6 tháng đầu năm: VND, USD và tiếng nói của vàng
Những biến động xoay quanh VND, USD và tiếng nói lặng lẽ của vàng
Ngày 2/7, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia công bố báo cáo tình hình kinh tế 6 tháng và tháng 6 năm 2014. Tình hình huy động và cho vay VND và ngoại tệ của hệ thống các tổ chức tín dụng là những thông tin đáng chú ý.
Bối cảnh của kỳ báo cáo này là tỷ giá USD/VND biến động mạnh, cùng xu hướng giảm lãi suất huy động VND thể hiện. Tuy nhiên, dữ liệu mà cơ quan giám sát này đưa ra lại cho thấy một kết quả tích cực, theo hướng khẳng định niềm tin vào giá trị VND.
Cụ thể, theo báo cáo trên, tính đến tháng 5/2014, lãi suất huy động VND kỳ hạn 6 tháng đã giảm 0,8 điểm % so với đầu năm, từ 7,2%/năm xuống còn 6,4%/năm. Ngoài thông tin từ Ủy ban, trên biểu niêm yết của nhiều ngân hàng thương mại cũng cho thấy xu hướng giảm lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn ngắn khác.
Tuy nhiên, theo Ủy ban, xu hướng trên đã không ảnh hưởng đến tiền gửi nội tệ của khách hàng khi tính đến tháng 5 tiền gửi VND vẫn tăng 7,1% so với đầu năm. Nguyên nhân là tỷ lệ lạm phát cũng giảm 1,4 điểm %, giúp duy trì lãi suất thực.
Lượng tiền gửi VND vào hệ thống ngân hàng tăng trưởng khá cao là một “chỉ số” khẳng định niềm tin trên thị trường. Điều này trở nên nổi bật khi bên cạnh xu hướng giảm lãi suất còn là tác động của đợt biến động tỷ giá nổi bật từ đầu tháng 5/2014.
Lượng tiền gửi VND vẫn tăng cao, cùng với đó lượng tiền gửi ngoại tệ giảm mạnh -5,5%, cho thấy xu hướng dịch chuyển dòng vốn từ nội tệ sang ngoại tệ theo đợt biến động tỷ giá USD/VND là không mở rộng.
Với mức điều chỉnh 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng, cùng với lãi suất huy động USD rất thấp, nắm giữ VND với lãi suất cao hơn nhiều vẫn là có lợi hơn. Đây cũng sẽ là một lựa chọn đáng lưu ý trong nửa cuối năm 2014, sau khi tỷ giá USD/VND đã được điều chỉnh và kỳ vọng tăng đã được hạn chế.
Liên quan đến dòng vốn ngoại tệ, trái ngược với lượng tiền gửi giảm 5,5% thì cho vay ngoại tệ đã tăng 7% so với đầu năm. Do đó, dữ liệu mà Ủy ban Giám sát đưa ra là tỷ lệ cho vay/tiền gửi ngoại tệ (LDR) đã tăng từ 84,3% cuối năm 2013 lên 95,5% trong tháng 5/2014. Theo đó, Ủy ban nhận định rằng, “thanh khoản ngoại tệ chịu áp lực nhất định”.
Dữ liệu trên đưa ra hai tỷ lệ tăng trưởng trái chiều. Nếu như có các con số tuyệt đối để có thể tham khảo sẽ cho thấy rõ hơn mức độ của áp lực nói trên. Bên cạnh đó, tỷ lệ LDR vốn ngoại tệ lên tới 95,5% là mức cao, thường là một chỉ báo về áp lực thanh khoản. Tuy nhiên, điểm mấu chốt trong LDR để lường định áp lực thanh khoản còn phụ thuộc rất nhiều vào cân đối cơ cấu kỳ hạn vốn huy động và cho vay, hay mức độ rủi ro của các khoảng trống kỳ hạn.
Với lãi suất huy động rất thấp và gần như “kẻ thẳng” ở hầu hết các kỳ hạn suốt thời gian qua, nhu cầu gửi ngoại tệ kỳ hạn dài có thể rất hạn chế. Ngược lại, nhu cầu vay ngoại tệ cũng chủ yếu là ngắn hạn do người vay dự phòng rủi ro tỷ giá.
Ngoài ra, một thước đo tương đối khác về thanh khoản của các ngân hàng thương mại là tỷ lệ chỉ trả hàng ngày, được Ngân hàng Nhà nước cập nhật và giám sát để đảm bảo an toàn hoạt động.
Riêng với tín dụng ngoại tệ, mức tăng trưởng khá cao (7%) mà Ủy ban Giám sát đưa ra cũng phản ánh ứng xử của doanh nghiệp trong vay vốn. Trong một môi trường tương đối ổn định, nhiều doanh nghiệp chọn vay USD với lãi suất thấp hơn nhiều so với VND, trong khi rủi ro tỷ giá “đã được bảo hiểm” bằng cam kết giữ ổn định của Ngân hàng Nhà nước.
Hiện vẫn có những góc nhìn khác nhau về diễn biến tăng cao của tín dụng ngoại tệ, song có một điểm được khẳng định: đây là nguồn vốn có chi phí vay thấp có ý nghĩa hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong thời gian qua, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu.
Bên cạnh những biến động của dòng vốn và các đồng tiền nói trên, báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia không đề cập đến một kênh quan trọng khác là vàng.
Dù không có những con sóng lớn, không có những đợt biến động giá nóng sốt, giao dịch không mấy sôi động, nhưng tính đến cuối tháng 6/2014 so với đầu năm, giá vàng đã tăng khoảng 4,2 - 4,5%. Rõ ràng đây là một tỷ suất sinh lời lặng lẽ và đáng chú ý so với việc nắm giữ USD hay VND.
Bối cảnh của kỳ báo cáo này là tỷ giá USD/VND biến động mạnh, cùng xu hướng giảm lãi suất huy động VND thể hiện. Tuy nhiên, dữ liệu mà cơ quan giám sát này đưa ra lại cho thấy một kết quả tích cực, theo hướng khẳng định niềm tin vào giá trị VND.
Cụ thể, theo báo cáo trên, tính đến tháng 5/2014, lãi suất huy động VND kỳ hạn 6 tháng đã giảm 0,8 điểm % so với đầu năm, từ 7,2%/năm xuống còn 6,4%/năm. Ngoài thông tin từ Ủy ban, trên biểu niêm yết của nhiều ngân hàng thương mại cũng cho thấy xu hướng giảm lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn ngắn khác.
Tuy nhiên, theo Ủy ban, xu hướng trên đã không ảnh hưởng đến tiền gửi nội tệ của khách hàng khi tính đến tháng 5 tiền gửi VND vẫn tăng 7,1% so với đầu năm. Nguyên nhân là tỷ lệ lạm phát cũng giảm 1,4 điểm %, giúp duy trì lãi suất thực.
Lượng tiền gửi VND vào hệ thống ngân hàng tăng trưởng khá cao là một “chỉ số” khẳng định niềm tin trên thị trường. Điều này trở nên nổi bật khi bên cạnh xu hướng giảm lãi suất còn là tác động của đợt biến động tỷ giá nổi bật từ đầu tháng 5/2014.
Lượng tiền gửi VND vẫn tăng cao, cùng với đó lượng tiền gửi ngoại tệ giảm mạnh -5,5%, cho thấy xu hướng dịch chuyển dòng vốn từ nội tệ sang ngoại tệ theo đợt biến động tỷ giá USD/VND là không mở rộng.
Với mức điều chỉnh 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng, cùng với lãi suất huy động USD rất thấp, nắm giữ VND với lãi suất cao hơn nhiều vẫn là có lợi hơn. Đây cũng sẽ là một lựa chọn đáng lưu ý trong nửa cuối năm 2014, sau khi tỷ giá USD/VND đã được điều chỉnh và kỳ vọng tăng đã được hạn chế.
Liên quan đến dòng vốn ngoại tệ, trái ngược với lượng tiền gửi giảm 5,5% thì cho vay ngoại tệ đã tăng 7% so với đầu năm. Do đó, dữ liệu mà Ủy ban Giám sát đưa ra là tỷ lệ cho vay/tiền gửi ngoại tệ (LDR) đã tăng từ 84,3% cuối năm 2013 lên 95,5% trong tháng 5/2014. Theo đó, Ủy ban nhận định rằng, “thanh khoản ngoại tệ chịu áp lực nhất định”.
Dữ liệu trên đưa ra hai tỷ lệ tăng trưởng trái chiều. Nếu như có các con số tuyệt đối để có thể tham khảo sẽ cho thấy rõ hơn mức độ của áp lực nói trên. Bên cạnh đó, tỷ lệ LDR vốn ngoại tệ lên tới 95,5% là mức cao, thường là một chỉ báo về áp lực thanh khoản. Tuy nhiên, điểm mấu chốt trong LDR để lường định áp lực thanh khoản còn phụ thuộc rất nhiều vào cân đối cơ cấu kỳ hạn vốn huy động và cho vay, hay mức độ rủi ro của các khoảng trống kỳ hạn.
Với lãi suất huy động rất thấp và gần như “kẻ thẳng” ở hầu hết các kỳ hạn suốt thời gian qua, nhu cầu gửi ngoại tệ kỳ hạn dài có thể rất hạn chế. Ngược lại, nhu cầu vay ngoại tệ cũng chủ yếu là ngắn hạn do người vay dự phòng rủi ro tỷ giá.
Ngoài ra, một thước đo tương đối khác về thanh khoản của các ngân hàng thương mại là tỷ lệ chỉ trả hàng ngày, được Ngân hàng Nhà nước cập nhật và giám sát để đảm bảo an toàn hoạt động.
Riêng với tín dụng ngoại tệ, mức tăng trưởng khá cao (7%) mà Ủy ban Giám sát đưa ra cũng phản ánh ứng xử của doanh nghiệp trong vay vốn. Trong một môi trường tương đối ổn định, nhiều doanh nghiệp chọn vay USD với lãi suất thấp hơn nhiều so với VND, trong khi rủi ro tỷ giá “đã được bảo hiểm” bằng cam kết giữ ổn định của Ngân hàng Nhà nước.
Hiện vẫn có những góc nhìn khác nhau về diễn biến tăng cao của tín dụng ngoại tệ, song có một điểm được khẳng định: đây là nguồn vốn có chi phí vay thấp có ý nghĩa hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong thời gian qua, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu.
Bên cạnh những biến động của dòng vốn và các đồng tiền nói trên, báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia không đề cập đến một kênh quan trọng khác là vàng.
Dù không có những con sóng lớn, không có những đợt biến động giá nóng sốt, giao dịch không mấy sôi động, nhưng tính đến cuối tháng 6/2014 so với đầu năm, giá vàng đã tăng khoảng 4,2 - 4,5%. Rõ ràng đây là một tỷ suất sinh lời lặng lẽ và đáng chú ý so với việc nắm giữ USD hay VND.