Agribank luôn dành trên 70% tổng dư nợ cho “Tam nông”
Agribank luôn chú trọng đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo hướng phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi sinh, môi trường
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) bên cạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng, Agribank luôn chú trọng đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo hướng phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi sinh, môi trường.
Trên nền tảng thế mạnh của ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước, có mạng lưới rộng lớn nhất với hơn 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, huyện đảo, cùng gần 40 ngàn cán bộ nhân viên am hiểu, gắn bó với địa phương… tính đến 30/6/2016, Agribank có nguồn vốn trên 849.000 tỷ đồng, dư nợ nền kinh tế trên 658.000 tỷ đồng, trong đó Agribank luôn dành trên 70% tổng dư nợ để đầu tư cho “Tam nông”, và là đối tác tin cậy của hơn 10 triệu hộ sản xuất, hàng chục ngàn doanh nghiệp, đối tác trong và ngoài nước.
Agribank luôn làm tốt công tác huy động vốn với nguồn vốn dân cư tăng trưởng tốt, đồng thời tranh thủ nguồn vốn từ các dự án ngân hàng phục vụ… đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho “Tam nông”; đi đầu trong thực hiện các chương trình tín dụng, chương trình trọng điểm, ưu tiên của Đảng và Chính phủ, trong đó Agribank luôn chú trọng tín dụng vào các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nông nghiệp phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi sinh, môi trường, vì Agribank nhận thức sâu sắc rằng chính tăng trưởng bền vững mới đem lại thu nhập ổn định cho người sản xuất kinh doanh và giúp Agribank giảm thiểu các rủi ro tín dụng.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, Agribank đã ngay lập tức vào cuộc triển khai thông qua các hành động cụ thể như: Ban hành văn bản số 4432-NHNo-KHND về việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng nhằm chỉ đạo toàn hệ thống, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng gắn với quản lý môi trường - xã hội, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về hoạt động cấp tín dụng xanh, nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng...
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, Agribank đã ngay lập tức vào cuộc triển khai thông qua các hành động cụ thể như: Ban hành văn bản số 4432-NHNo-KHND về việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng nhằm chỉ đạo toàn hệ thống, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng gắn với quản lý môi trường - xã hội, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về hoạt động cấp tín dụng xanh, nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng...
Trong quy trình nghiệp vụ tín dụng, sổ tay tín dụng của Agribank luôn gắn việc thẩm định dự án, phương án vay vốn với vấn đề đảm bảo môi sinh, môi trường, các dự án phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt của cấp thẩm quyền theo quy định của pháp luật, kiên quyết loại trừ cấp tín dụng đối với các dự án có khả năng ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng đến môi trường, xã hội…
Bên cạnh đó, Agribank đã tham gia nhiều Dự án có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường do Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức tài chính tài trợ như: Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học; Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững; Quản lý rủi ro thiên tai; Hỗ trợ nông nghiệp Cacbon thấp; Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; Điện gió; đưa vốn tín dụng vào công cuộc chống hạn, mặn ĐBSCL và miền Trung Tây Nguyên…
Nhiều chương trình tín dụng quan trọng Agribank triển khai đều gắn với phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững, cụ thể: Cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (trước đây là Nghị định 41/2010/NĐ-CP) đạt trên 277.000 tỷ đồng, tăng 22% so với 2015 và tăng 52,8% so cùng kỳ năm trước; Cho vay hộ sản xuất và cá nhân thông qua tổ liên kết với dư nợ đạt trên 58.000 tỷ đồng, trên 44.000 tổ vay vốn và trên 1 triệu thành viên;
Cho vay xây dựng nông thôn mới với dư nợ đạt trên 271.000 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái; Cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và thông tư 06/2009/TT-NHNN với dư nợ trên 2.800 tỷ đồng, tăng 32,7% so cùng kỳ năm trước, với trên 6.500 khách hàng dư nợ; Cho vay tái canh cà phê dư nợ 761 tỷ đồng; Cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản với dư nợ 1.270 tỷ đồng; cho vay thí điểm phát triển chuỗi liên kết và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao theo Nghị quyết 14/2014/NQ-CP của Chính phủ với dư nợ 653 tỷ đồng…
Thực tế cho thấy, tất cả các đối tác tham gia chuỗi liên kết đều giảm được chi phí hoạt động, sản phẩm đầu ra tìm được chỗ đứng tại các thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng rất khắt khe về các tiêu chí xanh, sạch, an toàn.
Thực tế cho thấy, tất cả các đối tác tham gia chuỗi liên kết đều giảm được chi phí hoạt động, sản phẩm đầu ra tìm được chỗ đứng tại các thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng rất khắt khe về các tiêu chí xanh, sạch, an toàn.
Với ưu tiên hàng đầu tiếp tục đẩy mạnh đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp an toàn, hiệu quả và bền vững, thời gian tới đây, Agribank đặt trọng tâm một số biện pháp tín dụng chủ yếu như sau: Bám sát định hướng, chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước để điều hành công tác tín dụng đúng hướng, đúng mục tiêu, ưu tiên nguồn vốn hợp lý đảm bảo tăng trưởng tín dụng lĩnh vực nông nghiệp phù hợp, bền vững.
Đặc biệt đối với chương trình tín dụng xanh, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, Quyết định 1050/QĐ-NHNN về cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản...
Đặc biệt đối với chương trình tín dụng xanh, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, Quyết định 1050/QĐ-NHNN về cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản...
Đồng thời, Agribank tiếp tục rà soát, sửa đổi, ban hành mới cơ chế chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp theo hướng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp quy định của pháp luật, không đầu tư tín dụng nếu dự án chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng, phát triển không bền vững.