5 điểm đáng chú ý của kinh tế 5 tháng đầu năm
Từ thống kê về một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý về kinh tế 5 tháng đầu năm
Từ các thống kê về một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý về kinh tế tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2009.
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế thực đã có dấu hiệu leo dốc vượt lên thoát đáy.
Sản xuất nông, lâm nghiệp - thuỷ sản có xu hướng tăng cao hơn tốc độ tăng theo ước tính của quý 1 - điển hình là giá trị sản xuất tăng 0,9%, trong đó nông nghiệp giảm 0,1%; giá trị tăng thêm tăng 0,4%, trong đó nông nghiệp giảm 0,5%.
Điều này được lý giải bằng một số tình hình. Giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng thấp hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng chung. Giá lương thực giảm 0,37% ngay cả khi miền Bắc, miền Nam đang trong kỳ giáp hạt, trong khi xuất khẩu gạo cao gần gấp rưỡi so với cùng kỳ. Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản tăng về lượng như cà phê, chè, hạt tiêu,... Chăn nuôi được phục hồi sau Tết Nguyên đán, giá thực phẩm tăng thấp.
Sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 4% - cao hơn tốc độ tăng 3,3% của 4 tháng, nên tính chung 5 tháng đã tăng cao hơn của 4 tháng. Đó cũng là xu hướng của các khu vực doanh nghiệp nhà nước (chủ yếu là doanh nghiệp Trung ương quản lý tăng 1,4%, còn doanh nghiệp do địa phương quản lý vẫn giảm 4,8%); khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 3,7% so với tăng 3,3%).
Ngành xây dựng tiếp tục được tăng cao hơn do có tác động kép từ sự tăng vốn kích cầu ở trong nước và giá vật liệu xây dựng đang ở mức thấp so với cách đây một năm.
Thứ hai, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bị sụt giảm, nhưng vốn đầu tư trong nước đã khá lên, không những bù đắp cho sự sụt giảm trên, mà còn làm cho tổng vốn đầu tư tăng lên.
Vốn đầu trực tiếp nước ngoài đăng ký mới và bổ sung đạt 6,68 tỷ USD, giảm 76,3% so với cùng kỳ năm trước, giảm 89,2% - trong đó vốn đăng ký của các dự án mới đạt 2,7 tỷ USD, giảm 89,2%; vốn đăng ký bổ sung đạt 3,96 tỷ USD, tăng 27,8%. Vốn thực hiện ước đạt 2,8 tỷ USD, giảm 29,1%.
Trong điều kiện vốn đầu tư trực tiếp bị sụt giảm, thì vốn đầu tư gián tiếp có xu hướng quay trở lại; đặc biệt các nguồn vốn trong nước đã tăng khá mạnh để bù vào, nhất là các nguồn vốn từ kích cầu của Chính phủ, các nguồn vốn của tư nhân đổ vào chứng khoán,...
Nếu loại trừ yếu tố tăng giá bình quân (tăng 11,59%), thì vẫn còn tăng 8,9%. Đây là tốc độ tăng đã cao hơn tốc độ tăng của các thời kỳ trước đây (tháng 1 tăng 4%, 2 tháng tăng 5%, 3 tháng tăng 6,6%, 4 tháng tăng 7,4%), cao hơn tốc độ tăng của GDP và trở thành động lực để ngăn chặn suy giảm kinh tế.
Thứ tư, xuất, nhập khẩu và nhập siêu đã có những diễn biến mới. Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 5 ước đạt 4,4 tỷ USD, tăng nhẹ so với tháng 4; tính chung 5 tháng đạt 22,857 tỷ USD, vẫn còn giảm 6,8% so với cùng kỳ.
Tổng kim ngạch nhập khẩu tháng 5 ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng so với tháng 4; tính chung 5 tháng đạt 23,985 tỷ USD, giảm 37%. Việt Nam xuất siêu trong quý 1, sang tháng 4 đã nhập siêu 1,117 tỷ USD; tháng 5 nhập siêu cao hơn (1,5 tỷ USD), nên tính chung 5 tháng đã nhập siêu 1,128 tỷ USD.
Như vậy, đã nhập siêu trở lại và có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, mức nhập siêu năm nay sẽ không cao như kế hoạch (20,7 tỷ USD) đưa ra từ cuối năm ngoái và có thể chỉ bằng 1/3- 1/2 nhập siêu 18 tỷ USD của năm ngoái.
Thứ năm, tuy có những dấu hiệu tích cực, nhưng cần đặc biệt quan tâm, như tăng trưởng vẫn còn thấp, khó đạt mục tiêu, kể cả mục tiêu mới điều chỉnh, nhập siêu trở lại, lạm phát có khả năng tăng vào cuối năm, vốn đầu tư nước ngoài và khách quốc tế giảm.
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế thực đã có dấu hiệu leo dốc vượt lên thoát đáy.
Sản xuất nông, lâm nghiệp - thuỷ sản có xu hướng tăng cao hơn tốc độ tăng theo ước tính của quý 1 - điển hình là giá trị sản xuất tăng 0,9%, trong đó nông nghiệp giảm 0,1%; giá trị tăng thêm tăng 0,4%, trong đó nông nghiệp giảm 0,5%.
Điều này được lý giải bằng một số tình hình. Giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng thấp hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng chung. Giá lương thực giảm 0,37% ngay cả khi miền Bắc, miền Nam đang trong kỳ giáp hạt, trong khi xuất khẩu gạo cao gần gấp rưỡi so với cùng kỳ. Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản tăng về lượng như cà phê, chè, hạt tiêu,... Chăn nuôi được phục hồi sau Tết Nguyên đán, giá thực phẩm tăng thấp.
Sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 4% - cao hơn tốc độ tăng 3,3% của 4 tháng, nên tính chung 5 tháng đã tăng cao hơn của 4 tháng. Đó cũng là xu hướng của các khu vực doanh nghiệp nhà nước (chủ yếu là doanh nghiệp Trung ương quản lý tăng 1,4%, còn doanh nghiệp do địa phương quản lý vẫn giảm 4,8%); khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 3,7% so với tăng 3,3%).
Ngành xây dựng tiếp tục được tăng cao hơn do có tác động kép từ sự tăng vốn kích cầu ở trong nước và giá vật liệu xây dựng đang ở mức thấp so với cách đây một năm.
Thứ hai, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bị sụt giảm, nhưng vốn đầu tư trong nước đã khá lên, không những bù đắp cho sự sụt giảm trên, mà còn làm cho tổng vốn đầu tư tăng lên.
Vốn đầu trực tiếp nước ngoài đăng ký mới và bổ sung đạt 6,68 tỷ USD, giảm 76,3% so với cùng kỳ năm trước, giảm 89,2% - trong đó vốn đăng ký của các dự án mới đạt 2,7 tỷ USD, giảm 89,2%; vốn đăng ký bổ sung đạt 3,96 tỷ USD, tăng 27,8%. Vốn thực hiện ước đạt 2,8 tỷ USD, giảm 29,1%.
Trong điều kiện vốn đầu tư trực tiếp bị sụt giảm, thì vốn đầu tư gián tiếp có xu hướng quay trở lại; đặc biệt các nguồn vốn trong nước đã tăng khá mạnh để bù vào, nhất là các nguồn vốn từ kích cầu của Chính phủ, các nguồn vốn của tư nhân đổ vào chứng khoán,...
Thứ ba, tiêu thụ trong nước tăng đã làm cho lượng tồn kho cao vào cuối tháng hai đã giảm xuống. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo giá thực tế tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu loại trừ yếu tố tăng giá bình quân (tăng 11,59%), thì vẫn còn tăng 8,9%. Đây là tốc độ tăng đã cao hơn tốc độ tăng của các thời kỳ trước đây (tháng 1 tăng 4%, 2 tháng tăng 5%, 3 tháng tăng 6,6%, 4 tháng tăng 7,4%), cao hơn tốc độ tăng của GDP và trở thành động lực để ngăn chặn suy giảm kinh tế.
Thứ tư, xuất, nhập khẩu và nhập siêu đã có những diễn biến mới. Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 5 ước đạt 4,4 tỷ USD, tăng nhẹ so với tháng 4; tính chung 5 tháng đạt 22,857 tỷ USD, vẫn còn giảm 6,8% so với cùng kỳ.
Tổng kim ngạch nhập khẩu tháng 5 ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng so với tháng 4; tính chung 5 tháng đạt 23,985 tỷ USD, giảm 37%. Việt Nam xuất siêu trong quý 1, sang tháng 4 đã nhập siêu 1,117 tỷ USD; tháng 5 nhập siêu cao hơn (1,5 tỷ USD), nên tính chung 5 tháng đã nhập siêu 1,128 tỷ USD.
Như vậy, đã nhập siêu trở lại và có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, mức nhập siêu năm nay sẽ không cao như kế hoạch (20,7 tỷ USD) đưa ra từ cuối năm ngoái và có thể chỉ bằng 1/3- 1/2 nhập siêu 18 tỷ USD của năm ngoái.
Thứ năm, tuy có những dấu hiệu tích cực, nhưng cần đặc biệt quan tâm, như tăng trưởng vẫn còn thấp, khó đạt mục tiêu, kể cả mục tiêu mới điều chỉnh, nhập siêu trở lại, lạm phát có khả năng tăng vào cuối năm, vốn đầu tư nước ngoài và khách quốc tế giảm.