14:08 20/05/2019

6 lưu ý đề phòng sốc nhiệt

Hoài Phương

Năm nào cũng vậy, cứ vào đợt nắng nóng cao điểm, người ta lại nhắc đến sốc nhiệt như là mối nguy hiểm hàng đầu cho sức khỏe.


Những ngày nắng nóng , khi đi trên đường dưới ánh nắng chói chang, mồ hôi đầm đìa, bất cứ ai cũng muốn dừng lại để vào chỗ có điều hòa mát mẻ. Tuy nhiên, nếu đang đi ở trong nhiệt độ 40 - 43 độ C ngoài trời mà bước vào phòng điều hòa hoặc xe hơi có nhiệt độ 20 - 22 độ C sẽ rất nguy hiểm.ThS, BS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết sốc nhiệt là hiện tượng đặc biệt nguy hiểm dễ xảy ra trong mùa nóng khi người bệnh tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài, cơ thể không thể tự hạ nhiệt, dẫn đến tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt, có thể gây tổn hại đến não và các cơ quan nội tạng.Người già và trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị sốc nhiệt nhất (dân gian hay gọi là cảm nắng/cảm nóng). Nguyên nhân chính do thời tiết nắng nóng nên các gia đình sử dụng máy lạnh liên tục, khiến không khí trong phòng bị tù đọng và nhiệt độ trong phòng quá chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời dẫn đến trẻ dễ bị mất nước, cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, hen suyễn, viêm xoang, viêm tai giữa…
6 lưu ý đề phòng sốc nhiệt - Ảnh 1.
Các triệu chứng của sốc nhiệt gồm có: nhiệt độ cơ thể tăng cao (trên 40 độ C), đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, nhịp tim nhanh, mạch đập mạnh hoặc yếu, thậm chí có thể bị co giật, hôn mê. Nếu có các dấu hiệu trên, cần đưa người bệnh đến môi trường thoáng khí, mát mẻ để nghỉ ngơi, bổ sung nước và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng nóng cao điểmThời gian nắng nóng trong ngày thường từ 10h - 17h, nắng nóng cao điểm nhất vào khoảng 13 - 16h. Vì thế, bạn nên hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này. Tránh những hoạt động gắng sức khi ở ngoài trời hoặc làm việc dưới ánh nắng mặt trời kéo dài. Hãy lên lịch làm việc ngoài trời vào lúc râm mát như sáng sớm hoặc chiều tối. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.Luôn che chắn khi ra ngoài trờiNếu bạn phải đi ra ngoài dưới ánh mặt trời, chiếc khăn sẽ là vị cứu tinh của bạn. Che đầu và khuôn mặt của bạn trong khi bạn đi du lịch. Nhưng đừng buộc nó quá chặt hoặc khiến cảm thấy ngộp thở. Đội mũ nếu bạn không thích khăn. Ngoài ra, hãy bôi kem chống nắng có chỉ số SPF cao cho cả cơ thể chứ không chỉ cho da mặt.
6 lưu ý đề phòng sốc nhiệt - Ảnh 2.
Duy trì độ ẩm cơ thểCơ thể bạn có nhiều nguy cơ mất nước do nhiệt vào mùa hè. Do vậy, quan trọng là cần duy trì nước cả ngày. Ngoài uống nhiều nước, các bác sĩ cho biết, do các tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt cũng có thể là hậu quả của mất muối, do vậy trong những ngày nắng nóng cao độ, mọi người cần bổ sung đồ uống thể thao giàu chất điện giải.Ra vào phòng điều hòa
Chạy vội vào phòng có điều hòa mát lạnh ngay khi đi ngoài trời nắng nóng cao điểm hoặc ngược lại là thói quen cực nguy hiểm, có thể dẫn đến sốc nhiệt, nguy cơ đột quỵ cực cao. Nguyên nhân là do cơ thể chưa kịp thích nghi với nhiệt độ phòng hoặc ngoài trời, nhất là khi di chuyển từ một chỗ quá nóng sang một nơi quá lạnh và ngược lại. Khi ra khỏi phòng nên mở cửa to và đứng ở cửa vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí mới. Nếu nằm ngủ máy lạnh thì lưu ý càng về đêm, cơ thể thiếu sự vận động, dễ bị cảm lạnh nên bạn cần điều chỉnh máy lạnh tăng nhiệt độ lúc đêm khuya. Ngoài ra, sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể giảm, nếu ngay lập tức bước vào điều hòa ở nhiệt độ thấp sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, kéo theo hệ lụy là máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Đặc biệt, những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu nếu nằm điều hòa ngay sau khi tắm sẽ rất dễ gặp tai biến, đột quỵ.Khi đi xe hơiNếu xe đỗ ở ngoài nắng quá lâu, việc đầu tiên cần làm trước khi lên xe là mở cửa sổ ra để giảm bớt khí nóng có bên trong. Nếu cơ thể người đi xe có mồ hôi, cần lau khô hoặc để người ráo mồ hôi mới bước vào xe và bật điều hòa, nếu không sẽ bị cảm lạnh. Ban đầu khi bật điều hòa chỉ nên bật từ từ để cơ thể thích nghi dần, không nên đột ngột giảm nhiệt độ.
6 lưu ý đề phòng sốc nhiệt - Ảnh 3.
Nếu như có ý định dừng xe, bạn nên tắt điều hòa và dùng quạt gió trước vài phút để cơ thể thích nghi được với nhiệt độ bên ngoài. Ngoài ra, hạ kính cửa sổ xuống 1 chút để không khí bên ngoài lưu thông vào bên trong, tránh hiện tượng sốc nhiệt độ cao ở bên ngoài.Cấp cứu cho người sốc nhiệt
Đưa người bệnh vào nơi râm mát hoặc nơi có điều hoà nhiệt độ. Gọi cấp cứu. Làm mát cơ thể bệnh nhân bằng cách phủ khăn mát hay vẩy nước mát lên người.  - Bật quạt thổi trực tiếp vào người bệnh. Cho họ uống nước mát hoặc các loại đồ uống không có cồn và cafein khác nếu họ có thể uống được. Sau cùng là tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR) nếu người bệnh mất ý thức và không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động.