4 định hướng của công ty chứng khoán
Hiện đã có 55 công ty chứng khoán chính thức hoạt động, một số thành viên đang trong quá trình tiếp cận thị trường
Lượng hồ sơ xin thành lập công ty chứng khoán đang dày thêm ở Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Để đảm bảo “thuận hòa”, cùng phát triển, có 4 định hướng cơ bản mà các thành viên cần bám sát.
Hiện đã có 55 công ty chứng khoán chính thức hoạt động, một số thành viên đang trong quá trình tiếp cận thị trường và chuẩn bị ra mắt trong thời gian tới. Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước, với tiến độ và lượng hồ sơ gửi về, từ nay đến cuối năm có thể có từ 100 thành viên trên thị trường.
Mở rộng và chuyên sâu
Về con số trên và trong bối cảnh thị trường kém sôi động trong suốt quý II vừa qua, một số ý kiến đã đề cập đến khả năng tạm ngừng cấp phép lập mới công ty chứng khoán, vì những lo ngại như thị phần bị chia nhỏ, cạnh tranh phí dịch vụ, chất lượng hoạt động chưa hoàn thiện vì chạy đua theo phong trào...
Tuy nhiên, kiến nghị này vấp phải phản ứng khá mạnh từ ngay chính đại diện những công ty chứng khoán đã có thâm niên. Theo những đại diện này, ngừng cấp phép là trái Luật Doanh nghiệp. Trường hợp muốn hạn chế thì có thể nâng cao các điều kiện thành lập để thực sự có chất lượng.
Mặt khác, sự ra đời của những thành viên mới sẽ tạo thêm cơ hội lựa chọn cho nhà đầu tư, tạo áp lực cạnh tranh để các thành viên không ngừng phát triển hơn, thậm chí nếu có đào thải, đó cũng là quy luật chung của thị trường.
Sự ra đời của loạt thành viên mới dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ tạo thêm lực đẩy chung để các công ty chứng khoán tiến sâu hơn theo định hướng mở rộng hoạt động và chuyên sâu trong nghiệp vụ.
Hai định hướng này đã và đang được triển khai trên thực tế mà tiêu biểu là những thành viên đi trước như Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Công ty Chứng khoán Ngoại thương (VCBS) với kế hoạch mở rộng mạng lưới tại các địa bàn mới, tỉnh lẻ và ngay tại trung tâm Hà Nội và Tp.HCM. Mở rộng địa bàn để tạo hướng mở rộng miếng bánh thị phần; đó cũng là hướng phát triển mang tính đại chúng hơn của thị trường chứng khoán, tạo khả năng hút vốn rộng hơn trong dân cư.
Và theo hướng chuyên sâu như mục tiêu trở thành một ngân hàng đầu tư ở SSI, hay đầu tư phát triển thế mạnh tư vấn cổ phần hóa của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC)...
Ngay như kế hoạch lập công ty chứng khoán của các ngành kinh tế như cao su, dệt may và cả đường sắt cũng tạo thêm tích cực trong chiều sâu và thế mạnh chuyên ngành.
Tiềm lực và con người
Ở định hướng thứ 3, yêu cầu đặt ra là sự phát triển các công ty chứng khoán được đặt trong hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức, tạo điều kiện để các tổ chức này tham gia thị trường với tư cách là nhà đầu tư chuyên nghiệp và thực hiện chức năng của nhà tạo lập thị trường.
Trong quy chế thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, yêu cầu này cũng là một điều kiện cần thiết. Còn trên thực tế, phía sau các thành viên trên thị trường hiện nay đều có vai trò, dáng dấp của các tổ chức là ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư hoặc những tập đoàn kinh tế lớn.
Chính vai trò của những tổ chức này đã góp phần tạo nên tiềm lực của các công ty chứng khoán ở cả năng lực tài chính, công nghệ, cơ sở hạ tầng và cả kinh nghiệm. Bản thân các đề án xin lập công ty chứng khoán mới cũng đã lường trước sự khắt khe của nhà đầu tư, khách hàng, sự đòi hỏi của thị trường cao cấp này.
Về yêu cầu con người, định hướng thứ tư mà các công ty chứng khoán đang đứng trước khó khăn là xây dựng một đội ngũ có trình độ và kinh nghiệm. Phía Ủy ban Chứng khoán cũng đã có chủ trương xã hội hóa đào tạo nguồn lực cho thị trường và cho các công ty chứng khoán, bản thân các thành viên cũng tự xây dựng các chương trình của riêng mình.
Trong tương lai không xa, có thể nhìn tới khả năng các công ty chứng khoán cũng sẽ phải thành lập những trung tâm đào tạo chuyên biệt, tương tự như các ngân hàng thương mại và một số công ty bảo hiểm lớn hiện nay. Nhưng có một lo ngại là vấn đề đạo đức của người hành nghề, một điểm còn nhiều bức xúc trong thời gian qua.
Và trong định hướng thứ tư này, ngoài nghiệp vụ, kinh nghiệm còn là yêu cầu bồi dưỡng và nâng cao đạo đức của nguồn nhân lực, bản thân lãnh đạo các công ty chứng khoán cũng là đối tượng của yêu cầu này.
Thị trường chứng khoán đang phát triển và dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong những năm tới, tạo thêm cơ hội cho các thành viên. Tuy nhiên, theo một lãnh đạo củ Ủy ban chứng khoán Nhà nước, thời điểm thực hiện các cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang gần kề, các công ty chứng khoán nước ngoài sắp nhập cuộc, theo đó các thành viên trong nước phải nỗ lực nâng cao sức mạnh của mình với những định hướng nói trên.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng đang xem xét lại quy trình cấp phép mới theo hướng thuận lợi hơn cho các đề án nhưng vẫn đảm bảo những yêu cầu đặt ra trong quy chế hiện hành.
Hiện đã có 55 công ty chứng khoán chính thức hoạt động, một số thành viên đang trong quá trình tiếp cận thị trường và chuẩn bị ra mắt trong thời gian tới. Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước, với tiến độ và lượng hồ sơ gửi về, từ nay đến cuối năm có thể có từ 100 thành viên trên thị trường.
Mở rộng và chuyên sâu
Về con số trên và trong bối cảnh thị trường kém sôi động trong suốt quý II vừa qua, một số ý kiến đã đề cập đến khả năng tạm ngừng cấp phép lập mới công ty chứng khoán, vì những lo ngại như thị phần bị chia nhỏ, cạnh tranh phí dịch vụ, chất lượng hoạt động chưa hoàn thiện vì chạy đua theo phong trào...
Tuy nhiên, kiến nghị này vấp phải phản ứng khá mạnh từ ngay chính đại diện những công ty chứng khoán đã có thâm niên. Theo những đại diện này, ngừng cấp phép là trái Luật Doanh nghiệp. Trường hợp muốn hạn chế thì có thể nâng cao các điều kiện thành lập để thực sự có chất lượng.
Mặt khác, sự ra đời của những thành viên mới sẽ tạo thêm cơ hội lựa chọn cho nhà đầu tư, tạo áp lực cạnh tranh để các thành viên không ngừng phát triển hơn, thậm chí nếu có đào thải, đó cũng là quy luật chung của thị trường.
Sự ra đời của loạt thành viên mới dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ tạo thêm lực đẩy chung để các công ty chứng khoán tiến sâu hơn theo định hướng mở rộng hoạt động và chuyên sâu trong nghiệp vụ.
Hai định hướng này đã và đang được triển khai trên thực tế mà tiêu biểu là những thành viên đi trước như Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Công ty Chứng khoán Ngoại thương (VCBS) với kế hoạch mở rộng mạng lưới tại các địa bàn mới, tỉnh lẻ và ngay tại trung tâm Hà Nội và Tp.HCM. Mở rộng địa bàn để tạo hướng mở rộng miếng bánh thị phần; đó cũng là hướng phát triển mang tính đại chúng hơn của thị trường chứng khoán, tạo khả năng hút vốn rộng hơn trong dân cư.
Và theo hướng chuyên sâu như mục tiêu trở thành một ngân hàng đầu tư ở SSI, hay đầu tư phát triển thế mạnh tư vấn cổ phần hóa của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC)...
Ngay như kế hoạch lập công ty chứng khoán của các ngành kinh tế như cao su, dệt may và cả đường sắt cũng tạo thêm tích cực trong chiều sâu và thế mạnh chuyên ngành.
Tiềm lực và con người
Ở định hướng thứ 3, yêu cầu đặt ra là sự phát triển các công ty chứng khoán được đặt trong hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức, tạo điều kiện để các tổ chức này tham gia thị trường với tư cách là nhà đầu tư chuyên nghiệp và thực hiện chức năng của nhà tạo lập thị trường.
Trong quy chế thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, yêu cầu này cũng là một điều kiện cần thiết. Còn trên thực tế, phía sau các thành viên trên thị trường hiện nay đều có vai trò, dáng dấp của các tổ chức là ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư hoặc những tập đoàn kinh tế lớn.
Chính vai trò của những tổ chức này đã góp phần tạo nên tiềm lực của các công ty chứng khoán ở cả năng lực tài chính, công nghệ, cơ sở hạ tầng và cả kinh nghiệm. Bản thân các đề án xin lập công ty chứng khoán mới cũng đã lường trước sự khắt khe của nhà đầu tư, khách hàng, sự đòi hỏi của thị trường cao cấp này.
Về yêu cầu con người, định hướng thứ tư mà các công ty chứng khoán đang đứng trước khó khăn là xây dựng một đội ngũ có trình độ và kinh nghiệm. Phía Ủy ban Chứng khoán cũng đã có chủ trương xã hội hóa đào tạo nguồn lực cho thị trường và cho các công ty chứng khoán, bản thân các thành viên cũng tự xây dựng các chương trình của riêng mình.
Trong tương lai không xa, có thể nhìn tới khả năng các công ty chứng khoán cũng sẽ phải thành lập những trung tâm đào tạo chuyên biệt, tương tự như các ngân hàng thương mại và một số công ty bảo hiểm lớn hiện nay. Nhưng có một lo ngại là vấn đề đạo đức của người hành nghề, một điểm còn nhiều bức xúc trong thời gian qua.
Và trong định hướng thứ tư này, ngoài nghiệp vụ, kinh nghiệm còn là yêu cầu bồi dưỡng và nâng cao đạo đức của nguồn nhân lực, bản thân lãnh đạo các công ty chứng khoán cũng là đối tượng của yêu cầu này.
Thị trường chứng khoán đang phát triển và dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong những năm tới, tạo thêm cơ hội cho các thành viên. Tuy nhiên, theo một lãnh đạo củ Ủy ban chứng khoán Nhà nước, thời điểm thực hiện các cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang gần kề, các công ty chứng khoán nước ngoài sắp nhập cuộc, theo đó các thành viên trong nước phải nỗ lực nâng cao sức mạnh của mình với những định hướng nói trên.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng đang xem xét lại quy trình cấp phép mới theo hướng thuận lợi hơn cho các đề án nhưng vẫn đảm bảo những yêu cầu đặt ra trong quy chế hiện hành.