99 doanh nghiệp đạt giải Thương hiệu mạnh Việt Nam
Ngày 7/4 tới, sẽ diễn ra lễ tôn vinh và trao giải cho 99 doanh nghiệp tiêu biểu trong Chương trình Thương hiệu mạnh Việt Nam
Ngày 7/4 tới, sẽ diễn ra lễ tôn vinh và trao giải cho 99 doanh nghiệp tiêu biểu trong Chương trình Thương hiệu mạnh Việt Nam.
Buổi lễ sẽ được tổ chức tại Nhà hát lớn (Hà Nội), đồng thời được truyền hình trực tiếp trên VTV1 vào 9h30 cùng ngày.
Thương hiệu mạnh Việt Nam là giải thưởng thường niên do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại) tổ chức. Sau 3 năm triển khai, giải thưởng này đã thu hút trên 3.000 doanh nghiệp đại diện cho các ngành hàng trong cả nước tham gia; trong số đó có 98 doanh nghiệp được đánh giá là những thương hiệu Việt mạnh nhất, được đông đảo bạn đọc Thời báo Kinh tế Việt Nam, người tiêu dùng bình chọn và tôn vinh.
Ban tổ chức cho biết Chương trình Thương hiệu mạnh Việt Nam năm nay được tiến hành theo 3 bước: Người tiêu dùng bình chọn thông qua độc giả của Thời báo Kinh tế Việt Nam và mạng Thương hiệu Việt Nam (thuonghieuviet.com.vn); khảo sát, đánh giá những doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn và bước thẩm định kết quả đánh giá, quyết định những doanh nghiệp đạt Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam.
Bắt đầu triển khai từ tháng 5/2006, qua 6 tháng lấy ý kiến đánh giá của người tiêu dùng thông qua bình chọn trực tuyến trên mạng Thương hiệu Việt Nam, Báo điện tử VnEconomy (vneconomy.vn) và bạn đọc Thời báo Kinh tế Việt Nam, Ban tổ chức đã nhận được 35.468 phiếu bình chọn qua mạng và 12.242 phiếu bình chọn qua báo giấy và lựa chọn được 283 doanh nghiệp có nhiều phiếu bình chọn nhất vào vòng khảo sát, đánh giá. Danh sách này tăng 184% so với năm 2005.
Đặc biệt, trong năm nay, Ban tổ chức đã nhận được danh sách từ sở thương mại các tỉnh, thành trong cả nước tiến cử những doanh nghiệp tiêu biểu của địa phương tham gia. Điều này đã góp phần đưa chương trình ngày càng mở rộng, thu hút sự tham gia toàn diện và đa dạng hơn của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn cả nước.
Dựa trên 7 tiêu chí đánh giá (bao gồm: Bảo vệ thương hiệu, Chất lượng sản phẩm - dịch vụ, Kết quả kinh doanh, Năng lực lãnh đạo, Nguồn nhân lực, Năng lực đổi mới và Tính bền vững, ổn định của doanh nghiệp), Ban tổ chức đã tiến hành đánh giá 283 doanh nghiệp nói trên, dựa trên 3 mẫu khảo sát là Báo cáo hoạt động sản xuất và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất; Phiếu điều tra thương hiệu bao gồm những câu hỏi dành cho lãnh đạo và những cán bộ trực tiếp làm công tác xây dựng, phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp và Phiếu điều tra khách hàng hoặc nhà phân phối, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Đáng chú ý là trong năm nay, ngoài những tiêu chí trên, lần đầu tiên những chỉ số về năng lực tài chính, hoạt động tín dụng được Ban tổ chức áp dụng hỗ trợ cho quá trình đánh giá từng doanh nghiệp, thông qua sự phối hợp của Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Về sự hỗ trợ trên, TS. Đào Quang Thông, Phó giám đốc CIC cho biết: “Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, nhìn chung những doanh nghiệp đạt được điểm xếp hạng cao để đạt giải Thương hiệu mạnh Việt Nam đều là những doanh nghiệp có tình hình tài chính khá tốt và có thương hiệu nổi tiếng. Những doanh nghiệp ở trong tình trạng tài chính quá yếu đều được xem xét rất kỹ lưỡng. Được sự đồng ý của GS. Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, Trưởng ban tổ chức, bắt đầu từ giải Thương hiệu mạnh năm 2007, Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia ngay từ khâu chấm điểm, đánh giá chỉ số tín nhiệm các doanh nghiệp tham gia giải, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hơn nữa cho chương trình”.
Song song với các bước triển khai, Ban tổ chức đã nhận được nhiều ý kiến tích cực từ các thành viên trong Hội đồng Thẩm định Giải thưởng, là những chuyên gia trong lĩnh vực hỗ trợ và phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên Hội đồng Thẩm định nhận xét: “Đây là một chương trình được tiến hành nghiêm túc và dày công nghiên cứu về phương pháp luận. Phương pháp nghiên cứu đã được tiến hành trên cơ sở tham khảo các phương pháp đánh giá thương hiệu của nhiều nước tiên tiến trên thế giới, có rút kinh nghiệm và điều chỉnh những chi tiết cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Tôi cho rằng, các tiêu chí đưa ra bình chọn Thương hiệu mạnh là những tiêu chí rất cơ bản giúp đánh giá tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những nỗ lực và thành quả mà họ đã đạt được trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình”.
Ông Nguyễn Quốc Thịnh, Giám đốc Trung tâm Thương hiệu (Đại học Thương mại), cũng đánh giá: “Báo cáo kết quả của Chương trình Thương hiệu mạnh năm nay thể hiện tốt những gì một thương hiệu mạnh cần phải có. Tôi đánh giá cao những đóng góp của giải thưởng này đối với việc xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam; là sự tôn vinh xứng đáng với những nỗ lực của doanh nghiệp trong thời gian qua”.
PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại, Chuyên viên cao cấp Bộ Thương mại, thành viên Hội đồng Thẩm định cũng nhấn mạnh đến giá trị của chương trình thông qua việc lựa chọn và tôn vinh các thương hiệu mạnh để thể hiện sự khuyến khích của xã hội đối với những cống hiến của cộng đồng doanh nghiệp trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Ngày 7/4 tới, Ban tổ chức sẽ tiến hành trao giải và tôn vinh 98 doanh nghiệp đạt giải trong năm nay. Cũng trong khuôn khổ chương trình, Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến thương mại sẽ phối hợp tổ chức “Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2007”, một hoạt động kết hợp với Hội chợ Triển lãm Expo 2007, ngày 5/4/2007 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội.
Buổi lễ sẽ được tổ chức tại Nhà hát lớn (Hà Nội), đồng thời được truyền hình trực tiếp trên VTV1 vào 9h30 cùng ngày.
Thương hiệu mạnh Việt Nam là giải thưởng thường niên do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại) tổ chức. Sau 3 năm triển khai, giải thưởng này đã thu hút trên 3.000 doanh nghiệp đại diện cho các ngành hàng trong cả nước tham gia; trong số đó có 98 doanh nghiệp được đánh giá là những thương hiệu Việt mạnh nhất, được đông đảo bạn đọc Thời báo Kinh tế Việt Nam, người tiêu dùng bình chọn và tôn vinh.
Ban tổ chức cho biết Chương trình Thương hiệu mạnh Việt Nam năm nay được tiến hành theo 3 bước: Người tiêu dùng bình chọn thông qua độc giả của Thời báo Kinh tế Việt Nam và mạng Thương hiệu Việt Nam (thuonghieuviet.com.vn); khảo sát, đánh giá những doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn và bước thẩm định kết quả đánh giá, quyết định những doanh nghiệp đạt Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam.
Bắt đầu triển khai từ tháng 5/2006, qua 6 tháng lấy ý kiến đánh giá của người tiêu dùng thông qua bình chọn trực tuyến trên mạng Thương hiệu Việt Nam, Báo điện tử VnEconomy (vneconomy.vn) và bạn đọc Thời báo Kinh tế Việt Nam, Ban tổ chức đã nhận được 35.468 phiếu bình chọn qua mạng và 12.242 phiếu bình chọn qua báo giấy và lựa chọn được 283 doanh nghiệp có nhiều phiếu bình chọn nhất vào vòng khảo sát, đánh giá. Danh sách này tăng 184% so với năm 2005.
Đặc biệt, trong năm nay, Ban tổ chức đã nhận được danh sách từ sở thương mại các tỉnh, thành trong cả nước tiến cử những doanh nghiệp tiêu biểu của địa phương tham gia. Điều này đã góp phần đưa chương trình ngày càng mở rộng, thu hút sự tham gia toàn diện và đa dạng hơn của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn cả nước.
Dựa trên 7 tiêu chí đánh giá (bao gồm: Bảo vệ thương hiệu, Chất lượng sản phẩm - dịch vụ, Kết quả kinh doanh, Năng lực lãnh đạo, Nguồn nhân lực, Năng lực đổi mới và Tính bền vững, ổn định của doanh nghiệp), Ban tổ chức đã tiến hành đánh giá 283 doanh nghiệp nói trên, dựa trên 3 mẫu khảo sát là Báo cáo hoạt động sản xuất và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất; Phiếu điều tra thương hiệu bao gồm những câu hỏi dành cho lãnh đạo và những cán bộ trực tiếp làm công tác xây dựng, phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp và Phiếu điều tra khách hàng hoặc nhà phân phối, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Đáng chú ý là trong năm nay, ngoài những tiêu chí trên, lần đầu tiên những chỉ số về năng lực tài chính, hoạt động tín dụng được Ban tổ chức áp dụng hỗ trợ cho quá trình đánh giá từng doanh nghiệp, thông qua sự phối hợp của Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Về sự hỗ trợ trên, TS. Đào Quang Thông, Phó giám đốc CIC cho biết: “Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, nhìn chung những doanh nghiệp đạt được điểm xếp hạng cao để đạt giải Thương hiệu mạnh Việt Nam đều là những doanh nghiệp có tình hình tài chính khá tốt và có thương hiệu nổi tiếng. Những doanh nghiệp ở trong tình trạng tài chính quá yếu đều được xem xét rất kỹ lưỡng. Được sự đồng ý của GS. Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, Trưởng ban tổ chức, bắt đầu từ giải Thương hiệu mạnh năm 2007, Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia ngay từ khâu chấm điểm, đánh giá chỉ số tín nhiệm các doanh nghiệp tham gia giải, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hơn nữa cho chương trình”.
Song song với các bước triển khai, Ban tổ chức đã nhận được nhiều ý kiến tích cực từ các thành viên trong Hội đồng Thẩm định Giải thưởng, là những chuyên gia trong lĩnh vực hỗ trợ và phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên Hội đồng Thẩm định nhận xét: “Đây là một chương trình được tiến hành nghiêm túc và dày công nghiên cứu về phương pháp luận. Phương pháp nghiên cứu đã được tiến hành trên cơ sở tham khảo các phương pháp đánh giá thương hiệu của nhiều nước tiên tiến trên thế giới, có rút kinh nghiệm và điều chỉnh những chi tiết cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Tôi cho rằng, các tiêu chí đưa ra bình chọn Thương hiệu mạnh là những tiêu chí rất cơ bản giúp đánh giá tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những nỗ lực và thành quả mà họ đã đạt được trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình”.
Ông Nguyễn Quốc Thịnh, Giám đốc Trung tâm Thương hiệu (Đại học Thương mại), cũng đánh giá: “Báo cáo kết quả của Chương trình Thương hiệu mạnh năm nay thể hiện tốt những gì một thương hiệu mạnh cần phải có. Tôi đánh giá cao những đóng góp của giải thưởng này đối với việc xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam; là sự tôn vinh xứng đáng với những nỗ lực của doanh nghiệp trong thời gian qua”.
PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại, Chuyên viên cao cấp Bộ Thương mại, thành viên Hội đồng Thẩm định cũng nhấn mạnh đến giá trị của chương trình thông qua việc lựa chọn và tôn vinh các thương hiệu mạnh để thể hiện sự khuyến khích của xã hội đối với những cống hiến của cộng đồng doanh nghiệp trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Ngày 7/4 tới, Ban tổ chức sẽ tiến hành trao giải và tôn vinh 98 doanh nghiệp đạt giải trong năm nay. Cũng trong khuôn khổ chương trình, Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến thương mại sẽ phối hợp tổ chức “Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2007”, một hoạt động kết hợp với Hội chợ Triển lãm Expo 2007, ngày 5/4/2007 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội.