4 lý do doanh nghiệp khó tuyển lao động
Có những doanh nghiệp đã đăng thông báo số lao động cần tuyển dụng tăng gấp từ 5 đến 10 lần so với nhu cầu thực tế
Một nghịch lý đang diễn ra trên thị trường lao động hiện nay là số lao động mất việc làm tăng, trong khi nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp vẫn lớn.
Tại buổi gặp mặt báo chí cuối tuần qua, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cho biết, năm 2011 tình trạng lao động mất việc làm tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2010.
Theo báo cáo của các trung tâm giới thiệu việc làm, tính đến ngày 20/5/2011, cả nước có 146.538 người đến đăng ký thất nghiệp, tăng 131,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có 119.095 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tăng 179,19% so với cùng kỳ.
Ông Lê Quang Trung, Phó cục trưởng Cục Việc làm cho biết, tình hình kinh tế, xã hội những tháng đầu năm 2011 đã ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải quyết việc làm trên cả nước. Giá cả hầu hết các mặt hàng tăng mạnh, lãi suất ngân hàng cũng luôn được duy trì ở mức cao, các doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và mở rộng sản xuất kinh doanh. Hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng nhiều lao động mất việc làm.
Bên cạnh đó, khả năng tạo việc làm mới cũng bị ảnh hưởng đáng kể của tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Báo cáo từ các địa phương trong cả nước cũng cho thấy tình hình giải quyết việc làm giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Ước 6 tháng đầu năm 2011, cả nước giải quyết việc làm cho khoảng 720.000 lao động, trong đó, việc làm trong nước là 676.000 người và tạo việc làm ngoài nướckhoảng 44.000 người, đạt 45% kế hoạch và bằng 96,4% so với cùng kỳ năm 2010.
Đại diện Cục Việc làm cũng đưa ra những nhận định, đánh giá về chỉ tiêu giải quyết việc làm trong năm 2011 sẽ bị chi phối bởi lạm phát. Suất đầu tư để tạo thêm một việc làm mới cũng sẽ tăng lên. Năm 2011, ước tạo việc làm cho khoảng 1,52 triệu lao động, có nghĩa là chỉ đạt 95% kế hoạch đề ra.
Như vậy, rõ ràng tỷ lệ lao động thất nghiệp tăng, khả năng tạo việc làm mới giảm. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp vẫn thông báo có nhu cầu lớn về lao động và rất khó tuyển dụng trong thời gian này.
Đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải thích, theo khảo sát thực tế của Bộ này cùng với báo cáo của một số địa phương có nhu cầu lao động lớn như Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Dương, Vĩnh Phúc… cho thấy, vấn đề thiếu hụt lao động, khó tuyển dụng lao động có xảy ra nhưng không đến mức trầm trọng.
Trong báo cáo ngày 17/6, Cục Việc làm đã đưa ra 4 biểu hiện cho rằng, sự thiếu hụt lao động trở nên trầm trọng do chính các doanh nghiệp tạo nên.
Thực tế, giá cả tăng cao, cuộc sống khó khăn đã khiến không ít công nhân sẵn sàng nghỉ việc ở doanh nghiệp này để sang doanh nghiệp khác có thu nhập cao hơn, đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp thiếu lao động. Tuy nhiên, nhiều lao động đã thông tin tuyển dụng lao động lớn trong khi nhu cầu chưa đến mức đó. Có những doanh nghiệp đã đăng thông báo số lao động cần tuyển dụng tăng gấp từ 5 đến 10 lần so với nhu cầu thực tế.
Bên cạnh đó, có không ít doanh nghiệp tuyển lao động chủ yếu để thay thế, dự phòng lao động nhảy việc. Trong tổng số nhu cầu cần tuyển hàng năm, chỉ có khoảng 46% tuyển vào chỗ làm mới, số còn lại chủ yếu là tuyển để thay thế cho sự biến động lao động của doanh nghiệp…
Một số doanh nghiệp tuyển mới để thay thế số công nhân cũ nhằm trốn tránh nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động. Cũng có những doanh nghiệp luôn có nhu cầu tuyển lao động phổ thông, vừa học vừa làm, hưởng lương học việc để giảm chi phí, báo cáo nêu rõ.
Biểu hiện cuối cùng theo Cục Việc làm chính là vấn đề tiền lương. Nhìn chung, thu nhập của lao động phổ thông trong các doanh nghiệp, đặc biệt là ở những doanh nghiệp thuộc ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giầy, chế biến thủy sản...thấp. Thậm chí, thấp hơn thu nhập của lao động trong khu vực phi chính thức. Vì thế, nhiều lao động có suy nghĩ không việc gì phải chịu sức ép về kỷ luật lao động trong khi thu nhập không đảm bảo được cuộc sống.
Tại buổi gặp mặt báo chí cuối tuần qua, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cho biết, năm 2011 tình trạng lao động mất việc làm tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2010.
Theo báo cáo của các trung tâm giới thiệu việc làm, tính đến ngày 20/5/2011, cả nước có 146.538 người đến đăng ký thất nghiệp, tăng 131,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có 119.095 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tăng 179,19% so với cùng kỳ.
Ông Lê Quang Trung, Phó cục trưởng Cục Việc làm cho biết, tình hình kinh tế, xã hội những tháng đầu năm 2011 đã ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải quyết việc làm trên cả nước. Giá cả hầu hết các mặt hàng tăng mạnh, lãi suất ngân hàng cũng luôn được duy trì ở mức cao, các doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và mở rộng sản xuất kinh doanh. Hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng nhiều lao động mất việc làm.
Bên cạnh đó, khả năng tạo việc làm mới cũng bị ảnh hưởng đáng kể của tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Báo cáo từ các địa phương trong cả nước cũng cho thấy tình hình giải quyết việc làm giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Ước 6 tháng đầu năm 2011, cả nước giải quyết việc làm cho khoảng 720.000 lao động, trong đó, việc làm trong nước là 676.000 người và tạo việc làm ngoài nướckhoảng 44.000 người, đạt 45% kế hoạch và bằng 96,4% so với cùng kỳ năm 2010.
Đại diện Cục Việc làm cũng đưa ra những nhận định, đánh giá về chỉ tiêu giải quyết việc làm trong năm 2011 sẽ bị chi phối bởi lạm phát. Suất đầu tư để tạo thêm một việc làm mới cũng sẽ tăng lên. Năm 2011, ước tạo việc làm cho khoảng 1,52 triệu lao động, có nghĩa là chỉ đạt 95% kế hoạch đề ra.
Như vậy, rõ ràng tỷ lệ lao động thất nghiệp tăng, khả năng tạo việc làm mới giảm. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp vẫn thông báo có nhu cầu lớn về lao động và rất khó tuyển dụng trong thời gian này.
Đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải thích, theo khảo sát thực tế của Bộ này cùng với báo cáo của một số địa phương có nhu cầu lao động lớn như Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Dương, Vĩnh Phúc… cho thấy, vấn đề thiếu hụt lao động, khó tuyển dụng lao động có xảy ra nhưng không đến mức trầm trọng.
Trong báo cáo ngày 17/6, Cục Việc làm đã đưa ra 4 biểu hiện cho rằng, sự thiếu hụt lao động trở nên trầm trọng do chính các doanh nghiệp tạo nên.
Thực tế, giá cả tăng cao, cuộc sống khó khăn đã khiến không ít công nhân sẵn sàng nghỉ việc ở doanh nghiệp này để sang doanh nghiệp khác có thu nhập cao hơn, đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp thiếu lao động. Tuy nhiên, nhiều lao động đã thông tin tuyển dụng lao động lớn trong khi nhu cầu chưa đến mức đó. Có những doanh nghiệp đã đăng thông báo số lao động cần tuyển dụng tăng gấp từ 5 đến 10 lần so với nhu cầu thực tế.
Bên cạnh đó, có không ít doanh nghiệp tuyển lao động chủ yếu để thay thế, dự phòng lao động nhảy việc. Trong tổng số nhu cầu cần tuyển hàng năm, chỉ có khoảng 46% tuyển vào chỗ làm mới, số còn lại chủ yếu là tuyển để thay thế cho sự biến động lao động của doanh nghiệp…
Một số doanh nghiệp tuyển mới để thay thế số công nhân cũ nhằm trốn tránh nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động. Cũng có những doanh nghiệp luôn có nhu cầu tuyển lao động phổ thông, vừa học vừa làm, hưởng lương học việc để giảm chi phí, báo cáo nêu rõ.
Biểu hiện cuối cùng theo Cục Việc làm chính là vấn đề tiền lương. Nhìn chung, thu nhập của lao động phổ thông trong các doanh nghiệp, đặc biệt là ở những doanh nghiệp thuộc ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giầy, chế biến thủy sản...thấp. Thậm chí, thấp hơn thu nhập của lao động trong khu vực phi chính thức. Vì thế, nhiều lao động có suy nghĩ không việc gì phải chịu sức ép về kỷ luật lao động trong khi thu nhập không đảm bảo được cuộc sống.