6 sai lầm giết chết chiến lược content marketing của doanh nghiệp Việt
Đổ tiền đầu tư content marketing theo xu hướng, thế nhưng một số doanh nghiệp Việt lại tự làm khó mình khi không xác định được mục tiêu
Đổ tiền đầu tư content marketing theo xu hướng, thế nhưng một số doanh nghiệp Việt lại tự làm khó mình khi không xác định được mục tiêu cốt lõi của mỗi chiến dịch, để cuối cùng không đạt đến thành công thực sự ở bất cứ phương diện gì.
Ông Nguyễn Đăng Ngọc, Đồng Giám đốc điều hành hệ thống quảng cáo trực tuyến Admicro (VCCorp) chia sẻ: "Content marketing không phải một xu hướng nhất thời, dù có nhận ra hay không thì trước giờ, trong các hoạt động quảng cáo tiếp thị của mình, các doanh nghiệp đều đã vận dụng content.
Tuy nhiên, để nâng tầm nó lên thành chiến lược trong thời đại số, đòi hỏi doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn, đủ năng lực để nắm bắt và hiểu rõ về thói quen, nhu cầu của người dùng internet Việt Nam.
Bên cạnh việc dám mạo hiểm, không ngần ngại thay đổi chiến thuật thường xuyên, doanh nghiệp cũng luôn cần bám sát các số liệu đo lường hiệu quả thực tế, tránh 'ném tiền qua cửa sổ'. Thế mạnh của mỗi doanh nghiệp chính là cơ sở đầu tiên để xây dựng một chiến lược content marketing có giá trị."
Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến mà các doanh nghiệp Việt thường xuyên “dính” phải khi bắt tay làm tiếp thị nội dung và gợi ý giải pháp chô các vấn đề đó.
1. Website: Chỉ cóp nhặt thông tin trên mạng
Trên 90% doanh nghiệp Việt đang duy trì website bằng cách cóp nhặt thông tin liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề, thương hiệu của mình từ các tờ báo và trang tin tức chuyên ngành khác.
Biên soạn và tập hợp thông tin là cách nhanh và rẻ nhất để có được những bài viết đa dạng, chuyên sâu. Tuy nhiên, chưa kể đến các vấn đề bản quyền, thì uy tín thấp, thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm thấp, lượng truy cập thực tế ít ỏi và khả năng quy ra ra giá trị kinh tế thấp là cái giá phải trả cho cách làm "tiết kiệm" này.
Giải pháp: Để làm content marketing trên website, hãy xác định giá trị thông tin sâu nhất, hữu ích nhất bạn có thể mang lại cho khách hàng, và cố gắng trở thành chuyên gia trong nội dung đó. Thường xuyên khuếch trương giá trị các bài đăng này bằng cách đẩy mạnh SEO và bản quyền, tích cực chia sẻ nội dung lên các diễn đàn, mạng xã hội, đặc biệt trong các hội nhóm có liên quan trực tiếp.
2. Chỉ sùng “chuyên gia ngoại”
Với những thế mạnh về kinh nghiệm, uy tín, chỉ phải trả tiền khi hài lòng với chất lượng sản phẩm, ngày càng nhiều doanh nghiệp không ngần ngại bỏ tiền thuê các chuyên gia, các công ty tư vấn xây dựng và vận hành các chiến dịch content marketing cho mình.
Tuy nhiên, giao phó 100% chiến lược nội dung của mình cho họ không phải giải pháp khôn ngoan. Thứ nhất, họ có thể rất giỏi, nhưng chưa chắc đã hiểu sâu về sản phẩm, giá trị cốt lõi và tầm nhìn chiến lược của công ty. Thứ hai, bạn có thể tìm đến họ thì người khác, bao gồm các đối thủ kinh doanh của bạn cũng có thể. Bên cạnh đó, nguy cơ về bảo mật cũng là vấn đề không thể xem thường.
Giải pháp: Song song với việc nhờ cậy các blogger, chuyên gia và công ty tư vấn chuyên nghiệp bên ngoài, hãy tích cực xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia nội bộ, bắt đầu từ việc lựa chọn những nhân viên tiềm năng, đào tạo và xây dựng thương hiệu cá nhân cho họ. Việc có được một đội ngũ chuyên gia hiểu sâu sản phẩm và chiến lược, gắn bó lâu dài với công ty và tạo ra những sản phẩm truyền thông độc đáo là phần thưởng xứng đáng cho sự kiên nhẫn và chi phí cơ hội ban đầu.
3. Cẩm nang “đuổi khách”
Những thông tin hữu ích, số liệu công phu, phân tích chuyên sâu… luôn có sức hấp dẫn và góp phần đáng kể cho uy tín của thương hiệu. Một số công ty thậm chí còn có được nguồn thu đáng kể từ việc bán những sản phẩm nội dung này.
Tuy nhiên, quá tự tin ở tính chuyên sâu, giá trị, hữu ích của tài liệu đã khiến nhiều công ty không quan tâm đến cảm nhận của người dùng. Họ thiết kế những cẩm nang quá dài và “làm giá” sản phẩm bằng những rào cản như yêu cầu khách hàng phải đăng nhập, để lại email, thậm chí trả phí để xem được văn bản, trong khi không hề cho khách hàng một cơ sở nào để hào hứng móc ví. Nên nhớ rằng khách hàng thời nay có rất nhiều lựa chọn, họ sẽ không tốn thời gian để tìm hiểu thứ vốn dĩ không hề gợi mở.
Giải pháp: Cần đến một khảo sát nghiêm túc để biết chắc độ dài cẩm nang của bạn là vừa vặn khiến số đông đối tượng mục tiêu muốn đọc đến trang cuối cùng. "Tặng" khách hàng những đoạn xem thử đủ hấp dẫn để họ muốn bỏ công sức và tiền bạc ra xem bản đầy đủ.
4. Chỉ cần có video
Sức lan truyền khủng khiếp và khả năng tạo trào lưu nhanh chóng, mạnh mẽ của các clip hot trên Youtube đã khiến nhiều người nghĩ rằng, tất cả những gì họ cần làm là tạo ra một video có khả năng lan truyền.
Trên thực tế, video cũng như một liều thuốc tốt, nó không chữa được bách bệnh và cần được uống đúng giờ. Ngay cả khi video của bạn được chia sẻ khắp nơi mà sự nổi tiếng đó không dẫn đến những hiệu quả đo đếm được như thương hiệu, thị trường hay doanh số thì đó vẫn cứ là một khoản đầu tư thất bại.
Một TVC thành công cần tập trung truyền tải một số thông điệp nhất định, phục vụ cho một mục tiêu nhất định và được phát đúng lúc. Khảo sát của Outbrand (US) đã cho thấy, không phải buổi sáng, mà chính giờ nghỉ trưa mới là thời điểm người dùng cập nhật thông tin nhiều nhất.
Giải pháp: Luôn ghi nhớ rằng TVC là giải pháp hiệu quả, nhưng không thể tồn tại đơn lẻ, tách rời khỏi chiến lược content marketing tổng thể với thông điệp cốt lõi xuyên suốt. Hỗ trợ người xem bằng những đoạn mô tả ngắn gọn cũng như lời bình thú vị về nội dung clip, giúp họ có thể hiểu và hứng thú với nó ngay cả khi không thể xem trọn vẹn.
5. Mobile marketing: Chỉ đẩy tin buổi sáng
Quan niệm cho rằng lượng truy cập trên mobile cao nhất vào buổi sáng không hoàn toàn chính xác. Đối với những khu vực mà độc giả đa phần là dân văn phòng ngày làm 8 tiếng, đỉnh truy cập trên thiết bị di động cao nhất là vào buổi chiều và tối, khi họ rời máy tính công sở.
Giải pháp: Lựa chọn nội dung và hình thức đăng tải phù hợp với thiết bị truy cập chiếm ưu thế vào từng thời điểm. Nắm được thông tin chi tiết về tốc độ truy cập, kích thước màn hình, xu hướng lựa chọn tin tức theo khung giờ, giới tính... sẽ giúp bạn không bỏ phí bất cứ cơ hội nào để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất trên mobile.
6. Kế hoạch "trên trời"
Một sai lầm phổ biến của giới marketers trong nước là quá ít sử dụng các số liệu đo lường thực tế, dẫn đến áp đặt tư duy chủ quan của mình cho người dùng. Điều này đặc biệt nguy hiểm trong content marketing, nơi các chiến lược không theo dạng "đánh nhanh thắng nhanh", mà cần có thời gian để thẩm thấu và phát huy tác dụng.
Suy nghĩ "content is king" (nội dung là vua) chỉ đúng một phần. Nội dung tốt vẫn hoàn toàn có thể thất bại nếu truyền tải thiếu hiệu quả, sai đối tượng mục tiêu, vào thời điểm không phù hợp, thông qua các kênh phân phối không phù hợp và chưa đủ lượng thời gian cần thiết.
Giải pháp: Nghiên cứu kĩ đối tượng mục tiêu trước khi lên chiến lược content marketing, vận dụng tổng lực tất cả các công cụ truyền bá tốt nhất, đảm bảo rằng các kênh và các công cụ bạn sử dụng phải liên kết chặt chẽ với nhau.
(Nguồn: Admicro)
Ông Nguyễn Đăng Ngọc, Đồng Giám đốc điều hành hệ thống quảng cáo trực tuyến Admicro (VCCorp) chia sẻ: "Content marketing không phải một xu hướng nhất thời, dù có nhận ra hay không thì trước giờ, trong các hoạt động quảng cáo tiếp thị của mình, các doanh nghiệp đều đã vận dụng content.
Tuy nhiên, để nâng tầm nó lên thành chiến lược trong thời đại số, đòi hỏi doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn, đủ năng lực để nắm bắt và hiểu rõ về thói quen, nhu cầu của người dùng internet Việt Nam.
Bên cạnh việc dám mạo hiểm, không ngần ngại thay đổi chiến thuật thường xuyên, doanh nghiệp cũng luôn cần bám sát các số liệu đo lường hiệu quả thực tế, tránh 'ném tiền qua cửa sổ'. Thế mạnh của mỗi doanh nghiệp chính là cơ sở đầu tiên để xây dựng một chiến lược content marketing có giá trị."
Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến mà các doanh nghiệp Việt thường xuyên “dính” phải khi bắt tay làm tiếp thị nội dung và gợi ý giải pháp chô các vấn đề đó.
1. Website: Chỉ cóp nhặt thông tin trên mạng
Trên 90% doanh nghiệp Việt đang duy trì website bằng cách cóp nhặt thông tin liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề, thương hiệu của mình từ các tờ báo và trang tin tức chuyên ngành khác.
Biên soạn và tập hợp thông tin là cách nhanh và rẻ nhất để có được những bài viết đa dạng, chuyên sâu. Tuy nhiên, chưa kể đến các vấn đề bản quyền, thì uy tín thấp, thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm thấp, lượng truy cập thực tế ít ỏi và khả năng quy ra ra giá trị kinh tế thấp là cái giá phải trả cho cách làm "tiết kiệm" này.
Giải pháp: Để làm content marketing trên website, hãy xác định giá trị thông tin sâu nhất, hữu ích nhất bạn có thể mang lại cho khách hàng, và cố gắng trở thành chuyên gia trong nội dung đó. Thường xuyên khuếch trương giá trị các bài đăng này bằng cách đẩy mạnh SEO và bản quyền, tích cực chia sẻ nội dung lên các diễn đàn, mạng xã hội, đặc biệt trong các hội nhóm có liên quan trực tiếp.
2. Chỉ sùng “chuyên gia ngoại”
Với những thế mạnh về kinh nghiệm, uy tín, chỉ phải trả tiền khi hài lòng với chất lượng sản phẩm, ngày càng nhiều doanh nghiệp không ngần ngại bỏ tiền thuê các chuyên gia, các công ty tư vấn xây dựng và vận hành các chiến dịch content marketing cho mình.
Tuy nhiên, giao phó 100% chiến lược nội dung của mình cho họ không phải giải pháp khôn ngoan. Thứ nhất, họ có thể rất giỏi, nhưng chưa chắc đã hiểu sâu về sản phẩm, giá trị cốt lõi và tầm nhìn chiến lược của công ty. Thứ hai, bạn có thể tìm đến họ thì người khác, bao gồm các đối thủ kinh doanh của bạn cũng có thể. Bên cạnh đó, nguy cơ về bảo mật cũng là vấn đề không thể xem thường.
Giải pháp: Song song với việc nhờ cậy các blogger, chuyên gia và công ty tư vấn chuyên nghiệp bên ngoài, hãy tích cực xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia nội bộ, bắt đầu từ việc lựa chọn những nhân viên tiềm năng, đào tạo và xây dựng thương hiệu cá nhân cho họ. Việc có được một đội ngũ chuyên gia hiểu sâu sản phẩm và chiến lược, gắn bó lâu dài với công ty và tạo ra những sản phẩm truyền thông độc đáo là phần thưởng xứng đáng cho sự kiên nhẫn và chi phí cơ hội ban đầu.
3. Cẩm nang “đuổi khách”
Những thông tin hữu ích, số liệu công phu, phân tích chuyên sâu… luôn có sức hấp dẫn và góp phần đáng kể cho uy tín của thương hiệu. Một số công ty thậm chí còn có được nguồn thu đáng kể từ việc bán những sản phẩm nội dung này.
Tuy nhiên, quá tự tin ở tính chuyên sâu, giá trị, hữu ích của tài liệu đã khiến nhiều công ty không quan tâm đến cảm nhận của người dùng. Họ thiết kế những cẩm nang quá dài và “làm giá” sản phẩm bằng những rào cản như yêu cầu khách hàng phải đăng nhập, để lại email, thậm chí trả phí để xem được văn bản, trong khi không hề cho khách hàng một cơ sở nào để hào hứng móc ví. Nên nhớ rằng khách hàng thời nay có rất nhiều lựa chọn, họ sẽ không tốn thời gian để tìm hiểu thứ vốn dĩ không hề gợi mở.
Giải pháp: Cần đến một khảo sát nghiêm túc để biết chắc độ dài cẩm nang của bạn là vừa vặn khiến số đông đối tượng mục tiêu muốn đọc đến trang cuối cùng. "Tặng" khách hàng những đoạn xem thử đủ hấp dẫn để họ muốn bỏ công sức và tiền bạc ra xem bản đầy đủ.
4. Chỉ cần có video
Sức lan truyền khủng khiếp và khả năng tạo trào lưu nhanh chóng, mạnh mẽ của các clip hot trên Youtube đã khiến nhiều người nghĩ rằng, tất cả những gì họ cần làm là tạo ra một video có khả năng lan truyền.
Trên thực tế, video cũng như một liều thuốc tốt, nó không chữa được bách bệnh và cần được uống đúng giờ. Ngay cả khi video của bạn được chia sẻ khắp nơi mà sự nổi tiếng đó không dẫn đến những hiệu quả đo đếm được như thương hiệu, thị trường hay doanh số thì đó vẫn cứ là một khoản đầu tư thất bại.
Một TVC thành công cần tập trung truyền tải một số thông điệp nhất định, phục vụ cho một mục tiêu nhất định và được phát đúng lúc. Khảo sát của Outbrand (US) đã cho thấy, không phải buổi sáng, mà chính giờ nghỉ trưa mới là thời điểm người dùng cập nhật thông tin nhiều nhất.
Giải pháp: Luôn ghi nhớ rằng TVC là giải pháp hiệu quả, nhưng không thể tồn tại đơn lẻ, tách rời khỏi chiến lược content marketing tổng thể với thông điệp cốt lõi xuyên suốt. Hỗ trợ người xem bằng những đoạn mô tả ngắn gọn cũng như lời bình thú vị về nội dung clip, giúp họ có thể hiểu và hứng thú với nó ngay cả khi không thể xem trọn vẹn.
5. Mobile marketing: Chỉ đẩy tin buổi sáng
Quan niệm cho rằng lượng truy cập trên mobile cao nhất vào buổi sáng không hoàn toàn chính xác. Đối với những khu vực mà độc giả đa phần là dân văn phòng ngày làm 8 tiếng, đỉnh truy cập trên thiết bị di động cao nhất là vào buổi chiều và tối, khi họ rời máy tính công sở.
Giải pháp: Lựa chọn nội dung và hình thức đăng tải phù hợp với thiết bị truy cập chiếm ưu thế vào từng thời điểm. Nắm được thông tin chi tiết về tốc độ truy cập, kích thước màn hình, xu hướng lựa chọn tin tức theo khung giờ, giới tính... sẽ giúp bạn không bỏ phí bất cứ cơ hội nào để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất trên mobile.
6. Kế hoạch "trên trời"
Một sai lầm phổ biến của giới marketers trong nước là quá ít sử dụng các số liệu đo lường thực tế, dẫn đến áp đặt tư duy chủ quan của mình cho người dùng. Điều này đặc biệt nguy hiểm trong content marketing, nơi các chiến lược không theo dạng "đánh nhanh thắng nhanh", mà cần có thời gian để thẩm thấu và phát huy tác dụng.
Suy nghĩ "content is king" (nội dung là vua) chỉ đúng một phần. Nội dung tốt vẫn hoàn toàn có thể thất bại nếu truyền tải thiếu hiệu quả, sai đối tượng mục tiêu, vào thời điểm không phù hợp, thông qua các kênh phân phối không phù hợp và chưa đủ lượng thời gian cần thiết.
Giải pháp: Nghiên cứu kĩ đối tượng mục tiêu trước khi lên chiến lược content marketing, vận dụng tổng lực tất cả các công cụ truyền bá tốt nhất, đảm bảo rằng các kênh và các công cụ bạn sử dụng phải liên kết chặt chẽ với nhau.
(Nguồn: Admicro)