6 cơ quan Trung ương phải bỏ tiền tỷ thuê trụ sở
Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra trong việc sử dụng tài sản công
Một số cơ quan đã có trụ sở mới nhưng không trả lại trụ sở cũ, trong khi nhiều cơ quan, đơn vị khác phải bỏ tiền tỷ đi thuê trụ sở làm việc. Đây là thực tế được nêu tại báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2013 vừa được Chính phủ gửi đến Quốc hội.
Một trong những hạn chế lớn được chỉ ra tại báo cáo là tiến độ tổng thể về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất chậm so với yêu cầu. Một số bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác này.
Bởi vậy, nhiều cơ sở nhà đất đã phê duyệt phương án được 2 - 3 năm nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện xong phương án được phê duyệt.
Đáng chú ý, một số cơ quan, đơn vị sau khi được phê duyệt phương án xử lý đã tiếp tục cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định, không chấp hành thời hạn thực hiện phương án xử lý. Một số bộ, cơ quan, đơn vị được nhà nước cho phép đầu tư xây dựng trụ sở mới nhưng không trả lại trụ sở cũ, trong khi các cơ quan, đơn vị khác phải đi thuê trụ sở làm việc với kinh phí lớn.
Chỉ tính riêng 6 cơ quan: Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Tư pháp, Kiểm toán nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, số tiền thuê trụ sở trong năm 2013 là: 117.459 triệu đồng; dự toán 2014 là: 133.970 triệu đồng, báo cáo nêu rõ.
Ở bức tranh chung, Chính phủ cho biết, tổng giá trị tài sản nhà nước đến ngày 31/12/2013 là 930.244,79 tỷ đồng.
Trong đó: tài sản là quyền sử dụng đất 670.715,73 tỷ đồng, tài sản là nhà 207.504,83 tỷ đồng, tài sản là ô tô 19.448,17 tỷ đồng, tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên 32.576,06 tỷ đồng.
Phân tích biến động, báo cáo cho biết tổng giá trị tài sản nhà nước (theo nguyên giá) tăng trong năm 2013 là 25.329,27 tỷ đồng, giảm 4.604,10 tỷ đồng.
Cụ thể, tài sản là quyền sử dụng đất tăng 7.987,92 tỷ đồng, giảm 2.971,50 tỷ đồng. Tổng quỹ đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng đến 31/12/2013 là 2.590 triệu m2 với tổng giá trị 670.715,73 tỷ đồng, chiếm 72,10% tổng giá trị toàn bộ tài sản nhà nước.
Tài sản là nhà tăng 11.745,26 tỷ đồng, giảm 689,54 tỷ đồng. Tổng Quỹ nhà do các cơ quan, tổ chức, đơn vị hiện đang quản lý, sử dụng đến 31/12/2013 là 165,64 triệu m2 với tổng nguyên giá theo sổ kế toán là 207.504,83 tỷ đồng chiếm 22,31% tổng giá trị toàn bộ tài sản nhà nước, báo cáo cho biết.
Còn tài sản là ôtô, Chính phủ báo cáo tăng 2.274,61 tỷ đồng, giảm 844,61 tỷ đồng. Tổng số xe ô tô công hiện có 36.171 chiếc với tổng nguyên giá 19.448,17 tỷ đồng chiếm 2,09% tổng giá trị tài sản nhà nước.
Theo đánh giá của Chính phủ, việc quản lý xe công còn nhiều bất cập, chủ trương đổi mới cơ chế quản lý xe công chưa được thực hiện quyết liệt và chưa được thể hiện tại luật nên việc sử dụng xe ô tô còn lãng phí. Mặc dù đã có quy định về cơ chế khoán nhưng thực tế các đơn vị không thực hiện do quy định mang tính tự nguyện, không bắt buộc.
Xu hướng không trang bị xe công hoặc cắt giảm xe công đang được Chính phủ nhiều quốc gia áp dụng, nhưng chưa thực sự có sự đổi mới mạnh mẽ ở Việt Nam, báo cáo viết.
Bên cạnh đó việc quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty… chưa thực sự hiệu quả, theo đánh giá của Chính phủ.
Một trong những hạn chế lớn được chỉ ra tại báo cáo là tiến độ tổng thể về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất chậm so với yêu cầu. Một số bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác này.
Bởi vậy, nhiều cơ sở nhà đất đã phê duyệt phương án được 2 - 3 năm nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện xong phương án được phê duyệt.
Đáng chú ý, một số cơ quan, đơn vị sau khi được phê duyệt phương án xử lý đã tiếp tục cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định, không chấp hành thời hạn thực hiện phương án xử lý. Một số bộ, cơ quan, đơn vị được nhà nước cho phép đầu tư xây dựng trụ sở mới nhưng không trả lại trụ sở cũ, trong khi các cơ quan, đơn vị khác phải đi thuê trụ sở làm việc với kinh phí lớn.
Chỉ tính riêng 6 cơ quan: Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Tư pháp, Kiểm toán nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, số tiền thuê trụ sở trong năm 2013 là: 117.459 triệu đồng; dự toán 2014 là: 133.970 triệu đồng, báo cáo nêu rõ.
Ở bức tranh chung, Chính phủ cho biết, tổng giá trị tài sản nhà nước đến ngày 31/12/2013 là 930.244,79 tỷ đồng.
Trong đó: tài sản là quyền sử dụng đất 670.715,73 tỷ đồng, tài sản là nhà 207.504,83 tỷ đồng, tài sản là ô tô 19.448,17 tỷ đồng, tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên 32.576,06 tỷ đồng.
Phân tích biến động, báo cáo cho biết tổng giá trị tài sản nhà nước (theo nguyên giá) tăng trong năm 2013 là 25.329,27 tỷ đồng, giảm 4.604,10 tỷ đồng.
Cụ thể, tài sản là quyền sử dụng đất tăng 7.987,92 tỷ đồng, giảm 2.971,50 tỷ đồng. Tổng quỹ đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng đến 31/12/2013 là 2.590 triệu m2 với tổng giá trị 670.715,73 tỷ đồng, chiếm 72,10% tổng giá trị toàn bộ tài sản nhà nước.
Tài sản là nhà tăng 11.745,26 tỷ đồng, giảm 689,54 tỷ đồng. Tổng Quỹ nhà do các cơ quan, tổ chức, đơn vị hiện đang quản lý, sử dụng đến 31/12/2013 là 165,64 triệu m2 với tổng nguyên giá theo sổ kế toán là 207.504,83 tỷ đồng chiếm 22,31% tổng giá trị toàn bộ tài sản nhà nước, báo cáo cho biết.
Còn tài sản là ôtô, Chính phủ báo cáo tăng 2.274,61 tỷ đồng, giảm 844,61 tỷ đồng. Tổng số xe ô tô công hiện có 36.171 chiếc với tổng nguyên giá 19.448,17 tỷ đồng chiếm 2,09% tổng giá trị tài sản nhà nước.
Theo đánh giá của Chính phủ, việc quản lý xe công còn nhiều bất cập, chủ trương đổi mới cơ chế quản lý xe công chưa được thực hiện quyết liệt và chưa được thể hiện tại luật nên việc sử dụng xe ô tô còn lãng phí. Mặc dù đã có quy định về cơ chế khoán nhưng thực tế các đơn vị không thực hiện do quy định mang tính tự nguyện, không bắt buộc.
Xu hướng không trang bị xe công hoặc cắt giảm xe công đang được Chính phủ nhiều quốc gia áp dụng, nhưng chưa thực sự có sự đổi mới mạnh mẽ ở Việt Nam, báo cáo viết.
Bên cạnh đó việc quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty… chưa thực sự hiệu quả, theo đánh giá của Chính phủ.