Agribank sẽ tái cơ cấu để là... chính mình
Thông tin từ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank Nguyễn Ngọc Bảo về kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng này
Sở hữu thương hiệu, hệ thống và sức chi phối lớn đối với thị trường, nhưng xét về nội tại, hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đang khá dàn trải.
Đầu xuân Nhâm Thìn, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank Nguyễn Ngọc Bảo đã chia sẻ về kế hoạch tái cơ cấu và xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012.
Sẽ đưa nợ xấu xuống 3%
Thưa ông, từ trước tới nay, rất ít khi Agribank tự cập nhật các chỉ số tài chính, đặc biệt là nợ xấu, ông có thể cho biết một số thông tin về vấn đề này?
Đến cuối năm 2011, một số chỉ tiêu tài chính của Agribank cán đích tương đối khả quan. Cụ thể, tỷ lệ an toàn vốn từ mức 6,4% đã lên tới 8%, thậm chí 9% nếu kỳ này Chính phủ cấp thêm vốn điều lệ để nâng vốn điều lệ lên mức 30 nghìn tỷ đồng.
Về nợ xấu, đã giảm khá tích cực từ mức gần 7% giữa năm xuống 6% vào cuối năm 2011. Một điểm mới trong năm 2012 là Agribank sẽ thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7 của Quyết định 493.
Theo đó, nợ xấu có thể chưa giảm ngay như mong muốn nhưng nếu đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý (10%); đồng thời, cơ cấu lại các khoản nợ trên hai địa bàn Hà Nội và Tp.HCM thì nợ xấu năm nay có thể đạt mục tiêu 5%, thấp hơn mức 6% của 2011. Đó cũng là cơ sở để chúng tôi đưa nợ xấu xuống khoảng 3% giai đoạn 2015 - 2020.
Quan điểm của chúng tôi là minh bạch hoàn toàn các chỉ số tài chính, không che giấu nợ xấu. Và chỉ có như vậy, Agribank mới tự mình đảm bảo khả năng trích lập dự phòng rủi ro, tạo ra những tấm lá chắn vừa để đảm bảo an toàn hoạt động, vừa nâng cao năng lực tài chính.
Hiện Agribank đang quản lý hai doanh nghiệp kinh doanh vàng, hoạt động của những đơn vị này như thế nào nếu sắp tới, chính sách quản lý thị trường vàng theo hướng thu hẹp và độc quyền nhà nước?
Agribank đang quản lý hai doanh nghiệp kinh doanh vàng, một đơn vị là công ty con, một đơn vị Agribank giữ cổ phần chi phối. Hai đơn vị này đều hoạt động tương đối hiệu quả.
Tuy nhiên, theo định hướng quản lý thị trường vàng sắp tới, họ sẽ phải chủ động tìm hướng hoạt động mới theo hướng liên kết với nhiều đơn vị khác nhau, kể cả với nhà nước. Ví dụ, đối với vàng miếng, họ có thể gia công cho nhà nước và/hoặc mở rộng kinh doanh vàng trang sức.
Nếu tới đây, Chính phủ cho phép Agribank mở dịch vụ huy động vốn bằng vàng, đó sẽ là tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp này trong việc kiêm luôn dịch vụ cân đong, đo đếm cho Agribank.
Trở lại đúng với tên gọi
Cuối năm 2011, Agribank đã trình Ngân hàng Nhà nước kế hoạch tái cơ cấu toàn bộ hệ thống, điểm nhấn của kế hoạch này là gì?
Trước Tết Nguyên đán, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã nghe lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước báo cáo kế hoạch tái cơ cấu Agribank. Có thể trong tháng 2/2012, Chính phủ sẽ chính thức thông qua kế hoạch này và lộ trình này sẽ kéo dài từ 3 - 4 năm.
Điểm nhấn thứ nhất mang tính chủ đạo là Agribank vẫn là một ngân hàng thương mại nhà nước, thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước giao phó.
Thứ hai, chúng tôi thực hiện cơ cấu lại toàn diện, từ bộ máy tổ chức, hệ thống mạng lưới, công nghệ, tín dụng, sản phẩm dịch vụ... theo hướng phát triển bền vững.
Ở đây không đặt vấn đề là sau cơ cấu, hệ thống sẽ tăng hay giảm theo nghĩa cơ học đơn thuần. Theo đó, sẽ tăng quy mô hoạt động đối với thị trường nông nghiệp nông thôn; đồng thời, giảm quy mô đối với những lĩnh vực ít liên quan đến nhiệm vụ chính của Agribank.
Tóm lại, mục tiêu chính của kế hoạch này là đưa Agribank trở lại đúng với tên gọi, kinh nghiệm tích lũy hơn 50 năm qua và phân khúc thị trường của Agribank nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ đã giao phó: ngân hàng để phát triển nông nghiệp và nông thôn!
Trong quá trình tái cơ cấu, chúng tôi vẫn tiếp tục giữ thị phần tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Tp.HCM nhưng chủ yếu làm ba nhiệm vụ: huy động vốn, phát triển sản phẩm dịch vụ và quảng bá thương hiệu Agribank, đặc biệt là cơ cấu lại chất lượng dịch vụ sản phẩm mang có uy tín thương hiệu Agribank.
Hiện nay, Agribank đang quản lý tới 9 đơn vị kinh doanh các ngành bảo hiểm, chứng khoán, vàng, cho thuê tài chính…, sau tái cơ cấu, hoạt động của các đơn vị này sẽ như thế nào?
Đó cũng là một trong những lĩnh vực cần cơ cấu lại để phù hợp hơn với nghị quyết mới đây của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Về chủ trương, chúng tôi chỉ giữ lại các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, có liên quan trực tiếp đến hoạt động của Agribank như: công ty chuyên về dịch vụ ngân quỹ, công ty bảo hiểm vì liên quan trực tiếp đến bảo hiểm cây trông vật nuôi theo Nghị định 41 của Chính phủ nhằm thực hiện mối liên kết giữa người vay vốn, ngân hàng và bảo hiểm.
Đầu xuân Nhâm Thìn, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank Nguyễn Ngọc Bảo đã chia sẻ về kế hoạch tái cơ cấu và xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012.
Sẽ đưa nợ xấu xuống 3%
Thưa ông, từ trước tới nay, rất ít khi Agribank tự cập nhật các chỉ số tài chính, đặc biệt là nợ xấu, ông có thể cho biết một số thông tin về vấn đề này?
Đến cuối năm 2011, một số chỉ tiêu tài chính của Agribank cán đích tương đối khả quan. Cụ thể, tỷ lệ an toàn vốn từ mức 6,4% đã lên tới 8%, thậm chí 9% nếu kỳ này Chính phủ cấp thêm vốn điều lệ để nâng vốn điều lệ lên mức 30 nghìn tỷ đồng.
Về nợ xấu, đã giảm khá tích cực từ mức gần 7% giữa năm xuống 6% vào cuối năm 2011. Một điểm mới trong năm 2012 là Agribank sẽ thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7 của Quyết định 493.
Theo đó, nợ xấu có thể chưa giảm ngay như mong muốn nhưng nếu đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý (10%); đồng thời, cơ cấu lại các khoản nợ trên hai địa bàn Hà Nội và Tp.HCM thì nợ xấu năm nay có thể đạt mục tiêu 5%, thấp hơn mức 6% của 2011. Đó cũng là cơ sở để chúng tôi đưa nợ xấu xuống khoảng 3% giai đoạn 2015 - 2020.
Quan điểm của chúng tôi là minh bạch hoàn toàn các chỉ số tài chính, không che giấu nợ xấu. Và chỉ có như vậy, Agribank mới tự mình đảm bảo khả năng trích lập dự phòng rủi ro, tạo ra những tấm lá chắn vừa để đảm bảo an toàn hoạt động, vừa nâng cao năng lực tài chính.
Hiện Agribank đang quản lý hai doanh nghiệp kinh doanh vàng, hoạt động của những đơn vị này như thế nào nếu sắp tới, chính sách quản lý thị trường vàng theo hướng thu hẹp và độc quyền nhà nước?
Agribank đang quản lý hai doanh nghiệp kinh doanh vàng, một đơn vị là công ty con, một đơn vị Agribank giữ cổ phần chi phối. Hai đơn vị này đều hoạt động tương đối hiệu quả.
Tuy nhiên, theo định hướng quản lý thị trường vàng sắp tới, họ sẽ phải chủ động tìm hướng hoạt động mới theo hướng liên kết với nhiều đơn vị khác nhau, kể cả với nhà nước. Ví dụ, đối với vàng miếng, họ có thể gia công cho nhà nước và/hoặc mở rộng kinh doanh vàng trang sức.
Nếu tới đây, Chính phủ cho phép Agribank mở dịch vụ huy động vốn bằng vàng, đó sẽ là tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp này trong việc kiêm luôn dịch vụ cân đong, đo đếm cho Agribank.
Trở lại đúng với tên gọi
Cuối năm 2011, Agribank đã trình Ngân hàng Nhà nước kế hoạch tái cơ cấu toàn bộ hệ thống, điểm nhấn của kế hoạch này là gì?
Trước Tết Nguyên đán, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã nghe lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước báo cáo kế hoạch tái cơ cấu Agribank. Có thể trong tháng 2/2012, Chính phủ sẽ chính thức thông qua kế hoạch này và lộ trình này sẽ kéo dài từ 3 - 4 năm.
Điểm nhấn thứ nhất mang tính chủ đạo là Agribank vẫn là một ngân hàng thương mại nhà nước, thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước giao phó.
Thứ hai, chúng tôi thực hiện cơ cấu lại toàn diện, từ bộ máy tổ chức, hệ thống mạng lưới, công nghệ, tín dụng, sản phẩm dịch vụ... theo hướng phát triển bền vững.
Ở đây không đặt vấn đề là sau cơ cấu, hệ thống sẽ tăng hay giảm theo nghĩa cơ học đơn thuần. Theo đó, sẽ tăng quy mô hoạt động đối với thị trường nông nghiệp nông thôn; đồng thời, giảm quy mô đối với những lĩnh vực ít liên quan đến nhiệm vụ chính của Agribank.
Tóm lại, mục tiêu chính của kế hoạch này là đưa Agribank trở lại đúng với tên gọi, kinh nghiệm tích lũy hơn 50 năm qua và phân khúc thị trường của Agribank nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ đã giao phó: ngân hàng để phát triển nông nghiệp và nông thôn!
Trong quá trình tái cơ cấu, chúng tôi vẫn tiếp tục giữ thị phần tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Tp.HCM nhưng chủ yếu làm ba nhiệm vụ: huy động vốn, phát triển sản phẩm dịch vụ và quảng bá thương hiệu Agribank, đặc biệt là cơ cấu lại chất lượng dịch vụ sản phẩm mang có uy tín thương hiệu Agribank.
Hiện nay, Agribank đang quản lý tới 9 đơn vị kinh doanh các ngành bảo hiểm, chứng khoán, vàng, cho thuê tài chính…, sau tái cơ cấu, hoạt động của các đơn vị này sẽ như thế nào?
Đó cũng là một trong những lĩnh vực cần cơ cấu lại để phù hợp hơn với nghị quyết mới đây của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Về chủ trương, chúng tôi chỉ giữ lại các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, có liên quan trực tiếp đến hoạt động của Agribank như: công ty chuyên về dịch vụ ngân quỹ, công ty bảo hiểm vì liên quan trực tiếp đến bảo hiểm cây trông vật nuôi theo Nghị định 41 của Chính phủ nhằm thực hiện mối liên kết giữa người vay vốn, ngân hàng và bảo hiểm.