bố những khoản thua lỗ và thâm hụt tài sản khổng lồ. Từ đầu năm đến giờ, màu xanh là màu hiếm nhìn thấy trên các bảng giá chứng khoán Mỹ, vì các hàn thử biểu trên thị trường chứng khoán nước này liên tục được miêu tả bằng mũi tên đỏ chỉ xuống.
Theo giới chuyên gia, “bóng ma” suy thoái đã cận kề và sẽ “nuốt chửng” nền kinh tế đầu tàu này trong nay mai . Thậm chí, những người ít lạc quan hơn còn khẳng định, kinh tế Mỹ chắc chắn đã suy thoái rồi.
“Có bệnh vái tứ phương”, trong tình cảnh này, cả Chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ đang tìm mọi cách để ngăn cỗ xe kinh tế nước này không lao tuột xuống con dốc dài trước mặt. Dưới đây là ba “viên thuốc” mà kinh tế Mỹ đã và sẽ tiếp tục uống để cứu mình.
Viên thuốc 1: Cắt giảm lãi suất
Giữa hai mục tiêu tăng trưởng và chống lạm phát, vào lúc này, rõ ràng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), tức ngân hàng trung ương của nước này, phải chọn mục tiêu thứ nhất.
Giới quan sát đang kỳ vọng, trong cuộc họp được tổ chức cuối tháng 1 này, FED sẽ cắt giảm lãi suất đồng USD thêm 0,5% từ mức 4,25% hiện nay xuống mức 3,75%.
“Bão” tín dụng hoành hành đã khiến hàng loạt ngân hàng lớn tại Mỹ như Countrywide Financial, Citigroup, Merrill Lynch, Morgan Stanley và Bear Stearns phải đối mặt với tình trạng thua lỗ chồng chất và lượng nợ xấu không ngừng leo thang. Kết quả là, nhiều ngân hàng buộc phải thắt chặt tiêu chuẩn cho vay, làm cản trở các hoạt động đầu tư vào sản xuất và đặc biệt là tiêu dùng, lĩnh vực chiếm tới 2/3 giá trị kinh tế Mỹ.
Theo các chuyên gia, động thái một lần nữa cắt giảm lãi suất của FED sẽ làm dịu đi tác động tiêu cực này, vì các doanh nghiệp và người dân sẽ vay nhiều tiền hơn để đầu tư và mua sắm.
Mặt khác, động thái này có thể sẽ giúp “hâm nóng” trở lại lại thị trường địa ốc Mỹ đã ở trong suốt một thời gian ế ẩm kéo dài. Đồng thời, một mức lãi suất thấp hơn cho đồng “bạc xanh” sẽ giúp cải thiện niềm tin của thị trường chứng khoán Mỹ, kéo các chỉ số chính trên phố Wall ngược trở lại đà đổ dốc liên tục từ đầu năm đến nay.
Tuy nhiên, mặt khác việc cắt giảm lãi suất sẽ khiến đồng USD tiếp tục mất giá, đẩy giá dầu và các loại hàng hóa khác lên cao, làm gia tăng áp lực lạm phát đối với kinh tế Mỹ. Mặc dù vậy, xu thế USD mất giá so với Euro có thể nhẹ đi phần nào vì đang có dự báo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - ngân hàng vốn ưu tiên chống lạm phát hơn là kích thích tăng trưởng – sắp tới sẽ phải cắt giảm lãi suất Euro từ mức 4% như hiện nay.
Viên thuốc 2: Bơm tiền, giảm thuế
Trong thời gian qua, FED đã phải liên tục bơm tiền vào hệ thống ngân hàng Mỹ để làm giảm bớt áp lực vốn. Ngày 16/11/2007, FED quyết định bơm vào thị trường số tiền 47,25 tỷ USD để tăng tính thanh khoản cho thị trường vốn đang trong cơn khốn đốn vì số lượng nợ khó đòi chất cao như núi. Trước đó, cuộc khủng hoảng tín dụng cũng đã buộc FED phải ba lần “cứu trợ” khẩn cấp cho thị trường số tiền khoảng 60 tỷ USD.
Ngày 12/12, FED lại phối hợp với một số ngân hàng trung ương tại châu Âu bơm 40 tỷ USD vào thị trường tài chính Mỹ và 24 tỷ USD vào thị trường châu Âu để giảm bớt áp lực vốn ngắn hạn. Đến ngày 16/1 vừa qua, FED lại tiếp tục “rót” thêm 30 tỷ USD cho các ngân hàng của nước này với mức lãi suất ưu đãi nhằm ngăn chặn đà diễn biến mỗi ngày một xấu đi của khủng hoảng tín dụng.
Như thể nhận thấy việc bơm tiền là chưa đủ, ngày 18/1 vừa qua, Tổng thống Mỹ Bush lại công bố một kế hoạch kích thích kinh tế trọn gói, theo đó, sẽ cắt giảm thuế cho các cá nhân và doanh nghiệp tại nước này tổng số tiền lên tới khoảng 145 tỷ USD. Tuy nhiên, kế hoạch này của ông Bush vẫn còn phải chờ được Quốc hội Mỹ thông qua. Lý do mà ông Bush đưa ra cho kế hoạch trọn gói này là ông muốn người Mỹ có thêm nhiều tiền cho tiêu dùng - lĩnh vực chiếm vai trò đặc biệt quan trọng đối với kinh tế Mỹ.
Viên thuốc 3: “Cầu viện” bên ngoài
“Tiếng kêu than” từ các tập đoàn tài chính Mỹ đang trong tình trạng “tơi tả” vì khủng hoảng tín dụng đã nhanh chóng bay đến tai giới đầu tư nước ngoài. Ra tay cứu giúp những tập đoàn này, và cũng vì nhận thấy một cơ hội béo bở hiếm có để có được cổ phần lớn trong những ngân hàng hàng đầu thế giới, nhiều nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, Singapore… đã “rót” nhiều tỷ USD vào các tập đoàn tài chính Mỹ.
Từ tháng 11 năm ngoái, Citigroup đã huy động được 20 tỷ USD từ các nhà đầu tư nước ngoài, phần lớn là các quỹ lợi ích quốc gia. Ngân hàng này đang kỳ vọng sẽ thu hút thêm được 2 tỷ USD nữa từ việc bán đấu giá cổ phiếu. Các nhà đầu tư rót vốn vào Citigroup thời gian qua bao gồm Cơ quan Đầu tư Abu Dhabi, quỹ lợi ích quốc gia lớn nhất thế giới; Tập đoàn Đầu tư của Chính phủ Singapore, cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối của Singapore và Hoàng tử Saudi Alwaleed bin Talal, người hiện là cổ đông lớn nhất của tập đoàn.
Dưới sự lãnh đạo của của tân CEO John Thain, Merrill Lynch cũng huy động được 12,8 tỷ USD từ một loạt các nhà đầu tư chủ yếu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á và Trung Đông như Singapore, Hàn Quốc, Kuwait, Nhật Bản…
Một “người láng giềng” nữa trên Phố Wall là Morgan Stanley thì được “rót” 5 tỷ USD từ tập đoàn đầu tư vốn nhà nước của Trung Quốc. Trong khi đó, Bear Stearns được một trong những ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc là Citic Securities đầu tư 1 tỷ USD.