ADB cho vay 70 triệu USD nâng cấp hạ tầng miền núi
Đã có 4 triệu dân thuộc 296 xã của 70 huyện ở 23 tỉnh nghèo trên toàn quốc hưởng lợi từ các dự án phát triển hạ tầng
Ngày 4/8/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã tổ chức Hội nghị khởi động Dự án TA7215-VIE “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc”.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Ngọc Thuật nhận định, cơ sở hạ tầng không chỉ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội bằng cách tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế, nước sạch. cơ sở hạ tầng nông thôn tác động mạnh tới giảm đói nghèo, tăng năng suất nông nghiệp, tạo việc làm phi nông nghiệp bằng việc cho phép mở rộng thị trường sản phẩm và vật tư.
Từ năm 1998 đến nay, ADB và Cơ quan phát triển Pháp (AFD) đã kết hợp tài trợ nhiều dự án về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam, với tổng số tiền tài trợ là 150 triệu USD. Đã có 4 triệu dân thuộc 296 xã của 70 huyện ở 23 tỉnh nghèo trên toàn quốc, hưởng lợi từ các dự án này.
Đến nay, các dự án đã xây dựng được tất cả 641 công trình. Theo đánh giá của ADB về tác động của các dự án, tỷ lệ nghèo trong các vùng dự án giảm 25%, thu nhập của người dân tăng 5 lần so với trước khi có dự án.
Tại hầu hết các vùng miền núi phía Bắc, cơ sở hạ tầng trong tình trạng yếu kém, tỷ lệ đường không rải nhựa chiếm hầu khắp, công trình thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu thoát nước. Chưa đến 50% số hộ gia đình được sử dụng nước sạch.
Để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng miền núi, ADB đã cam kết cho Việt Nam vay 70 triệu USD để thực hiện Dự án TA7215-VIE, thực hiện từ 2009-2011 tại 15 tỉnh miền núi phía Bắc. Dự án sẽ triển khai xây dựng và nâng cấp hàng loạt các công trình đường giao thông nông thôn, thủy lợi, cấp nước, chống lũ, trường học, trạm y tế, chợ.
Ban quản lý dự án ODA Trung ương đưa ra quan điểm, việc xây dựng tiêu chí lựa chọn các công trình đầu tư trong dự án cần đơn giản, phù hợp với các vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn, thường xuyên hứng chịu thiên tai. Mỗi tỉnh chỉ nên lựa chọn tối đa khoảng 5 tiểu dự án, trong đó có 2 tiểu dự án ưu tiên với mức đầu tư không quá 5 triệu USD/tiểu dự án và 3 tiểu dự án tiềm năng với mức đầu tư không quá 2 triệu USD/tiểu dự án.
Năng lực thực hiện dự án, nhất là các dự án ODA của các tỉnh miền núi phía Bắc còn hạn chế. Dự án này cần nghiên cứu phân cấp để ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm chủ quản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ đầu tư trực tiếp các tiểu dự án. Ban quản lý dự án cấp tỉnh sẽ là cơ quan giúp chủ đầu tư chuẩn bị, thực hiện các tiểu dự án ở địa phương.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Ngọc Thuật nhận định, cơ sở hạ tầng không chỉ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội bằng cách tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế, nước sạch. cơ sở hạ tầng nông thôn tác động mạnh tới giảm đói nghèo, tăng năng suất nông nghiệp, tạo việc làm phi nông nghiệp bằng việc cho phép mở rộng thị trường sản phẩm và vật tư.
Từ năm 1998 đến nay, ADB và Cơ quan phát triển Pháp (AFD) đã kết hợp tài trợ nhiều dự án về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam, với tổng số tiền tài trợ là 150 triệu USD. Đã có 4 triệu dân thuộc 296 xã của 70 huyện ở 23 tỉnh nghèo trên toàn quốc, hưởng lợi từ các dự án này.
Đến nay, các dự án đã xây dựng được tất cả 641 công trình. Theo đánh giá của ADB về tác động của các dự án, tỷ lệ nghèo trong các vùng dự án giảm 25%, thu nhập của người dân tăng 5 lần so với trước khi có dự án.
Tại hầu hết các vùng miền núi phía Bắc, cơ sở hạ tầng trong tình trạng yếu kém, tỷ lệ đường không rải nhựa chiếm hầu khắp, công trình thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu thoát nước. Chưa đến 50% số hộ gia đình được sử dụng nước sạch.
Để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng miền núi, ADB đã cam kết cho Việt Nam vay 70 triệu USD để thực hiện Dự án TA7215-VIE, thực hiện từ 2009-2011 tại 15 tỉnh miền núi phía Bắc. Dự án sẽ triển khai xây dựng và nâng cấp hàng loạt các công trình đường giao thông nông thôn, thủy lợi, cấp nước, chống lũ, trường học, trạm y tế, chợ.
Ban quản lý dự án ODA Trung ương đưa ra quan điểm, việc xây dựng tiêu chí lựa chọn các công trình đầu tư trong dự án cần đơn giản, phù hợp với các vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn, thường xuyên hứng chịu thiên tai. Mỗi tỉnh chỉ nên lựa chọn tối đa khoảng 5 tiểu dự án, trong đó có 2 tiểu dự án ưu tiên với mức đầu tư không quá 5 triệu USD/tiểu dự án và 3 tiểu dự án tiềm năng với mức đầu tư không quá 2 triệu USD/tiểu dự án.
Năng lực thực hiện dự án, nhất là các dự án ODA của các tỉnh miền núi phía Bắc còn hạn chế. Dự án này cần nghiên cứu phân cấp để ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm chủ quản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ đầu tư trực tiếp các tiểu dự án. Ban quản lý dự án cấp tỉnh sẽ là cơ quan giúp chủ đầu tư chuẩn bị, thực hiện các tiểu dự án ở địa phương.