4 mối lo của giới quản trị ngân hàng
Một “anh cả” về tiềm năng huy động vốn lại có số vốn huy động giảm, một “đại gia” ngân hàng gần như dừng cho vay
Giới quản trị kinh doanh ngân hàng hết sức lo lắng trước thông tin được công bố về một "anh cả" về tiềm năng huy động vốn lại có số dư vốn huy động giảm và một "đại gia" trong thị phần hoạt động ngân hàng lại gần như ngừng cho vay.
Vốn huy động giảm
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tính đến 31/3/2008 có tổng nguồn vốn đạt 195.587 tỷ đồng (kể cả ngoại tệ quy đổi), giảm 0,3% so với cuối năm 2007.
Vietcombank là ngân hàng thương mại Nhà nước rất có uy tín và thương hiệu hàng đầu trên thị trường, đặc biệt là thế mạnh về huy động vốn ngoại tệ, đã kịp thời tăng lãi suất huy động vốn VND lên 12%/năm ngang bằng với các ngân hàng thương mại khác khi thị trường tiền tệ nóng lên và cũng nghiêm túc thực hiện cam kết trần lãi suất tối đa 11%/năm theo cam kết của các ngân hàng thương mại thành viên do Hiệp hội Ngân hàng chủ trì.
Thế nhưng vốn huy động của Vietcombank lại giảm gần 600 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2008 và tiếp tục giảm trong tháng 4/2008 đã thực sự cho thấy diễn biến đáng lo ngại.
Tình cảnh của một ngân hàng thương mại Nhà nước khác có quy mô nguồn vốn và cho vay dẫn đầu toàn ngành ngân hàng, chiếm 27% - 30% thị phần hai mảng này của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong cả nước cũng diễn ra tương tự.
Không công bố chính thức nhưng hầu hết các chi nhánh của ngân hàng thương mại này đã ngừng cho vay từ 3 tuần nay. Tất nhiên khách hàng quan hệ truyền thống, có uy tín cao và "quan hệ tốt" vẫn được xem xét cho vay.
Bởi vì ngân hàng thương mại này trước đây có thể tìm kiếm nguồn vốn trên một số kênh truyền thống thì nay đang phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng.
Giới quản trị kinh doanh ngân hàng này đồn đại rằng, sở dĩ ngân hàng thương mại nói trên phải tạm thời ngừng cho vay và hạn chế cho vay vì cả hệ thống đang phải lo mấy chục nghìn tỷ đồng tiền gửi thanh toán của Kho bạc Nhà nước đang phải rút về gửi tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.
Một tình trạng khác là nhiều ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ và trung bình đi vay vốn trên thị trường liên ngân hàng quá lớn để mở rộng tín dụng và "tăng tốc" quy mô kinh doanh, nay phải lo vốn đến "bở hơi tai" để trả nợ cho ngân hàng thương mại khác.
Điển hình trong nhóm này là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chỉ riêng trong năm 2007 dư nợ tín dụng đã tăng gấp 8,5 lần, từ mức 493 tỷ đồng cuối năm 2006 lên 4.184 tỷ đồng cuối năm 2007.
Để tăng trưởng tín dụng, phần lớn SHB dựa vào vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Bởi vì đến hết năm 2007 SHB có số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng khác và tiền đi vay tổ chức tín dụng khác lên tới 7.092 tỷ đồng, gấp 1,72 lần dư nợ cho vay và gấp tới 17,6 lần cuối năm 2006. Trong khi đó tại thời điểm 31/12/2007, số dư tiền gửi của khách hàng chỉ có 2.085 tỷ đồng.
Như vậy trong tổng nguồn vốn huy động và đi vay của SHB là 9.177 tỷ đồng, thì vốn đi vay trên thị trường liên ngân hàng đã chiếm tới 77,3%. Mặc dù tại thời điểm này SHB có số dư tiền gửi tại Tổ chức tín dụng khác là 5.383 tỷ đồng, tính bù trừ đi thì SHB vẫn có số chênh lệch đi vay trên thị trường liên ngân hàng tới gần 1.700 tỷ đồng.
Tiền khó về ngân hàng
Một nguyên nhân khác gây tình hình căng thẳng về vốn của các ngân hàng thương mại là khả năng trả nợ vốn vay và trả lãi của các khách hàng lớn đang bị thắt chặt.
Số liệu công bố mới nhất của Bộ Tài chính cho thấy các tập đoàn kinh tế có dư nợ vốn vay lớn gấp từ 20 lần đến 42 lần so với vốn chủ sở hữu, ví dụ như Tổng công ty công trình giao thông 5 hệ số này là 42 lần, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 là 22,5 lần, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ là 21,8 lần, Tổng công ty lắp máy Việt Nam vốn chủ sở hữu, nhưng lại sử dụng một tỷ trọng lớn số vốn vay ngân hàng thương mại để đầu tư vào lĩnh vực không phải là truyền thống của các tập đoàn.
Đến nay các tập đoàn kinh tế đã góp 23.000 tỷ đồng vốn vay vào các doanh nghiệp khác dưới dạng chứng khoán, đầu tư bất động sản, thành lập ngân hàng, công ty tài chính và công ty bảo hiểm.
Vốn tín dụng ngân hàng được đầu tư vào chứng khoán, nhưng giá của tất cả các loại chứng khoán đã bị sụt giảm tới trên 50% kể từ đầu năm 2008 đến nay và so với quý III/2007 thì còn sụt giảm lớn hơn. Vậy các tập đoàn, Tổng công ty đó có khả năng trả được nợ ngân hàng thương mại hay không! Đây là mối lo thứ hai của các nhà quản trị ngân hàng thương mại.
Vốn tín dụng ngân hàng lại trở thành vốn mua cổ phần ngân hàng thương mại để trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động, vốn góp thành lập ngân hàng thương mại cổ phần mới.
Đối với ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động, giá cổ phiếu giảm mạnh tới 2- 3 lần, đang gây thua lỗ trong danh mục đầu tư này của các tập đoàn. Song điều đáng quan tâm hơn là sử dụng vốn vay để góp vốn thành lập ngân hàng thương mại là sai luật. Đây là mối lo ngại thứ ba của các nhà quản trị điều hành ngân hàng thương mại hiện nay.
Vốn đầu tư vào thị trường bất động sản, nhưng thị trường đang bị ngưng trệ nên giao dịch, giá giảm mạnh, khiến nguồn tiền trả nợ đúng hạn ngân hàng thương mại của các tập đoàn rất khan hiếm. Vì vậy đây là mối lo lớn thứ tư của các nhà quản trị ngân hàng thương mại.
Vốn huy động giảm
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tính đến 31/3/2008 có tổng nguồn vốn đạt 195.587 tỷ đồng (kể cả ngoại tệ quy đổi), giảm 0,3% so với cuối năm 2007.
Vietcombank là ngân hàng thương mại Nhà nước rất có uy tín và thương hiệu hàng đầu trên thị trường, đặc biệt là thế mạnh về huy động vốn ngoại tệ, đã kịp thời tăng lãi suất huy động vốn VND lên 12%/năm ngang bằng với các ngân hàng thương mại khác khi thị trường tiền tệ nóng lên và cũng nghiêm túc thực hiện cam kết trần lãi suất tối đa 11%/năm theo cam kết của các ngân hàng thương mại thành viên do Hiệp hội Ngân hàng chủ trì.
Thế nhưng vốn huy động của Vietcombank lại giảm gần 600 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2008 và tiếp tục giảm trong tháng 4/2008 đã thực sự cho thấy diễn biến đáng lo ngại.
Tình cảnh của một ngân hàng thương mại Nhà nước khác có quy mô nguồn vốn và cho vay dẫn đầu toàn ngành ngân hàng, chiếm 27% - 30% thị phần hai mảng này của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong cả nước cũng diễn ra tương tự.
Không công bố chính thức nhưng hầu hết các chi nhánh của ngân hàng thương mại này đã ngừng cho vay từ 3 tuần nay. Tất nhiên khách hàng quan hệ truyền thống, có uy tín cao và "quan hệ tốt" vẫn được xem xét cho vay.
Bởi vì ngân hàng thương mại này trước đây có thể tìm kiếm nguồn vốn trên một số kênh truyền thống thì nay đang phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng.
Giới quản trị kinh doanh ngân hàng này đồn đại rằng, sở dĩ ngân hàng thương mại nói trên phải tạm thời ngừng cho vay và hạn chế cho vay vì cả hệ thống đang phải lo mấy chục nghìn tỷ đồng tiền gửi thanh toán của Kho bạc Nhà nước đang phải rút về gửi tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.
Một tình trạng khác là nhiều ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ và trung bình đi vay vốn trên thị trường liên ngân hàng quá lớn để mở rộng tín dụng và "tăng tốc" quy mô kinh doanh, nay phải lo vốn đến "bở hơi tai" để trả nợ cho ngân hàng thương mại khác.
Điển hình trong nhóm này là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chỉ riêng trong năm 2007 dư nợ tín dụng đã tăng gấp 8,5 lần, từ mức 493 tỷ đồng cuối năm 2006 lên 4.184 tỷ đồng cuối năm 2007.
Để tăng trưởng tín dụng, phần lớn SHB dựa vào vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Bởi vì đến hết năm 2007 SHB có số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng khác và tiền đi vay tổ chức tín dụng khác lên tới 7.092 tỷ đồng, gấp 1,72 lần dư nợ cho vay và gấp tới 17,6 lần cuối năm 2006. Trong khi đó tại thời điểm 31/12/2007, số dư tiền gửi của khách hàng chỉ có 2.085 tỷ đồng.
Như vậy trong tổng nguồn vốn huy động và đi vay của SHB là 9.177 tỷ đồng, thì vốn đi vay trên thị trường liên ngân hàng đã chiếm tới 77,3%. Mặc dù tại thời điểm này SHB có số dư tiền gửi tại Tổ chức tín dụng khác là 5.383 tỷ đồng, tính bù trừ đi thì SHB vẫn có số chênh lệch đi vay trên thị trường liên ngân hàng tới gần 1.700 tỷ đồng.
Tiền khó về ngân hàng
Một nguyên nhân khác gây tình hình căng thẳng về vốn của các ngân hàng thương mại là khả năng trả nợ vốn vay và trả lãi của các khách hàng lớn đang bị thắt chặt.
Số liệu công bố mới nhất của Bộ Tài chính cho thấy các tập đoàn kinh tế có dư nợ vốn vay lớn gấp từ 20 lần đến 42 lần so với vốn chủ sở hữu, ví dụ như Tổng công ty công trình giao thông 5 hệ số này là 42 lần, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 là 22,5 lần, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ là 21,8 lần, Tổng công ty lắp máy Việt Nam vốn chủ sở hữu, nhưng lại sử dụng một tỷ trọng lớn số vốn vay ngân hàng thương mại để đầu tư vào lĩnh vực không phải là truyền thống của các tập đoàn.
Đến nay các tập đoàn kinh tế đã góp 23.000 tỷ đồng vốn vay vào các doanh nghiệp khác dưới dạng chứng khoán, đầu tư bất động sản, thành lập ngân hàng, công ty tài chính và công ty bảo hiểm.
Vốn tín dụng ngân hàng được đầu tư vào chứng khoán, nhưng giá của tất cả các loại chứng khoán đã bị sụt giảm tới trên 50% kể từ đầu năm 2008 đến nay và so với quý III/2007 thì còn sụt giảm lớn hơn. Vậy các tập đoàn, Tổng công ty đó có khả năng trả được nợ ngân hàng thương mại hay không! Đây là mối lo thứ hai của các nhà quản trị ngân hàng thương mại.
Vốn tín dụng ngân hàng lại trở thành vốn mua cổ phần ngân hàng thương mại để trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động, vốn góp thành lập ngân hàng thương mại cổ phần mới.
Đối với ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động, giá cổ phiếu giảm mạnh tới 2- 3 lần, đang gây thua lỗ trong danh mục đầu tư này của các tập đoàn. Song điều đáng quan tâm hơn là sử dụng vốn vay để góp vốn thành lập ngân hàng thương mại là sai luật. Đây là mối lo ngại thứ ba của các nhà quản trị điều hành ngân hàng thương mại hiện nay.
Vốn đầu tư vào thị trường bất động sản, nhưng thị trường đang bị ngưng trệ nên giao dịch, giá giảm mạnh, khiến nguồn tiền trả nợ đúng hạn ngân hàng thương mại của các tập đoàn rất khan hiếm. Vì vậy đây là mối lo lớn thứ tư của các nhà quản trị ngân hàng thương mại.