34 doanh nghiệp bị cấm dự thầu các dự án giao thông
Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố quyết định xử lý với 34 nhà thầu có vi phạm trong quá trình đấu thầu các dự án
Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố quyết định xử lý với 34 nhà thầu có vi phạm trong quá trình đấu thầu các dự án.
Thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành các văn bản xử phạt các nhà thầu có dấu hiệu vi phạm trong công tác đấu thầu. Đầu tiên là Văn bản số 2017/BGTVT-CQLXD do Thứ trưởng thường trực Ngô Thịnh Đức ký chấp thuận đề nghị của Ban Quản lý dự án 1 cấm 4 nhà thầu gồm: Công ty Cổ phần Hoàng An, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại và tư vấn Thăng Long, Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Thăng Long, Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng Vinashin tham gia đấu thầu 1 năm đối với các dự án do WB tài trợ và các dự án do Ban Quản lý dự án 1 quản lý.
Liên tiếp xử lý các nhà thầu sai phạm
Chỉ sau đó vài ngày, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường tiếp tục có văn bản xử phạt 4 nhà thầu gồm: Công ty Cổ phần Xây dựng Trực Ninh, Công ty Cổ phần Xây dựng Xuân Quang, Công ty Cổ phần Xây dựng Hồng Quang, Công ty Cổ phần Xây lắp Song Anh vì có dấu hiệu vi phạm trong quá trình đấu thầu một số gói thầu trên địa bàn tỉnh Nam Định thuộc Dự án Giao thông nông thôn 3 vốn vay WB...
Vừa qua, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông tiếp tục công bố danh sách 34 doanh nghiệp khác vi phạm công tác đấu thầu. Trong số này có tới 30 doanh nghiệp tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc Dự án Giao thông nông thôn 3 do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, Ban quản lý dự án 6 (Cục Đường bộ Việt Nam) làm chủ đầu tư.
Còn 4 doanh nghiệp vi phạm trong quá trình dự thầu hạng mục xây dựng sàn giảm tải (Dự án WB 3) do Ban quản lý dự án 1 (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư. Tính trên góc độ địa phương, với 16 đơn vị vi phạm thuộc tỉnh Quảng Ngãi, tiếp đó là Lào Cai (8), Nam Định (4)...
Trong hồ sơ dự thầu của các doanh nghiệp bị phát hiện có nhiều chi tiết giống nhau đến kỳ lạ. Xin dẫn một số ví dụ, tại gói thầu số RT3-17-04-01-1/1 tuyến đường Bình Yên (Nam Định) có 5 nhà thầu nộp hồ sơ. Trong quá trình thẩm định, Ban quản lý dự án 6 đã phát hiện hồ sơ dự thầu của Công ty Cổ phần Xây dựng Trực Ninh và Công ty Cổ phần Xây dựng Xuân Quang có chỗ sai giống nhau. Cụ thể, trong khi hồ sơ mời thầu yêu cầu “xây gạch chỉ vữa XM M75 tường đầu cống” thì trong hồ sơ của cả 2 doanh nghiệp này đều là “xây gạch chỉ vữa XM M100 tường đầu cống”.
Theo ông Cao Văn Hùng, Phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án 6, việc giải trình của nhà thầu có thể chấp nhận, nhưng để bảo đảm tính nghiêm túc, minh bạch, Ban đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xử phạt và cấm tham gia các dự án do WB và Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
Còn theo ông Lê Đình Quang, Trưởng phòng dự án 1, Ban Quản lý dự án 6 thì, hầu hết các hồ sơ vi phạm của các nhà thầu trên đều có biểu hiện giống nhau đến từng lỗi chính tả, biện pháp thi công chép nguyên xi, bản vẽ thi công và biểu đơn giá thầu cũng giống nhau y đúc... Nặng nề hơn, một số nhà thầu do không đủ năng lực nên phải đi thuê làm hồ sơ, có trường hợp nhiều nhà thầu cùng đi thuê một đơn vị làm hồ sơ nên copy y hệt từ đầu đến cuối.,
Kiên quyết làm trong sạch công tác đấu thầu
Những vi phạm trên, các Ban Quản lý dự án đã phát hiện và báo cáo với Bộ Giao thông Vận tải. Vì thế, Bộ đã quyết định xử phạt 26 nhà thầu thuộc Dự án Giao thông nông thôn 3 tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Quảng Ngãi với hình thức cấm tham gia đấu thầu trong vòng 1 năm đối với tất cả các dự án, 3 năm với các dự án do WB tài trợ và phạt tiền 20 triệu đồng do có hành vi thông thầu. Điều đáng nói là, phần lớn 26 doanh nghiệp bị phát hiện vi phạm này đều ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, miền núi.
Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết thêm: để thực sự lành mạnh hóa công tác đấu thầu, lệnh cấm này sẽ có hiệu lực đối với các dự án của Bộ và cả các dự án khác của sở giao thông vận tải tỉnh, thành. Do đó, các sở khi tổ chức đấu thầu phải thực hiện nghiêm quy định cấm các nhà thầu trên tham gia.
Còn theo ông Lê Đình Quang, do Dự án Giao thông nông thôn 3 trải rộng tới trên 33 tỉnh, thành và được phân cấp cho các địa phương. Ban quản lý dự án địa phương sẽ tổ chức xét thầu, còn Ban quản lý dự án 6 chịu trách nhiệm thẩm định thầu và trong quá trình thẩm định đó đã phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm.
Chắc chắn, việc bị cấm tham gia dự thầu sẽ khiến không ít đơn vị điêu đứng, ảnh hưởng tới người lao động. Tuy nhiên, cấm là điều cần thiết để tạo ra sự minh bạch trong quá trình đấu thầu hiện nay, nhất là trong bối cảnh Chính phủ đã và đang đầu tư hàng nghìn tỷ đồng thực hiện chủ trương kích cầu, trong đó giao thông là một lĩnh vực được ưu tiên.
Thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành các văn bản xử phạt các nhà thầu có dấu hiệu vi phạm trong công tác đấu thầu. Đầu tiên là Văn bản số 2017/BGTVT-CQLXD do Thứ trưởng thường trực Ngô Thịnh Đức ký chấp thuận đề nghị của Ban Quản lý dự án 1 cấm 4 nhà thầu gồm: Công ty Cổ phần Hoàng An, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại và tư vấn Thăng Long, Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Thăng Long, Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng Vinashin tham gia đấu thầu 1 năm đối với các dự án do WB tài trợ và các dự án do Ban Quản lý dự án 1 quản lý.
Liên tiếp xử lý các nhà thầu sai phạm
Chỉ sau đó vài ngày, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường tiếp tục có văn bản xử phạt 4 nhà thầu gồm: Công ty Cổ phần Xây dựng Trực Ninh, Công ty Cổ phần Xây dựng Xuân Quang, Công ty Cổ phần Xây dựng Hồng Quang, Công ty Cổ phần Xây lắp Song Anh vì có dấu hiệu vi phạm trong quá trình đấu thầu một số gói thầu trên địa bàn tỉnh Nam Định thuộc Dự án Giao thông nông thôn 3 vốn vay WB...
Vừa qua, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông tiếp tục công bố danh sách 34 doanh nghiệp khác vi phạm công tác đấu thầu. Trong số này có tới 30 doanh nghiệp tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc Dự án Giao thông nông thôn 3 do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, Ban quản lý dự án 6 (Cục Đường bộ Việt Nam) làm chủ đầu tư.
Còn 4 doanh nghiệp vi phạm trong quá trình dự thầu hạng mục xây dựng sàn giảm tải (Dự án WB 3) do Ban quản lý dự án 1 (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư. Tính trên góc độ địa phương, với 16 đơn vị vi phạm thuộc tỉnh Quảng Ngãi, tiếp đó là Lào Cai (8), Nam Định (4)...
Trong hồ sơ dự thầu của các doanh nghiệp bị phát hiện có nhiều chi tiết giống nhau đến kỳ lạ. Xin dẫn một số ví dụ, tại gói thầu số RT3-17-04-01-1/1 tuyến đường Bình Yên (Nam Định) có 5 nhà thầu nộp hồ sơ. Trong quá trình thẩm định, Ban quản lý dự án 6 đã phát hiện hồ sơ dự thầu của Công ty Cổ phần Xây dựng Trực Ninh và Công ty Cổ phần Xây dựng Xuân Quang có chỗ sai giống nhau. Cụ thể, trong khi hồ sơ mời thầu yêu cầu “xây gạch chỉ vữa XM M75 tường đầu cống” thì trong hồ sơ của cả 2 doanh nghiệp này đều là “xây gạch chỉ vữa XM M100 tường đầu cống”.
Theo ông Cao Văn Hùng, Phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án 6, việc giải trình của nhà thầu có thể chấp nhận, nhưng để bảo đảm tính nghiêm túc, minh bạch, Ban đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xử phạt và cấm tham gia các dự án do WB và Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
Còn theo ông Lê Đình Quang, Trưởng phòng dự án 1, Ban Quản lý dự án 6 thì, hầu hết các hồ sơ vi phạm của các nhà thầu trên đều có biểu hiện giống nhau đến từng lỗi chính tả, biện pháp thi công chép nguyên xi, bản vẽ thi công và biểu đơn giá thầu cũng giống nhau y đúc... Nặng nề hơn, một số nhà thầu do không đủ năng lực nên phải đi thuê làm hồ sơ, có trường hợp nhiều nhà thầu cùng đi thuê một đơn vị làm hồ sơ nên copy y hệt từ đầu đến cuối.,
Kiên quyết làm trong sạch công tác đấu thầu
Những vi phạm trên, các Ban Quản lý dự án đã phát hiện và báo cáo với Bộ Giao thông Vận tải. Vì thế, Bộ đã quyết định xử phạt 26 nhà thầu thuộc Dự án Giao thông nông thôn 3 tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Quảng Ngãi với hình thức cấm tham gia đấu thầu trong vòng 1 năm đối với tất cả các dự án, 3 năm với các dự án do WB tài trợ và phạt tiền 20 triệu đồng do có hành vi thông thầu. Điều đáng nói là, phần lớn 26 doanh nghiệp bị phát hiện vi phạm này đều ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, miền núi.
Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết thêm: để thực sự lành mạnh hóa công tác đấu thầu, lệnh cấm này sẽ có hiệu lực đối với các dự án của Bộ và cả các dự án khác của sở giao thông vận tải tỉnh, thành. Do đó, các sở khi tổ chức đấu thầu phải thực hiện nghiêm quy định cấm các nhà thầu trên tham gia.
Còn theo ông Lê Đình Quang, do Dự án Giao thông nông thôn 3 trải rộng tới trên 33 tỉnh, thành và được phân cấp cho các địa phương. Ban quản lý dự án địa phương sẽ tổ chức xét thầu, còn Ban quản lý dự án 6 chịu trách nhiệm thẩm định thầu và trong quá trình thẩm định đó đã phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm.
Chắc chắn, việc bị cấm tham gia dự thầu sẽ khiến không ít đơn vị điêu đứng, ảnh hưởng tới người lao động. Tuy nhiên, cấm là điều cần thiết để tạo ra sự minh bạch trong quá trình đấu thầu hiện nay, nhất là trong bối cảnh Chính phủ đã và đang đầu tư hàng nghìn tỷ đồng thực hiện chủ trương kích cầu, trong đó giao thông là một lĩnh vực được ưu tiên.