5 hiểu lầm về xuất khẩu của Mỹ
Liệu có chuyện, vai trò của xuất khẩu trong sự phát triển của nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang ngày càng đi xuống?
Không ít người đang lầm tưởng về lĩnh vực xuất khẩu của Mỹ, cho rằng, vai trò của ngành này đang ngày càng đi xuống trong sự phát triển của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thực tế không phải vậy.
Tờ Washington Post đã chỉ ra 5 hiểu lầm thường gặp về xuất khẩu của nước Mỹ - lĩnh vực mà Tổng thống Barack Obama đặt mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch trong vòng 5 năm tới.
1. Tỷ trọng của xuất khẩu trong nền kinh tế Mỹ ngày càng giảm
Với thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ, nhiều người cho rằng, nước này đang xuất khẩu ít đi so với trước đây. Tuy nhiên, xuất khẩu quý 2 của Mỹ đã tăng 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa tốc độ tăng 3% của GDP nói chung. Tỷ trọng xuất khẩu trong nền kinh tế Mỹ đã tăng liên tục kể từ thời kỳ Đại suy thoái tới nay. Hiện xuất khẩu đang chiếm 12% GDP Mỹ, so với mức 3% vào thập niên 1930.
Mặc dù vậy, thống kê cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp của Mỹ tập trung chủ yếu vào thị trường nội địa, chỉ có 1% là các nhà xuất khẩu. Điều này cho thấy, các công ty Mỹ đang bỏ lỡ cơ hội khi không chịu tăng cường sự hiện diện ở các thị trường bên ngoài, nhất là trong bối cảnh người tiêu dùng tại Mỹ phải đương đầu với thất nghiệp và nợ nần gia tăng như hiện nay.
2. Mỹ xuất khẩu hàng hóa là chính
Trên thực tế, xuất khẩu dịch vụ chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ và tỷ lệ này đang tiếp tục tăng lên. Năm 2008, xuất khẩu dịch vụ thương mại của Mỹ đạt hơn 500 tỷ USD. Trong đó, các dịch vụ kinh doanh, nghề nghiệp và kỹ thuật chiếm phần lớn nhất lên tới 113 tỷ USD, bao gồm các dịch vụ như quản lý và tư vấn, nghiên cứu và phát triển, công nghệ thông tin… Các dịch vụ xuất khẩu khác của Mỹ phải kể tới bao gồm lữ hành và du lịch, dịch vụ tài chính, điện ảnh Hollywood…
Tiền bản quyền cũng đóng góp một phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu chung của Mỹ. Chẳng hạn, một công ty ở Thụy Điển muốn sản xuất một loại thuốc do một công ty Mỹ nghiên cứu ra tại New York sẽ phải trả phí để được cấp phép. Năm 2008, tiền thu về từ quyền sở hữu trí tuệ như vậy đóng góp 91,6 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu của Mỹ.
3. Hàng xuất khẩu của Mỹ đã mất vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Người ta thường nói nhiều về sự sa sút trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Mỹ mà quên mất rằng, theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Mỹ hiện đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu hàng hóa, chỉ sau Đức và Trung Quốc. Nhiều ngành hàng xuất khẩu giá trị cao của Mỹ, như bảng mạch tích hợp, đặc biệt mạnh. Xuất khẩu thiết bị giao thông của Mỹ cũng tăng 10,6% trong thời gian 2003-2008, vượt xa tốc độ nhập khẩu nhóm mặt hàng này.
Nếu tính cả xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ đạt mức 1.500 tỷ USD trong năm 2009, vượt xa mức 1.300 tỷ USD của Đức và 1.300 tỷ USD của Trung Quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu vào GDP của Mỹ vẫn thấp hơn nhiều so với những nền kinh tế hướng ra xuất khẩu như Đức và Trung Quốc.
4. Công nhân Mỹ mất việc làm vì thương mại với các nước đang phát triển
Thực ra, sự đi lên của các nền kinh tế đang phát triển đã giúp tạo ra một số lượng việc làm đáng kể ở Mỹ. Số liệu của Viện Brookings (Mỹ) cho thấy, trong thời gian 2003-2008, xuất khẩu của Mỹ sang Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng 121%, so với mức tăng 46% của lĩnh vực xuất khẩu nói chung của Mỹ.
Nhờ sự phát triển kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, các nền kinh tế như Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc đang mua nhiều hàng hóa hơn từ Mỹ, tạo cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Mỹ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, trong 5 năm tới, ba nước này sẽ chiếm hơn 25% GDP của thế giới.
Theo lý thuyết kinh tế, thương mại giữa nước giàu và nước nghèo giúp làm tăng lương cho công nhân kỹ năng thấp ở các nước nghèo, đồng thời giảm lương ở các nước nghèo.
Đã có những bằng chứng cho thấy, thương mại giữa Mỹ với các nước đang phát triển làm giảm lương đối với các công nhân có kỹ năng thấp ở Mỹ, đồng thời làm tăng nguy cơ mất việc làm đối với đối tượng này. Vì vậy, cùng với việc hưởng lợi từ thương mại với các nền kinh tế mới nổi, nước Mỹ cần tăng bảo hiểm thất nghiệp và chi nhiều hơn cho các chương trình đào tạo kỹ năng lao động.
5. Xuất khẩu của Mỹ sẽ không tăng, trừ phi các nước khác “tuân thủ luật chơi”
Khi đề cập tới vấn đề thương mại, nhiều chính trị gia của Mỹ thường phàn nàn rằng, các nước khác không chịu “tuân thủ luật chơi”. Ý là các quốc gia thao túng tỷ giá để làm lợi cho hàng xuất khẩu của mình, đánh thuế cao vào hàng hóa Mỹ, trợ cấp cho các ngành hàng xuất khẩu cạnh tranh với Mỹ…
Một số nghiên cứu của Mỹ cho thấy, các nền kinh tế như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan và Thụy Sỹ đã định giá đồng tiền thấp hơn thực tế để tăng sức cạnh tranh cho xuất khẩu. Hàng hóa của Mỹ vì lý do này sẽ ở vào thế bất lợi khi cạnh tranh.
Tuy nhiên, sự thật là có rất nhiều cách để nước Mỹ tăng xuất khẩu, nhưng họ chưa tận dụng. Năng lực sáng tạo, cơ sở hạ tầng và chính sách giáo dục là những yếu tố nền tảng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa Mỹ.
Ở Mỹ có nhiều khu vực như San Jose, Indianpolis và Wichita rất thành công trong việc phát triển xuất khẩu.
Trong thời gian 2003-2008, Wichita đã tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu nhờ thành công trong chính sách tập hợp các hãng công nghiệp hàng không để tập trung cho xuất khẩu. Kansas cũng đẩy mạnh được xuất khẩu nhờ khuyến khích cấp vốn cho các doanh nghiệp mới thành lập có năng lực sáng tạo cao.
Tờ Washington Post đã chỉ ra 5 hiểu lầm thường gặp về xuất khẩu của nước Mỹ - lĩnh vực mà Tổng thống Barack Obama đặt mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch trong vòng 5 năm tới.
1. Tỷ trọng của xuất khẩu trong nền kinh tế Mỹ ngày càng giảm
Với thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ, nhiều người cho rằng, nước này đang xuất khẩu ít đi so với trước đây. Tuy nhiên, xuất khẩu quý 2 của Mỹ đã tăng 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa tốc độ tăng 3% của GDP nói chung. Tỷ trọng xuất khẩu trong nền kinh tế Mỹ đã tăng liên tục kể từ thời kỳ Đại suy thoái tới nay. Hiện xuất khẩu đang chiếm 12% GDP Mỹ, so với mức 3% vào thập niên 1930.
Mặc dù vậy, thống kê cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp của Mỹ tập trung chủ yếu vào thị trường nội địa, chỉ có 1% là các nhà xuất khẩu. Điều này cho thấy, các công ty Mỹ đang bỏ lỡ cơ hội khi không chịu tăng cường sự hiện diện ở các thị trường bên ngoài, nhất là trong bối cảnh người tiêu dùng tại Mỹ phải đương đầu với thất nghiệp và nợ nần gia tăng như hiện nay.
2. Mỹ xuất khẩu hàng hóa là chính
Trên thực tế, xuất khẩu dịch vụ chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ và tỷ lệ này đang tiếp tục tăng lên. Năm 2008, xuất khẩu dịch vụ thương mại của Mỹ đạt hơn 500 tỷ USD. Trong đó, các dịch vụ kinh doanh, nghề nghiệp và kỹ thuật chiếm phần lớn nhất lên tới 113 tỷ USD, bao gồm các dịch vụ như quản lý và tư vấn, nghiên cứu và phát triển, công nghệ thông tin… Các dịch vụ xuất khẩu khác của Mỹ phải kể tới bao gồm lữ hành và du lịch, dịch vụ tài chính, điện ảnh Hollywood…
Tiền bản quyền cũng đóng góp một phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu chung của Mỹ. Chẳng hạn, một công ty ở Thụy Điển muốn sản xuất một loại thuốc do một công ty Mỹ nghiên cứu ra tại New York sẽ phải trả phí để được cấp phép. Năm 2008, tiền thu về từ quyền sở hữu trí tuệ như vậy đóng góp 91,6 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu của Mỹ.
3. Hàng xuất khẩu của Mỹ đã mất vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Người ta thường nói nhiều về sự sa sút trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Mỹ mà quên mất rằng, theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Mỹ hiện đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu hàng hóa, chỉ sau Đức và Trung Quốc. Nhiều ngành hàng xuất khẩu giá trị cao của Mỹ, như bảng mạch tích hợp, đặc biệt mạnh. Xuất khẩu thiết bị giao thông của Mỹ cũng tăng 10,6% trong thời gian 2003-2008, vượt xa tốc độ nhập khẩu nhóm mặt hàng này.
Nếu tính cả xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ đạt mức 1.500 tỷ USD trong năm 2009, vượt xa mức 1.300 tỷ USD của Đức và 1.300 tỷ USD của Trung Quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu vào GDP của Mỹ vẫn thấp hơn nhiều so với những nền kinh tế hướng ra xuất khẩu như Đức và Trung Quốc.
4. Công nhân Mỹ mất việc làm vì thương mại với các nước đang phát triển
Thực ra, sự đi lên của các nền kinh tế đang phát triển đã giúp tạo ra một số lượng việc làm đáng kể ở Mỹ. Số liệu của Viện Brookings (Mỹ) cho thấy, trong thời gian 2003-2008, xuất khẩu của Mỹ sang Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng 121%, so với mức tăng 46% của lĩnh vực xuất khẩu nói chung của Mỹ.
Nhờ sự phát triển kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, các nền kinh tế như Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc đang mua nhiều hàng hóa hơn từ Mỹ, tạo cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Mỹ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, trong 5 năm tới, ba nước này sẽ chiếm hơn 25% GDP của thế giới.
Theo lý thuyết kinh tế, thương mại giữa nước giàu và nước nghèo giúp làm tăng lương cho công nhân kỹ năng thấp ở các nước nghèo, đồng thời giảm lương ở các nước nghèo.
Đã có những bằng chứng cho thấy, thương mại giữa Mỹ với các nước đang phát triển làm giảm lương đối với các công nhân có kỹ năng thấp ở Mỹ, đồng thời làm tăng nguy cơ mất việc làm đối với đối tượng này. Vì vậy, cùng với việc hưởng lợi từ thương mại với các nền kinh tế mới nổi, nước Mỹ cần tăng bảo hiểm thất nghiệp và chi nhiều hơn cho các chương trình đào tạo kỹ năng lao động.
5. Xuất khẩu của Mỹ sẽ không tăng, trừ phi các nước khác “tuân thủ luật chơi”
Khi đề cập tới vấn đề thương mại, nhiều chính trị gia của Mỹ thường phàn nàn rằng, các nước khác không chịu “tuân thủ luật chơi”. Ý là các quốc gia thao túng tỷ giá để làm lợi cho hàng xuất khẩu của mình, đánh thuế cao vào hàng hóa Mỹ, trợ cấp cho các ngành hàng xuất khẩu cạnh tranh với Mỹ…
Một số nghiên cứu của Mỹ cho thấy, các nền kinh tế như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan và Thụy Sỹ đã định giá đồng tiền thấp hơn thực tế để tăng sức cạnh tranh cho xuất khẩu. Hàng hóa của Mỹ vì lý do này sẽ ở vào thế bất lợi khi cạnh tranh.
Tuy nhiên, sự thật là có rất nhiều cách để nước Mỹ tăng xuất khẩu, nhưng họ chưa tận dụng. Năng lực sáng tạo, cơ sở hạ tầng và chính sách giáo dục là những yếu tố nền tảng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa Mỹ.
Ở Mỹ có nhiều khu vực như San Jose, Indianpolis và Wichita rất thành công trong việc phát triển xuất khẩu.
Trong thời gian 2003-2008, Wichita đã tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu nhờ thành công trong chính sách tập hợp các hãng công nghiệp hàng không để tập trung cho xuất khẩu. Kansas cũng đẩy mạnh được xuất khẩu nhờ khuyến khích cấp vốn cho các doanh nghiệp mới thành lập có năng lực sáng tạo cao.