8 điểm chính về kinh tế 4 tháng đầu năm
Kinh tế 4 tháng đầu năm có nhiều thách thức nhưng Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Kinh tế 4 tháng đầu năm có nhiều thách thức nhưng Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Từ tình hình kinh tế 4 tháng đầu năm có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý.
Thứ nhất, sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục tăng hai chữ số, tháng 4 tăng cao hơn quý 1/2008, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại so với 4 năm trước, chủ yếu do chi phí đầu vào tăng cao, tiêu thụ gặp khó khăn.
Thứ hai, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng cao cả về số đăng ký, cả về số thực hiện. Đây là một trong những điểm sáng nhất về tình hình kinh tế trong 4 tháng đầu năm nay. Điều đó chứng tỏ, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng góp tích cực vào nền kinh tế chung (4 tháng đã đóng góp 42,3% giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh, 58% tổng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm, nộp ngân sách, giảm thâm hụt thương mại,...).
Thứ ba, tiêu thụ tiếp tục tăng cao, từ tiêu thụ trong nước đến xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố tăng giá bình quân so với cùng kỳ, thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ còn tăng 10,1%, thấp hơn tốc độ tăng của các năm trước (năm 2004 tăng 10,8%, năm 2005 tăng 11,3%, năm 2006 tăng 14%, năm 2007 tăng 13,9%).
Xuất khẩu tăng có phần quan trọng do giá tăng, còn lượng xuất khẩu tăng không cao, thậm chí có một số mặt hàng còn bị giảm.
Thứ tư, Nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu, nên nhập siêu đã tăng cao so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (11.100 triệu USD so với 2.860 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (60,8% so với 20%).
Thứ năm, tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 4 tăng thấp hơn các tháng đầu năm, nhưng vẫn còn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước; tính chung 4 tháng đã tăng hai chữ số và cần phải có biện pháp mạnh để kiềm chế lạm phát.
Thứ sáu, khách quốc tế tăng khá, trong đó khách đến từ một số nước và vùng lãnh thổ tăng cao hơn tốc độ chung (như Trung Quốc, Hồng Kông, Lào, Na Uy, Phần Lan, Philippines, Thái Lan, Thuỵ Điển, Singapore). Tuy nhiên, lượng khách đến từ một số nước tăng thấp, thậm chí còn bị giảm (như Bỉ, Campuchia, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha,...).
Thứ bảy, thu ngân sách so với dự toán năm đạt khá (38,6%), trong đó thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt cao hơn (45,3%), thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (46,3%), các khoản thu về nhà, đất (47,5%). Tổng chi ngân sách so với dự toán (33%) đạt thấp hơn tổng thu, trong đó một số khoản chi đạt cao hơn (như chi y tế, lương hưu và bảo đảm xã hội, trả nợ viện trợ,...). Bội chi mới bằng 10,3% dự toán năm.
Thứ tám, tình hình thiên tai, dịch bệnh gây nhiều thiệt hại và có thể còn diễn biến phức tạp, khó lường.
Từ tình hình kinh tế 4 tháng đầu năm có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý.
Thứ nhất, sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục tăng hai chữ số, tháng 4 tăng cao hơn quý 1/2008, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại so với 4 năm trước, chủ yếu do chi phí đầu vào tăng cao, tiêu thụ gặp khó khăn.
Thứ hai, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng cao cả về số đăng ký, cả về số thực hiện. Đây là một trong những điểm sáng nhất về tình hình kinh tế trong 4 tháng đầu năm nay. Điều đó chứng tỏ, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng góp tích cực vào nền kinh tế chung (4 tháng đã đóng góp 42,3% giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh, 58% tổng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm, nộp ngân sách, giảm thâm hụt thương mại,...).
Thứ ba, tiêu thụ tiếp tục tăng cao, từ tiêu thụ trong nước đến xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố tăng giá bình quân so với cùng kỳ, thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ còn tăng 10,1%, thấp hơn tốc độ tăng của các năm trước (năm 2004 tăng 10,8%, năm 2005 tăng 11,3%, năm 2006 tăng 14%, năm 2007 tăng 13,9%).
Xuất khẩu tăng có phần quan trọng do giá tăng, còn lượng xuất khẩu tăng không cao, thậm chí có một số mặt hàng còn bị giảm.
Thứ tư, Nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu, nên nhập siêu đã tăng cao so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (11.100 triệu USD so với 2.860 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (60,8% so với 20%).
Thứ năm, tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 4 tăng thấp hơn các tháng đầu năm, nhưng vẫn còn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước; tính chung 4 tháng đã tăng hai chữ số và cần phải có biện pháp mạnh để kiềm chế lạm phát.
Thứ sáu, khách quốc tế tăng khá, trong đó khách đến từ một số nước và vùng lãnh thổ tăng cao hơn tốc độ chung (như Trung Quốc, Hồng Kông, Lào, Na Uy, Phần Lan, Philippines, Thái Lan, Thuỵ Điển, Singapore). Tuy nhiên, lượng khách đến từ một số nước tăng thấp, thậm chí còn bị giảm (như Bỉ, Campuchia, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha,...).
Thứ bảy, thu ngân sách so với dự toán năm đạt khá (38,6%), trong đó thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt cao hơn (45,3%), thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (46,3%), các khoản thu về nhà, đất (47,5%). Tổng chi ngân sách so với dự toán (33%) đạt thấp hơn tổng thu, trong đó một số khoản chi đạt cao hơn (như chi y tế, lương hưu và bảo đảm xã hội, trả nợ viện trợ,...). Bội chi mới bằng 10,3% dự toán năm.
Thứ tám, tình hình thiên tai, dịch bệnh gây nhiều thiệt hại và có thể còn diễn biến phức tạp, khó lường.