ACB nâng vốn, tăng tốc đầu tư
Nếu được cơ quan quản lý chấp thuận, ACB sẽ là tổ chức tín dụng đầu tiên phát hành cổ phiếu qua đấu giá
Đại hội cổ đông Ngân hàng Á Châu (ACB) ngày 9/3/2007 đã quyết định phát hành đấu giá ra công chúng 100 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu.
Nếu được cơ quan quản lý chấp thuận, ACB sẽ là tổ chức tín dụng đầu tiên phát hành cổ phiếu qua đấu giá. Tháng 7 năm ngoái, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã chuẩn bị phát hành 200 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu ra bên ngoài, nhưng cuối cùng phải hoãn vô thời hạn.
Thực lực tài chính
Sau một thời gian tương đối dài giữ vốn điều lệ ở mức 1.100 tỉ đồng (bằng khoảng 50% vốn điều lệ của Sacombank), cuối cùng ACB quyết định sẽ tăng vốn lên 2.630 tỉ đồng từ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu 30% cho năm 2006, chuyển hơn 1.100 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB nói ngân hàng vẫn tuân thủ tiêu chí kinh doanh bảo thủ, không muốn tăng vốn quá nhanh, nhưng đã đến lúc ACB không thể không tăng vốn.
Tổng tài sản của Á Châu đã lên đến gần 50.000 tỉ đồng, lợi nhuận quí 1/2007 ước 400 tỉ đồng. Việc tăng vốn trước hết để đảm bảo hệ số an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, và sau đó là để nâng thực lực tài chính của ngân hàng. Việc phát hành đấu giá 100 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu mang tính thí điểm.
Nếu thành công, con số phát hành có thể cao hơn, 500 thậm chí 1.000 tỉ đồng theo nhu cầu thị trường. Toàn bộ thặng dư từ việc phát hành thí điểm sẽ được đưa vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Như vậy đến đầu năm 2008, vốn chủ sở hữu của ACB sẽ đạt khoảng 8.000 tỉ đồng, bao gồm vốn điều lệ, 550 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi chưa chuyển đổi, phát hành 1.350 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi đợt hai, lợi nhuận để lại của năm 2007 (dự kiến lợi nhuận trước thuế năm nay 1.500 tỉ đồng) và thặng dư phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đại hội cổ đông ACB biểu quyết trong giai đoạn 2007-2009 ngân hàng duy trì tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước 50% và nhắm tới đích vốn chủ sở hữu 16.000 tỉ đồng.
“Quan trọng là thực lực tài chính của ngân hàng” - ông Kiên nói - “Chúng tôi muốn chiếc bánh ngân hàng to lên, nên tập trung xây dựng nền móng cho ACB vững chắc để nó có thể bành trướng. Các cổ đông lớn gắn bó với ngân hàng suốt 14 năm qua cam kết tiếp tục gắn bó. Chúng tôi đã thông qua việc thành lập Hội đồng sáng lập ACB để đảm bảo việc phát triển ngân hàng lâu dài”.
Trong số cổ đông lớn có cả nhà đầu tư nước ngoài. Mười năm trước có những tổ chức đầu tư vào ACB 5-10 triệu đô la Mỹ, bây giờ số tiền đó đã sinh lời thành hàng trăm triệu đô la Mỹ. ACB đang xây dựng quy chế trách nhiệm và nâng cao trách nhiệm của cổ đông nước ngoài đối với ngân hàng.
Mở rộng đầu tư
Một trong những điểm nhấn của ACB trong năm 2007 là diện mạo mới của Công ty Chứng khoán ACBS. Ngoài việc mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch, ACBS sẽ có trụ sở mới trên đường Võ Thị Sáu (Tp.HCM). Công ty đã tuyển dụng xong và đang đào tạo 50 nhân viên mới cả trong và ngoài nước. Vốn của ACBS cũng sẽ tăng lên 1.000 tỉ đồng.
Với “cánh tay phải” này, thế mạnh đầu tư của ngân hàng được tăng cường. Đến 31/12/2006, ACB sở hữu 40% cổ phần của Công ty Xuất nhập khẩu Saigontourist, 41% Công ty Vĩnh Hà, 39% Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên, 35% Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Long...
Ngoài ra, trong lĩnh vực tài chính ACB là cổ đông lớn của hàng loạt ngân hàng như Eximbank (27 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu); Việt Nam Thương tín (10 tỉ đồng); Ngân hàng Đại Á (87 tỉ đồng); Ngân hàng Kiên Long (44 tỉ đồng); Công ty cổ phần Chuyển mạch tài chính (10 tỉ đồng); Ngân hàng Việt Á; Ngân hàng Gia Định...
So với các ngân hàng cổ phần hàng đầu khác ở Tp.HCM, trong tháng 1/2007 vừa qua, lợi nhuận của ACB vượt khá xa (xem bảng bên dưới) chủ yếu do khoản thu lãi kinh doanh chứng khoán. Dư nợ tín dụng của ngân hàng tuy có tăng, nhưng vẫn còn ở mức thấp so với tiềm năng trong khi tốc độ tăng trưởng vốn huy động khá cao.
Dư nợ cho vay trên vốn huy động của ACB chỉ ở mức 47,6%, trong khi của Sacombank là 72,4% và Eximbank là 79,6%. Song nếu xét về tổng tài sản, ACB đã bỏ xa những đối thủ đứng sau một khoảng cách đáng kể.
Giống như trước đây, ACB tiếp tục kiểm soát chặt rủi ro tín dụng và điều này đồng nghĩa với lợi nhuận từ tín dụng sẽ không thể tăng nhanh. Bù vào đó, lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán, từ dịch vụ đang được mở rộng. ACB chuẩn bị tung ra thị trường vàng miếng loại lớn (10 và 20 lượng/miếng), đồng thời sẽ đầu tư mạnh cho lĩnh vực thẻ, trong đó có việc lắp đặt 290 máy ATM.
Nếu được cơ quan quản lý chấp thuận, ACB sẽ là tổ chức tín dụng đầu tiên phát hành cổ phiếu qua đấu giá. Tháng 7 năm ngoái, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã chuẩn bị phát hành 200 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu ra bên ngoài, nhưng cuối cùng phải hoãn vô thời hạn.
Thực lực tài chính
Sau một thời gian tương đối dài giữ vốn điều lệ ở mức 1.100 tỉ đồng (bằng khoảng 50% vốn điều lệ của Sacombank), cuối cùng ACB quyết định sẽ tăng vốn lên 2.630 tỉ đồng từ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu 30% cho năm 2006, chuyển hơn 1.100 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB nói ngân hàng vẫn tuân thủ tiêu chí kinh doanh bảo thủ, không muốn tăng vốn quá nhanh, nhưng đã đến lúc ACB không thể không tăng vốn.
Tổng tài sản của Á Châu đã lên đến gần 50.000 tỉ đồng, lợi nhuận quí 1/2007 ước 400 tỉ đồng. Việc tăng vốn trước hết để đảm bảo hệ số an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, và sau đó là để nâng thực lực tài chính của ngân hàng. Việc phát hành đấu giá 100 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu mang tính thí điểm.
Nếu thành công, con số phát hành có thể cao hơn, 500 thậm chí 1.000 tỉ đồng theo nhu cầu thị trường. Toàn bộ thặng dư từ việc phát hành thí điểm sẽ được đưa vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Như vậy đến đầu năm 2008, vốn chủ sở hữu của ACB sẽ đạt khoảng 8.000 tỉ đồng, bao gồm vốn điều lệ, 550 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi chưa chuyển đổi, phát hành 1.350 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi đợt hai, lợi nhuận để lại của năm 2007 (dự kiến lợi nhuận trước thuế năm nay 1.500 tỉ đồng) và thặng dư phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đại hội cổ đông ACB biểu quyết trong giai đoạn 2007-2009 ngân hàng duy trì tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước 50% và nhắm tới đích vốn chủ sở hữu 16.000 tỉ đồng.
“Quan trọng là thực lực tài chính của ngân hàng” - ông Kiên nói - “Chúng tôi muốn chiếc bánh ngân hàng to lên, nên tập trung xây dựng nền móng cho ACB vững chắc để nó có thể bành trướng. Các cổ đông lớn gắn bó với ngân hàng suốt 14 năm qua cam kết tiếp tục gắn bó. Chúng tôi đã thông qua việc thành lập Hội đồng sáng lập ACB để đảm bảo việc phát triển ngân hàng lâu dài”.
Trong số cổ đông lớn có cả nhà đầu tư nước ngoài. Mười năm trước có những tổ chức đầu tư vào ACB 5-10 triệu đô la Mỹ, bây giờ số tiền đó đã sinh lời thành hàng trăm triệu đô la Mỹ. ACB đang xây dựng quy chế trách nhiệm và nâng cao trách nhiệm của cổ đông nước ngoài đối với ngân hàng.
Mở rộng đầu tư
Một trong những điểm nhấn của ACB trong năm 2007 là diện mạo mới của Công ty Chứng khoán ACBS. Ngoài việc mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch, ACBS sẽ có trụ sở mới trên đường Võ Thị Sáu (Tp.HCM). Công ty đã tuyển dụng xong và đang đào tạo 50 nhân viên mới cả trong và ngoài nước. Vốn của ACBS cũng sẽ tăng lên 1.000 tỉ đồng.
Với “cánh tay phải” này, thế mạnh đầu tư của ngân hàng được tăng cường. Đến 31/12/2006, ACB sở hữu 40% cổ phần của Công ty Xuất nhập khẩu Saigontourist, 41% Công ty Vĩnh Hà, 39% Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên, 35% Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Long...
Ngoài ra, trong lĩnh vực tài chính ACB là cổ đông lớn của hàng loạt ngân hàng như Eximbank (27 tỉ đồng mệnh giá cổ phiếu); Việt Nam Thương tín (10 tỉ đồng); Ngân hàng Đại Á (87 tỉ đồng); Ngân hàng Kiên Long (44 tỉ đồng); Công ty cổ phần Chuyển mạch tài chính (10 tỉ đồng); Ngân hàng Việt Á; Ngân hàng Gia Định...
So với các ngân hàng cổ phần hàng đầu khác ở Tp.HCM, trong tháng 1/2007 vừa qua, lợi nhuận của ACB vượt khá xa (xem bảng bên dưới) chủ yếu do khoản thu lãi kinh doanh chứng khoán. Dư nợ tín dụng của ngân hàng tuy có tăng, nhưng vẫn còn ở mức thấp so với tiềm năng trong khi tốc độ tăng trưởng vốn huy động khá cao.
Dư nợ cho vay trên vốn huy động của ACB chỉ ở mức 47,6%, trong khi của Sacombank là 72,4% và Eximbank là 79,6%. Song nếu xét về tổng tài sản, ACB đã bỏ xa những đối thủ đứng sau một khoảng cách đáng kể.
Giống như trước đây, ACB tiếp tục kiểm soát chặt rủi ro tín dụng và điều này đồng nghĩa với lợi nhuận từ tín dụng sẽ không thể tăng nhanh. Bù vào đó, lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán, từ dịch vụ đang được mở rộng. ACB chuẩn bị tung ra thị trường vàng miếng loại lớn (10 và 20 lượng/miếng), đồng thời sẽ đầu tư mạnh cho lĩnh vực thẻ, trong đó có việc lắp đặt 290 máy ATM.
Các ngân hàng cổ phần hàng đầu ở Tp.HCM (Tính đến |
|||
ACB | Sacombank | Eximbank | |
Tổng tài sản | 46.450 | 26.720 | 17.058 |
Vốn huy động | 40.208 | 23.296 | 14.659 |
Dư nợ tín dụng | 17.438 | 15.639 | 10.473 |
Nợ quá hạn/dư nợ | 0,99% | 1,31% | 1,85% |
Nợ xấu/dư nợ | 0,18% | 0,68% | 0,86% |
Số dư quỹ dự phòng rủi ro | 84,36 | 87,34 | 42,42 |
Lợi nhuận trước thuế tháng 1/2007 | 146,5 | 61,1 | 39,6 |
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng |