7 tập đoàn chiếm gần 10% tổng nợ các tổ chức tín dụng
7 tập đoàn kinh tế chiếm tới gần 10% tổng nợ của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, chủ yếu là nợ trung và dài hạn
7 tập đoàn kinh tế chiếm tới gần 10% tổng nợ của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, chủ yếu là nợ trung và dài hạn.
Dù không cập nhật được dữ liệu mới tại thời điểm hiện tại, nhưng báo cáo tóm tắt kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa công bố cho thấy các tập đoàn kinh tế đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng, trong đó có những khoản nợ quá hạn cần xử lý.
Cụ thể, báo cáo ngày 4/11/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp lần này cho biết, đến thời điểm 31/12/2008, tổng nợ vay tổ chức tín dụng và phát hành trái phiếu trong nước của các tập đoàn, tổng công ty là 286.918 tỷ đồng; trong đó Ủy ban chỉ tập trung đánh giá về tình hình công nợ và chất lượng nợ của 7 tập đoàn kinh tế (không tính Tập đoàn Bảo Việt) và nhóm các tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tổng nợ tổ chức tín dụng của 7 tập đoàn là 128.786 tỷ đồng, tăng 20,54% so với cuối năm 2007 và chiếm tới gần 10% tổng nợ tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế. Nếu tổng hợp theo số liệu từ mẫu biểu báo cáo, nợ tổ chức tín dụng của 7 tập đoàn kinh tế (số liệu hợp nhất) đến 31/12/2008 là 138.491 tỷ đồng. 7 tập đoàn này bao gồm Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản, Tập đoàn Công nghiệp Cao su, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Dệt may.
Số nợ trên chủ yếu thuộc về 3 tập đoàn lớn: Tập đoàn Điện lực chiếm lớn nhất (tới 51,84%) với 66.764 tỷ đồng; Tập đoàn Dầu khí nợ 21.477 tỷ đồng (chiếm 16,67%); Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy nợ 19.885 tỷ đồng (chiếm 15,44%).
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, số nợ trên chủ yếu là nợ trung và dài hạn, phục vụ cho các dự án đầu tư mang tính chiều sâu và các kế hoạch phát triển. Cụ thể, đến 31/12/2008, nợ ngắn hạn tổ chức tín dụng của nhóm này là 18.846 tỷ đồng, chiếm 15% tổng nợ; nợ trung và dài hạn là 109.940 tỷ đồng, chiếm 85% tổng nợ.
Một điểm đáng chú ý là báo cáo trên cũng đưa ra những con số về hoạt động đầu tư vào lĩnh vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, góp vốn quỹ đầu tư) của các tập đoàn, tổng công ty cùng thời điểm với lượng vốn khá cụ thể. Cuối năm 2008, 47 tập đoàn, tổng công ty tham gia đầu tư vào lĩnh vực này với tổng số vốn 21.164 tỷ đồng (không bao gồm Bảo Việt và 5 ngân hàng thương mại nhà nước). Trong đó, Tập đoàn Dầu khí có 5.494 tỷ đồng, chiếm 26% tổng số vốn trên; Tập đoàn Điện lực là 2.146 tỷ đồng, chiếm 10,14%...
Trở lại với các khoản nợ, ngoài vốn vay tín dụng trực tiếp, các tập đoàn còn phát hành trái phiếu để huy động vốn. Tính đến 31/12/2008, có 4 tập đoàn đã phát hành và bán trái phiếu cho các tổ chức tín dụng đạt 3.621 tỷ đồng. Có một số trường hợp sử dụng vốn huy động trái phiếu để trả nợ vay ngân hàng.
Về chất lượng nợ, tổng nợ quá hạn của 7 tập đoàn kinh tế đến hết 31/12/2008 là 4.168 tỷ đồng, chiếm 3,24% tổng dư nợ của các tập đoàn tại tổ chức tín dụng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý (nợ nhóm 5) chiếm 15% tổng số nợ quá hạn. Riêng Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam có số nợ quá hạn là 3.812 tỷ đồng, chiếm 19,17% dư nợ của tập đoàn và chiếm 91,4% tổng số nợ quá hạn của cả 7 tập đoàn.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, các tổ chức tín dụng đã điều chỉnh, cơ cấu lại kỳ hạn nợ nên tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên chưa phản ánh đầy đủ chất lượng nợ của các tập đoàn này.
Dù không cập nhật được dữ liệu mới tại thời điểm hiện tại, nhưng báo cáo tóm tắt kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa công bố cho thấy các tập đoàn kinh tế đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng, trong đó có những khoản nợ quá hạn cần xử lý.
Cụ thể, báo cáo ngày 4/11/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp lần này cho biết, đến thời điểm 31/12/2008, tổng nợ vay tổ chức tín dụng và phát hành trái phiếu trong nước của các tập đoàn, tổng công ty là 286.918 tỷ đồng; trong đó Ủy ban chỉ tập trung đánh giá về tình hình công nợ và chất lượng nợ của 7 tập đoàn kinh tế (không tính Tập đoàn Bảo Việt) và nhóm các tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tổng nợ tổ chức tín dụng của 7 tập đoàn là 128.786 tỷ đồng, tăng 20,54% so với cuối năm 2007 và chiếm tới gần 10% tổng nợ tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế. Nếu tổng hợp theo số liệu từ mẫu biểu báo cáo, nợ tổ chức tín dụng của 7 tập đoàn kinh tế (số liệu hợp nhất) đến 31/12/2008 là 138.491 tỷ đồng. 7 tập đoàn này bao gồm Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản, Tập đoàn Công nghiệp Cao su, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Dệt may.
Số nợ trên chủ yếu thuộc về 3 tập đoàn lớn: Tập đoàn Điện lực chiếm lớn nhất (tới 51,84%) với 66.764 tỷ đồng; Tập đoàn Dầu khí nợ 21.477 tỷ đồng (chiếm 16,67%); Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy nợ 19.885 tỷ đồng (chiếm 15,44%).
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, số nợ trên chủ yếu là nợ trung và dài hạn, phục vụ cho các dự án đầu tư mang tính chiều sâu và các kế hoạch phát triển. Cụ thể, đến 31/12/2008, nợ ngắn hạn tổ chức tín dụng của nhóm này là 18.846 tỷ đồng, chiếm 15% tổng nợ; nợ trung và dài hạn là 109.940 tỷ đồng, chiếm 85% tổng nợ.
Một điểm đáng chú ý là báo cáo trên cũng đưa ra những con số về hoạt động đầu tư vào lĩnh vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, góp vốn quỹ đầu tư) của các tập đoàn, tổng công ty cùng thời điểm với lượng vốn khá cụ thể. Cuối năm 2008, 47 tập đoàn, tổng công ty tham gia đầu tư vào lĩnh vực này với tổng số vốn 21.164 tỷ đồng (không bao gồm Bảo Việt và 5 ngân hàng thương mại nhà nước). Trong đó, Tập đoàn Dầu khí có 5.494 tỷ đồng, chiếm 26% tổng số vốn trên; Tập đoàn Điện lực là 2.146 tỷ đồng, chiếm 10,14%...
Trở lại với các khoản nợ, ngoài vốn vay tín dụng trực tiếp, các tập đoàn còn phát hành trái phiếu để huy động vốn. Tính đến 31/12/2008, có 4 tập đoàn đã phát hành và bán trái phiếu cho các tổ chức tín dụng đạt 3.621 tỷ đồng. Có một số trường hợp sử dụng vốn huy động trái phiếu để trả nợ vay ngân hàng.
Về chất lượng nợ, tổng nợ quá hạn của 7 tập đoàn kinh tế đến hết 31/12/2008 là 4.168 tỷ đồng, chiếm 3,24% tổng dư nợ của các tập đoàn tại tổ chức tín dụng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý (nợ nhóm 5) chiếm 15% tổng số nợ quá hạn. Riêng Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam có số nợ quá hạn là 3.812 tỷ đồng, chiếm 19,17% dư nợ của tập đoàn và chiếm 91,4% tổng số nợ quá hạn của cả 7 tập đoàn.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, các tổ chức tín dụng đã điều chỉnh, cơ cấu lại kỳ hạn nợ nên tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên chưa phản ánh đầy đủ chất lượng nợ của các tập đoàn này.