4 thách thức lớn của thị trường chứng khoán năm nay
Năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục hứa hẹn nhiều cơ hội, nhưng những thách thức cũng không hề nhỏ
Năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục hứa hẹn nhiều cơ hội, nhưng những thách thức cũng không hề nhỏ.
Cơ chế chính sách chưa hoàn thiện
Rủi ro hệ thống là những rủi ro mà nhà đầu tư không thể đa dạng hoá hay chính xác hơn là phải chấp nhận nó. Rủi ro hệ thống bao gồm sự thay đổi về chính sách pháp luật, chính sách quản lý thị trường chứng khoán, quản lý dòng vốn gián tiếp nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán, sự thay đổi tỉ giá hối đoái...
Hiện tại, Luật Chứng khoán đã có hiệu lực nhưng các văn bản hướng dẫn vẫn đang trong quá trình dự thảo, các quy định quản lý về thị trường, giao dịch còn lỏng lẻo, thể hiện nhiều bất cập và cần phải sửa đổi phù hợp, do vậy, chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu về tính ổn định, rõ ràng, minh bạch.
Trước khi kết thúc năm Bính Tuất, có một số tin đồn về việc Ngân hàng Nhà nước dự kiến hạn chế dòng vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tin tức này đã khiến giao dịch chứng khoán kém sôi động, đặc biệt là khối đầu tư nước ngoài đã có bước đi cẩn trọng hơn.
Việc hạn chế dòng vốn "đầu cơ" nước ngoài trên thị trường chứng khoán là cần thiết và quản lý ngoại hối là việc hết sức bình thường đối với bất kỳ quốc gia nào. Dòng vốn đầu cơ có đặc điểm lớn và thời hạn đầu tư ngắn nên khi đồng loạt rút khỏi thị trường dễ dàng dẫn đến sự sụp đổ.
Tuy nhiên việc làm như thế nào là vấn đề cần phải cân nhắc. Để thị trường phát triển bền vững, Chính phủ cần có chính sách điều chỉnh, quản lý vĩ mô hợp lý nhằm minh bạch hoá các giao dịch. Tuy nhiên, hiện tại tính minh bạch của thị trường không cao, vẫn còn đó những giao dịch bị nghi ngờ là nội gián, những lợi ích thu được từ nguồn thông tin bất cân xứng.
Quy mô vượt trội
Trong năm 2006, thị trường chứng khoán là kênh đầu tư đem lại lợi nhuận cao nên đã thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư từ các lĩnh vực khác đổ vào mà rõ nhất là tiền gửi, bất động sản. Năm 2007 hứa hẹn quy mô thị trường cổ phiếu sẽ tăng gấp nhiều lần năm 2006.
Điều này có nghĩa là thách thức đối với nhà đầu tư "nội" là rất lớn, thể hiện trên những khía cạnh chính:
- Rất nhiều cơ hội để xem xét đầu tư.
- Dòng vốn rất lớn sẽ chuyển sang các doanh nghiệp mới cổ phần hóa.
- Các tiêu chí đầu tư không chỉ dừng ở một số thông số cơ bản như EPS hay P/E...
- Xuất hiện các hình thức đầu tư mới không đơn thuần chỉ là đầu tư vào cổ phiếu mà còn cả các công vụ phát sinh.
- Xuất hiện các nghiệp vụ đầu tư mới như hoán đổi, mua khống, bán khống...
"Chơi" cùng các "ông lớn"
Phần thắng thuộc về kẻ mạnh là chân lý trên thương trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Sức mạnh trên thị trường chứng khoán được hiểu là: vốn dài hạn lớ, nắm bắt được các quy định pháp lý liên quan, nắm bắt được cách thức vận hành của thị trường, sự biến động giá cổ phiếu và các tiêu chí ảnh hưởng đến giá đồng thời đánh giá được giá trị cổ phiếu mà mình đầu tư...
Khi Việt Nam mở cửa thị trường chứng khoán, nhà đầu tư trong nước cần ý thức được sự kiện nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục đổ vốn lớn vào thị trường cùng kinh nghiệm hàng trăm năm tại thị trường chứng khoán quốc tế. Chấp nhận cạnh tranh bình đẳng với các nhà đầu tư quốc tế là thách thức thực tế phải đối mặt.
Chất lượng nhà đầu tư "nội"
Điểm yếu nhất hiện tại là hiện tượng đầu tư, đầu cơ của các nhà đầu tư cá nhân theo phong trào trong khi chưa trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Thị trường vẫn thiếu lực lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp, những nhà tạo lập thị trường với những kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm và am hiểu về luật pháp trong lĩnh vực chứng khoán.
Từ thực tế kiến thức hạn chế, nguồn vốn đầu tư mang tính ngắn hạn, thiếu tầm nhìn dài hạn và chuyên nghiệp thì có thể dễ dàng hiểu được sự biến động phi lý của giá chứng khoán trong thời gian qua. Hội nhập quốc tế với những "phong trào" như vậy thì kết quả sẽ đi về đâu?
Bên cạnh những thách thức trên, có thể thấy Việt Nam vẫn rất hấp dẫn trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài, thể hiện ở: môi trường chính trị xã hội ổn định; kinh tế tăng trưởng mạnh; cam kết hoàn thiện môi trường đầu tư của Chính phủ nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài cũng như nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường đầu tư; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực ngân hàng, điện lực, viễn thông...
Cơ chế chính sách chưa hoàn thiện
Rủi ro hệ thống là những rủi ro mà nhà đầu tư không thể đa dạng hoá hay chính xác hơn là phải chấp nhận nó. Rủi ro hệ thống bao gồm sự thay đổi về chính sách pháp luật, chính sách quản lý thị trường chứng khoán, quản lý dòng vốn gián tiếp nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán, sự thay đổi tỉ giá hối đoái...
Hiện tại, Luật Chứng khoán đã có hiệu lực nhưng các văn bản hướng dẫn vẫn đang trong quá trình dự thảo, các quy định quản lý về thị trường, giao dịch còn lỏng lẻo, thể hiện nhiều bất cập và cần phải sửa đổi phù hợp, do vậy, chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu về tính ổn định, rõ ràng, minh bạch.
Trước khi kết thúc năm Bính Tuất, có một số tin đồn về việc Ngân hàng Nhà nước dự kiến hạn chế dòng vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tin tức này đã khiến giao dịch chứng khoán kém sôi động, đặc biệt là khối đầu tư nước ngoài đã có bước đi cẩn trọng hơn.
Việc hạn chế dòng vốn "đầu cơ" nước ngoài trên thị trường chứng khoán là cần thiết và quản lý ngoại hối là việc hết sức bình thường đối với bất kỳ quốc gia nào. Dòng vốn đầu cơ có đặc điểm lớn và thời hạn đầu tư ngắn nên khi đồng loạt rút khỏi thị trường dễ dàng dẫn đến sự sụp đổ.
Tuy nhiên việc làm như thế nào là vấn đề cần phải cân nhắc. Để thị trường phát triển bền vững, Chính phủ cần có chính sách điều chỉnh, quản lý vĩ mô hợp lý nhằm minh bạch hoá các giao dịch. Tuy nhiên, hiện tại tính minh bạch của thị trường không cao, vẫn còn đó những giao dịch bị nghi ngờ là nội gián, những lợi ích thu được từ nguồn thông tin bất cân xứng.
Quy mô vượt trội
Trong năm 2006, thị trường chứng khoán là kênh đầu tư đem lại lợi nhuận cao nên đã thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư từ các lĩnh vực khác đổ vào mà rõ nhất là tiền gửi, bất động sản. Năm 2007 hứa hẹn quy mô thị trường cổ phiếu sẽ tăng gấp nhiều lần năm 2006.
Điều này có nghĩa là thách thức đối với nhà đầu tư "nội" là rất lớn, thể hiện trên những khía cạnh chính:
- Rất nhiều cơ hội để xem xét đầu tư.
- Dòng vốn rất lớn sẽ chuyển sang các doanh nghiệp mới cổ phần hóa.
- Các tiêu chí đầu tư không chỉ dừng ở một số thông số cơ bản như EPS hay P/E...
- Xuất hiện các hình thức đầu tư mới không đơn thuần chỉ là đầu tư vào cổ phiếu mà còn cả các công vụ phát sinh.
- Xuất hiện các nghiệp vụ đầu tư mới như hoán đổi, mua khống, bán khống...
"Chơi" cùng các "ông lớn"
Phần thắng thuộc về kẻ mạnh là chân lý trên thương trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Sức mạnh trên thị trường chứng khoán được hiểu là: vốn dài hạn lớ, nắm bắt được các quy định pháp lý liên quan, nắm bắt được cách thức vận hành của thị trường, sự biến động giá cổ phiếu và các tiêu chí ảnh hưởng đến giá đồng thời đánh giá được giá trị cổ phiếu mà mình đầu tư...
Khi Việt Nam mở cửa thị trường chứng khoán, nhà đầu tư trong nước cần ý thức được sự kiện nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục đổ vốn lớn vào thị trường cùng kinh nghiệm hàng trăm năm tại thị trường chứng khoán quốc tế. Chấp nhận cạnh tranh bình đẳng với các nhà đầu tư quốc tế là thách thức thực tế phải đối mặt.
Chất lượng nhà đầu tư "nội"
Điểm yếu nhất hiện tại là hiện tượng đầu tư, đầu cơ của các nhà đầu tư cá nhân theo phong trào trong khi chưa trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Thị trường vẫn thiếu lực lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp, những nhà tạo lập thị trường với những kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm và am hiểu về luật pháp trong lĩnh vực chứng khoán.
Từ thực tế kiến thức hạn chế, nguồn vốn đầu tư mang tính ngắn hạn, thiếu tầm nhìn dài hạn và chuyên nghiệp thì có thể dễ dàng hiểu được sự biến động phi lý của giá chứng khoán trong thời gian qua. Hội nhập quốc tế với những "phong trào" như vậy thì kết quả sẽ đi về đâu?
Bên cạnh những thách thức trên, có thể thấy Việt Nam vẫn rất hấp dẫn trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài, thể hiện ở: môi trường chính trị xã hội ổn định; kinh tế tăng trưởng mạnh; cam kết hoàn thiện môi trường đầu tư của Chính phủ nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài cũng như nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường đầu tư; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực ngân hàng, điện lực, viễn thông...