ADB bi quan về tăng trưởng kinh tế châu Á
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2013 dự báo giảm từ 8,2% xuống 7,7% và năm 2014 giảm từ 8% xuống 7,5%
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong báo cáo công bố sáng 16/7 đã hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á trong năm 2013.
Cụ thể, trong bản phụ trương mới nhất của báo cáo “Triển vọng phát triển châu Á năm 2013”, ADB đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2013 của 45 thành viên đang phát triển của tổ chức này (gồm 45 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Trung Á, Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương) từ 6,6% xuống còn 6,3%. ADB cũng hạ dự báo năm 2014 của khu vực này từ 6,7% xuống còn có 6,4%.
Ông Changyong Rhee, Trưởng ban kinh tế của ADB, cho biết: “trao đổi thương mại suy giảm và đầu tư bị thu hẹp là một phần của xu hướng tăng trưởng một cách cân bằng hơn của Trung Quốc. Tác động từ vấn đề này chắc chắn là một mối quan ngại trong khu vực. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang chứng kiến những biểu hiện suy giảm khác ở nhiều nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á”.
Về từng vùng, ADB nhận định, tăng trưởng kinh tế của Đông Á trong cả năm nay và năm tới sẽ giảm từ mức dự báo trước 7,1% xuống 6,7%. Trong đó, đáng chú ý nhất là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc trong năm 2013 giảm tăng trưởng từ 8,2% xuống 7,7%, năm 2014 giảm từ 8% còn 7,5%. Xuất khẩu và nhập khẩu của nước này chậm lại, trong bối cảnh nhu cầu bên ngoài đang yếu.
Theo ADB, việc tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại đã làm giảm triển vọng của cả khu vực Đông Á. Khu vực Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng nhưng ở một mức độ ít hơn. ADB nhận định rằng, khu vực các nền kinh tế Đông Nam Á vẫn tiếp tục tăng trưởng, dù chậm chạp nhưng vững chắc.
Trong khi đó, tại Ấn Độ, do những tiến bộ đạt được chậm chạp trong việc thúc đẩy những cải cách cần thiết để xóa bỏ những rào cản kinh doanh, nên nền kinh tế này đang phải gánh chịu nhiều áp lực lớn. ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm nay xuống còn 5,8%, từ mức 6% đưa ra trước đó. Tuy nhiên, ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế nước này 6,5% trong năm 2014.
Trước đó, trong báo cáo “Triển vọng phát trriển châu Á năm 2013" công bố hôm 9/4/2013, ADB đã lạc quan cho rằng, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á sẽ tăng trưởng cao hơn trong năm nay. Đà tăng trưởng mạnh của kinh tế Trung Quốc và sự vững vàng của các nền kinh tế Đông Nam Á là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực.
Chi tiêu nội địa là động lực chính cho sự chuyển biến của kinh tế khu vực năm 2013 và 2014. Tuy nhiên, ADB cũng cho rằng đà phục hồi của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á vẫn đối mặt với những rủi ro như dòng vốn lớn có thể gây ra bong bóng tài sản, bất đồng chính trị xung quanh vấn đề tài chính ở Mỹ, các biện pháp khắc khổ được áp dụng ở châu Âu và cả tranh chấp lãnh thổ ở châu Á.
Bên cạnh đó, lạm phát dù vẫn tương đối ổn định song sẽ tăng lên khi các nền kinh tế khu vực gia tăng hoạt động sản xuất trong bối cảnh dòng tiền đổ về từ các nền kinh tế phát triển. Trong báo cáo mới nhất công bố hôm 16/7, ADB nhận định, áp lực lạm phát đang giảm bớt do giá năng lượng và giá lương thực đang hạ vì nhu cầu thế giới đối với nhiên liệu tăng chậm hơn và vụ mùa bội thu ở nhiều nơi.
Cụ thể, trong bản phụ trương mới nhất của báo cáo “Triển vọng phát triển châu Á năm 2013”, ADB đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2013 của 45 thành viên đang phát triển của tổ chức này (gồm 45 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Trung Á, Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương) từ 6,6% xuống còn 6,3%. ADB cũng hạ dự báo năm 2014 của khu vực này từ 6,7% xuống còn có 6,4%.
Ông Changyong Rhee, Trưởng ban kinh tế của ADB, cho biết: “trao đổi thương mại suy giảm và đầu tư bị thu hẹp là một phần của xu hướng tăng trưởng một cách cân bằng hơn của Trung Quốc. Tác động từ vấn đề này chắc chắn là một mối quan ngại trong khu vực. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang chứng kiến những biểu hiện suy giảm khác ở nhiều nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á”.
Về từng vùng, ADB nhận định, tăng trưởng kinh tế của Đông Á trong cả năm nay và năm tới sẽ giảm từ mức dự báo trước 7,1% xuống 6,7%. Trong đó, đáng chú ý nhất là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc trong năm 2013 giảm tăng trưởng từ 8,2% xuống 7,7%, năm 2014 giảm từ 8% còn 7,5%. Xuất khẩu và nhập khẩu của nước này chậm lại, trong bối cảnh nhu cầu bên ngoài đang yếu.
Theo ADB, việc tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại đã làm giảm triển vọng của cả khu vực Đông Á. Khu vực Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng nhưng ở một mức độ ít hơn. ADB nhận định rằng, khu vực các nền kinh tế Đông Nam Á vẫn tiếp tục tăng trưởng, dù chậm chạp nhưng vững chắc.
Trong khi đó, tại Ấn Độ, do những tiến bộ đạt được chậm chạp trong việc thúc đẩy những cải cách cần thiết để xóa bỏ những rào cản kinh doanh, nên nền kinh tế này đang phải gánh chịu nhiều áp lực lớn. ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm nay xuống còn 5,8%, từ mức 6% đưa ra trước đó. Tuy nhiên, ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế nước này 6,5% trong năm 2014.
Trước đó, trong báo cáo “Triển vọng phát trriển châu Á năm 2013" công bố hôm 9/4/2013, ADB đã lạc quan cho rằng, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á sẽ tăng trưởng cao hơn trong năm nay. Đà tăng trưởng mạnh của kinh tế Trung Quốc và sự vững vàng của các nền kinh tế Đông Nam Á là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực.
Chi tiêu nội địa là động lực chính cho sự chuyển biến của kinh tế khu vực năm 2013 và 2014. Tuy nhiên, ADB cũng cho rằng đà phục hồi của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á vẫn đối mặt với những rủi ro như dòng vốn lớn có thể gây ra bong bóng tài sản, bất đồng chính trị xung quanh vấn đề tài chính ở Mỹ, các biện pháp khắc khổ được áp dụng ở châu Âu và cả tranh chấp lãnh thổ ở châu Á.
Bên cạnh đó, lạm phát dù vẫn tương đối ổn định song sẽ tăng lên khi các nền kinh tế khu vực gia tăng hoạt động sản xuất trong bối cảnh dòng tiền đổ về từ các nền kinh tế phát triển. Trong báo cáo mới nhất công bố hôm 16/7, ADB nhận định, áp lực lạm phát đang giảm bớt do giá năng lượng và giá lương thực đang hạ vì nhu cầu thế giới đối với nhiên liệu tăng chậm hơn và vụ mùa bội thu ở nhiều nơi.