700 triệu USD xây Nhà máy điện Nhơn Trạch 2
Ngày 27/6, Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) và các đối tác đã khởi công xây dựng Nhà máy điện Nhơn Trạch 2
Ngày 27/6, Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) và các đối tác đã khởi công xây dựng Nhà máy điện Nhơn Trạch 2.
Nhà máy có công suất 750MW, đặt tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, do Petro Vietnam làm chủ đầu tư với tổng thầu EPC là Liên danh nhà thầu giữa Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) và Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC).
Dự án có tổng vốn đầu tư là 700 triệu USD, sử dụng công nghệ tua bin khí chu trình hình hỗn hợp thế hệ F (công nghệ tiên tiến trên thế giới hiện nay), cấu hình 2-2-1 (2 tua bin khí, 2 lò thu hồi nhiệt, 1 tua bin hơi), mỗi năm cung cấp khoảng 4,5 tỷ kWh điện cho lưới điện quốc gia.
Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 được đầu tư theo hình thức IPP (nhà máy điện độc lập), đồng chủ sở hữu theo hình thức vốn góp của các cổ đông và vốn vay với sự tham gia góp vốn của 6 cổ đông sáng lập, gồm: Petro Vietnam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty TNHH Phát triển công nghệ và các cổ đông khác, trong đó Petro Vietnam là cổ đông lớn nhất, với tỷ lệ vốn góp 51,8%.
Theo kế hoạch, nhà máy sẽ hoàn thành và phát điện lên lưới quốc gia sau 30 tháng xây dựng, trong đó tua bin khí số 1 sẽ phát điện sau 22 tháng; tua bin khí số 2 sẽ phát điện sau 23 tháng.
Nhà máy có công suất 750MW, đặt tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, do Petro Vietnam làm chủ đầu tư với tổng thầu EPC là Liên danh nhà thầu giữa Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) và Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC).
Dự án có tổng vốn đầu tư là 700 triệu USD, sử dụng công nghệ tua bin khí chu trình hình hỗn hợp thế hệ F (công nghệ tiên tiến trên thế giới hiện nay), cấu hình 2-2-1 (2 tua bin khí, 2 lò thu hồi nhiệt, 1 tua bin hơi), mỗi năm cung cấp khoảng 4,5 tỷ kWh điện cho lưới điện quốc gia.
Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 được đầu tư theo hình thức IPP (nhà máy điện độc lập), đồng chủ sở hữu theo hình thức vốn góp của các cổ đông và vốn vay với sự tham gia góp vốn của 6 cổ đông sáng lập, gồm: Petro Vietnam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty TNHH Phát triển công nghệ và các cổ đông khác, trong đó Petro Vietnam là cổ đông lớn nhất, với tỷ lệ vốn góp 51,8%.
Theo kế hoạch, nhà máy sẽ hoàn thành và phát điện lên lưới quốc gia sau 30 tháng xây dựng, trong đó tua bin khí số 1 sẽ phát điện sau 22 tháng; tua bin khí số 2 sẽ phát điện sau 23 tháng.