Alan Greenspan: Việt Nam phải chấp nhận giảm tăng trưởng hơn nữa
Cựu Chủ tịch FED cho rằng, Việt Nam cần mạnh tay kiềm chế các tập đoàn và chấp nhận cắt giảm tăng trưởng hơn nữa
Tối 23/6 (giờ Việt Nam), trong 45 phút trò chuyện cởi mở với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Alan Greenspan, người được mệnh danh "thầy phù thuỷ kinh tế Mỹ" đã đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích cho Việt Nam.
Nhấn mạnh những biện pháp của Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng, nhưng ông Alan Greenspan cho rằng, Việt Nam cần mạnh tay kiềm chế các tập đoàn và chấp nhận cắt giảm tăng trưởng hơn nữa. Ông tin tưởng Việt Nam sẽ giải quyết được những khó khăn hiện tại và Mỹ nhìn nhận sự nổi lên của Việt Nam như một nền kinh tế lớn của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Mở đầu cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Thủ tướng cho biết: Chính phủ Việt Nam đưa ra mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Với các giải pháp như vậy, 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,7-6,8 %. Cả năm dự kiến 7% thấp hơn so với năm 2007 là 1,5%. Xuất khẩu 6 tháng tăng 30%, trong khi đó nhập siêu từ 70% Quý 1/2008 đã giảm xuống còn 49% trong tháng 6. FDI tăng mạnh, với số vốn đăng ký đạt trên 30 tỷ USD, gấp hai lần so với cùng kì năm trước. Lạm phát tháng 6 có chiều hướng giảm mạnh so với tháng trước đó. Chỉ số giá tiêu dùng giảm từ 3,9% xuống còn 2,2%.
Chính phủ Việt Nam hiểu rằng việc giảm lạm phát không thể làm nhanh mà giảm dần từng bước, với mục tiêu đưa lạm phát trở về một con số cuối năm 2009. Đó là tổng thể bức tranh kinh tế Việt Nam. Bức tranh chính trị xã hội ổn định.
Thủ tướng đề nghị ông Alan Greenspan đưa ra những nhận định về kinh tế Mỹ, kinh tế thế giới và lời khuyên cho kinh tế Việt Nam.
Ông Alan Greenspan: Tôi sẽ nói về tình hình Việt Nam trước. Mỹ nhìn sự nổi lên của Việt Nam như một nền kinh tế lớn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tin tưởng Việt Nam sẽ giải quyết được những khó khăn hiện tại.
Vấn đề Việt Nam đang gặp phải là vấn đề mang tính tác động. Nó bắt nguồn phần nào từ năm 2007, khi dòng vốn đổ vào nhiều, tạo áp lực lên tỷ giá hối đoái. Do áp lực như vậy, phải có đầu tư nước ngoài, cả gián tiếp và trực tiếp để giảm áp lực lên đồng nội tệ.
Tương tự như Trung Quốc, Nga và các nước khác, Việt Nam không thể quản lý được dòng tiền chặt chẽ, biên độ tăng tín dụng quá nhanh, do đó làm nảy sinh nhu cầu nhập khẩu lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất. Trong khi đó, giá dầu và lạm phát trên thế giới cũng tăng nhanh.
Giải pháp cần có đúng như hướng Việt Nam đang làm: giảm chi tiêu ngân sách, giảm tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trung ương. Tôi cho rằng, có một bài học lịch sử mà Việt Nam cần ghi nhớ là: nếu không giải quyết nhanh bằng những biện pháp mạnh, tình hình sẽ lan rộng và nhanh, giống như Thái Lan cách đây hơn một thập kỷ.
Liên quan tới vấn đề chỉ số tăng trưởng của Việt Nam, nếu cả năm có thể đạt 7% như ngài Thủ tướng vừa nói, theo tôi, cần giảm tăng trưởng thêm nữa, vì giữ tăng trưởng đó, có thể là một tín hiệu sai cho các nhà đầu tư.
Cuối những năm 1970, Mỹ cũng gặp lạm phát cao, vượt ra ngoài khả năng của Chính phủ, vì thế FED phải tăng lãi suất.
Kinh tế Việt Nam còn dựa vào nhân công giá rẻ trong khi những nước khác như Trung Quốc đã vượt qua giai đoạn này và họ đang cạnh tranh bằng năng suất thực.
Thủ tướng đã cho biết cố gắng của Chính phủ làm sao cuối năm 2009, hoặc sớm hơn thì càng tốt sẽ ổn định được tình hình kinh tế vĩ mô. Việt Nam cần làm mạnh hơn các biện pháp đó.
Theo tôi biết, vấn đề lạm phát không phải là mới với Việt Nam. Trong 20 năm qua, có những lúc Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ cần hành động mạnh mẽ, chấp nhận co nền kinh tế lại. Khi tình hình ổn định, Việt Nam lại có thể mở ra để phát triển nhanh như trước.
Hiện nay, Việt Nam không có được lợi thế như Nga hay một số nước, khi hưởng lợi từ giá dầu tăng cao. Lời khuyến nghị của tôi là Chính phủ nên tiếp tục áp dụng những biện pháp đang làm nhưng với các tập đoàn lớn, cần có các biện pháp hạn chế họ. Họ mở rộng đầu tư ồ ạt, gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế sức sáng tạo, tính năng động của họ và của cả nền kinh tế.
Về kinh tế toàn cầu, nói thật bản thân tôi cũng chưa từng chứng kiến một giai đoạn nào tương tự như hiện nay. Có những điểm rất mới trong bối cảnh hiện nay.
Trước khủng hoảng, vào thời điểm tháng 8 năm ngoái, tình hình các hoạt động phi tài chính ở Mỹ rất tốt. Các khỏan lãi suất dài hạn thấp, ảnh hưởng xấu đến các khỏan vay. Nhu cầu vay cũng rất thấp.
Khủng hoảng xảy ra, vì không có các khoản tiền vay, thị trường của hoạt động phi tài chính thiếu doanh số. Lúc đó, tính tới khả năng các nước đang phát triển sẽ lâm vào tình thế dẫm chân tại chỗ, không tăng trưởng thậm chí có khả năng suy thoái đầu năm 2008.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, Châu Á đang có dấu hiệu tích cực, với việc lạm phát của Trung Quốc bắt đầu giảm, giá lương thực đã ngừng tăng. Mặc dù vậy, các nền kinh tế mới nổi như Thái Lan, Philippines, Indonesia phải giảm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nhiều. Đặc biệt, hai tháng qua, Indonesia lạm phát ở mức 2 con số. Tình hình Mỹ Latinh còn tương đối tốt nhưng nhìn chung nền kinh tế toàn cầu đang có sự suy giảm. Lạm phát xảy ra khắp nơi trên thế giới.
Mỹ có thể đối mặt với tăng trưởng âm
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Vậy theo ngài, mức tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu năm nay ước là bao nhiêu?
Ông Alan Greenspan: Hiện tôi không thể đưa ra một con số cụ thể được vì còn quá sớm để đưa ra một kết luận, nhưng tôi cho rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ còn ở mức ½ so với năm trước. Điều này chưa tính tới khả năng phục hồi của các nền kinh tế đang nổi cũng như các tác động lên các nền kinh tế này. Trong hai năm trước đó, kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh nhất từ xưa tới nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Bản thân kinh tế Mỹ sẽ như thế nào?
Ông Alan Greenspan: Vấn đề chính của Mỹ là thị trường nhà đất suy giảm với mức chưa bao giờ diễn ra. Giá trị nhà đất ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ. Hiện tổng giá trị nhà cửa của Mỹ ở mức 20 nghìn tỷ USD. Nếu giảm 25%, ngay lập tức, Mỹ sẽ mất đi khoản tiền 5 nghìn tỷ USD.
Điều này ảnh hưởng lớn đến tiêu dùng của Mỹ, khi 15% chi tiêu của người dân là từ việc mua bán nhà sinh lời, còn 85% tiêu dùng từ nguồn thu nhập. Khả năng chi tiêu của người dân Mỹ giảm đi. Hiện nay, mức giảm này chưa lớn, mà lí do được các nhà kinh tế đưa ra là việc lập quỹ hoàn thuế mua sắm, trong hai tháng qua đã chi gần 100 tỷ USD. Người tiêu dùng vẫn thấy lợi từ việc mua bán, nên chưa giảm chi tiêu.
Tuy nhiên, mọi tính toán về tăng trưởng của kinh tế Mỹ năm sau sẽ bằng 0, không còn ý nghĩa gì.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Theo ngài, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ năm nay là bao nhiêu?
Ông Alan Greenspan: Năm nay có thể là 1%. Năm sau mức tăng có thể từ 0 đến 1%, thậm chí có thể là tăng trưởng âm. So với năm nay, tình hình cũng có thể khá hơn nhưng mức tăng, nếu có cũng không mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Khi nào thì nền kinh tế Mỹ phục hồi?
Ông Alan Greenspan: Kinh tế Mỹ chỉ phục hồi khi chiều hướng suy giảm giá trị nhà đất của Mỹ bị chặn lại. Nếu có, cũng phải cuối năm 2008, đầu 2009, xu huớng đi xuống mới có thể chững lại để dần đi vào ổn định. Có hai lí do dẫn tới kịch bản này: lạm phát tăng cao và khủng hoảng tín dụng.
Khủng hoảng nhà đất Mỹ: Chính phủ gần như không làm được gì
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Giải pháp khắc phục thị trường nhà đất của Chính phủ Mỹ như thế nào?
Ông Alan Greenspan: Chính phủ gần như không làm được gì. Khủng hoảng này thuộc về chu kì của thị trường nhà đất. Nhà rao bán quá nhiều, ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường.
Giải pháp đặt ra là phải kích thích người mua. Hiện nay, số nhà kê biên của các ngân hàng, Chính phủ kê bán quá lớn, chương trình kích thích người mua phải đợi mùa xuân năm sau mới có hiệu quả.
Tất nhiên, Chính phủ có hỗ trợ cho người dân cần có nhà, trả khoản vay ngân hàng nhưng với số lượng quá lớn, cần thời gian mới có thể giảm số lượng nhà rao bán.
Chờ dấu hiệu tốt từ thị trường bất động sản mới mong kinh tế thế giới phục hồi
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong tương lai ra sao?
Ông Alan Greenspan: Đầu tiên phải giải quyết vấn đề nhà đất sau đó mới có thể tính đến tăng trưởng. Theo tôi, kinh tế Mỹ phải đến năm 2010 mới phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Kinh tế thế giới cũng theo chiều hướng như vậy: thị trường bất động sản bùng phát sau đó chững lại, nổ bong bóng. Chờ đợi dấu hiệu tốt từ thị trường bất động sản mới mong kinh tế thế giới phục hồi.
Theo tôi biết, ngay thị trường bất động sản Tp.HCM cũng đang giảm nhiều.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đúng là giá bất động sản Tp.HCM đang giảm nhiều.
Ông Alan Greenspan: Đó là tình hình toàn cầu.
Các chính phủ đều khó xử lý vấn đề tỷ giá
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Mỹ hiện nay đang áp dụng chính sách đồng đô la yếu. Theo ông, bao giờ Chính phủ Mỹ sẽ điều chỉnh để tiền Đô la Mỹ cân bằng với các đồng tiền khác, trở về giá trị thực?
Ông Alan Greenspan: Hiện nay, gần như các nước đều khó xử lý vấn đề tỉ giá. Số lượng giao dịch các đồng tiền rất lớn. Cách đây 10 năm, Chính phủ có thể dùng các biện pháp can thiệp hiệu quả nhưng bây giờ không thể làm thế với số giao dịch khổng lồ hiện nay.
Ví dụ, Nhật Bản ngay từ năm 2004 đã có lượng dự trữ ngoại tệ lớn. Vừa rồi, Chính phủ Nhật Bản để đối phó với tình hình khó khăn đã tung ra một lượng lớn ngoại tệ nhưng không hiệu quả.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Câu hỏi cuối cùng của tôi, tương lai giá dầu thế giới sẽ như thế nào?
Ông Alan Greenspan: Hiện nay có nhiều yếu tố tác động lên giá dầu, trong đó chủ yếu liên quan đến việc dự trữ và đầu tư. Tiêu thụ tăng nhanh, các nước lại tăng mức dự trữ lớn và có hiện tượng đầu cơ về giá. Nhu cầu tăng trong khi sản xuất không đáp ứng được.
Như vậy, tiêu dùng, nhu cầu dự trữ xăng dầu đều tăng, trong khi sản xuất vẫn giữ nguyên, gây áp lực tăng giá. Dòng tiền liên quan đến sản xuất chưa được đầu tư thích đáng cho phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất chế biến dầu.
Khi giá dầu tăng từ 20 USD/thùng lên 30 rồi 40 USD, nhà đầu tư linh cảm ngay, biết câu chuyện tăng giá dầu là câu chuyện dài hơi. Năm 2004, giá dầu đội lên. Các quỹ tài chính, ngân hàng nhảy vào đầu tư dự trữ dầu. Đến nay, tổng lượng dự trữ thế giới khoảng 5 tỷ thùng.
Khi giá dầu thế giới tăng, mức dự trữ đã cao như vậy, người ta tìm cách giảm cầu. Giá dầu sẽ không tiếp tục tăng cao như nhà đầu cơ mong muốn. Xu thế chung giá dầu vẫn tăng, dù có thời điểm, khi các nhà đầu cơ xả hàng cắt lãi, giá dầu sẽ đi xuống.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xin cảm ơn ông vì những phân tích và tư vấn tuyệt vời của ông. Thay mặt Chính phủ, tôi mời ông tới thăm Việt Nam.
Ông Alan Greenspan: Tôi rất vui và hân hạnh được gặp Thủ tướng!
* 18 năm liên tục giữ vị trí Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Alan Greenspan được ghi nhận với nỗ lực góp phần quan trọng giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng đều đặn 10 năm liền từ 1991 đến 2001 - điều trước đó chưa từng xảy ra với nước Mỹ trong thời bình.
Dưới "triều đại" của ông, GDP Mỹ tăng trưởng trung bình 3%/năm trong khi lạm phát cũng chỉ xấp xỉ mức 3%/năm. Ông đã trở thành huyền thoại khi xét về kỹ năng quản lý hệ thống kinh tế Mỹ.
Nhấn mạnh những biện pháp của Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng, nhưng ông Alan Greenspan cho rằng, Việt Nam cần mạnh tay kiềm chế các tập đoàn và chấp nhận cắt giảm tăng trưởng hơn nữa. Ông tin tưởng Việt Nam sẽ giải quyết được những khó khăn hiện tại và Mỹ nhìn nhận sự nổi lên của Việt Nam như một nền kinh tế lớn của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Mở đầu cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ động cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Thủ tướng cho biết: Chính phủ Việt Nam đưa ra mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Với các giải pháp như vậy, 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,7-6,8 %. Cả năm dự kiến 7% thấp hơn so với năm 2007 là 1,5%. Xuất khẩu 6 tháng tăng 30%, trong khi đó nhập siêu từ 70% Quý 1/2008 đã giảm xuống còn 49% trong tháng 6. FDI tăng mạnh, với số vốn đăng ký đạt trên 30 tỷ USD, gấp hai lần so với cùng kì năm trước. Lạm phát tháng 6 có chiều hướng giảm mạnh so với tháng trước đó. Chỉ số giá tiêu dùng giảm từ 3,9% xuống còn 2,2%.
Chính phủ Việt Nam hiểu rằng việc giảm lạm phát không thể làm nhanh mà giảm dần từng bước, với mục tiêu đưa lạm phát trở về một con số cuối năm 2009. Đó là tổng thể bức tranh kinh tế Việt Nam. Bức tranh chính trị xã hội ổn định.
Thủ tướng đề nghị ông Alan Greenspan đưa ra những nhận định về kinh tế Mỹ, kinh tế thế giới và lời khuyên cho kinh tế Việt Nam.
Ông Alan Greenspan: Tôi sẽ nói về tình hình Việt Nam trước. Mỹ nhìn sự nổi lên của Việt Nam như một nền kinh tế lớn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tin tưởng Việt Nam sẽ giải quyết được những khó khăn hiện tại.
Vấn đề Việt Nam đang gặp phải là vấn đề mang tính tác động. Nó bắt nguồn phần nào từ năm 2007, khi dòng vốn đổ vào nhiều, tạo áp lực lên tỷ giá hối đoái. Do áp lực như vậy, phải có đầu tư nước ngoài, cả gián tiếp và trực tiếp để giảm áp lực lên đồng nội tệ.
Tương tự như Trung Quốc, Nga và các nước khác, Việt Nam không thể quản lý được dòng tiền chặt chẽ, biên độ tăng tín dụng quá nhanh, do đó làm nảy sinh nhu cầu nhập khẩu lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất. Trong khi đó, giá dầu và lạm phát trên thế giới cũng tăng nhanh.
Giải pháp cần có đúng như hướng Việt Nam đang làm: giảm chi tiêu ngân sách, giảm tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trung ương. Tôi cho rằng, có một bài học lịch sử mà Việt Nam cần ghi nhớ là: nếu không giải quyết nhanh bằng những biện pháp mạnh, tình hình sẽ lan rộng và nhanh, giống như Thái Lan cách đây hơn một thập kỷ.
Liên quan tới vấn đề chỉ số tăng trưởng của Việt Nam, nếu cả năm có thể đạt 7% như ngài Thủ tướng vừa nói, theo tôi, cần giảm tăng trưởng thêm nữa, vì giữ tăng trưởng đó, có thể là một tín hiệu sai cho các nhà đầu tư.
Cuối những năm 1970, Mỹ cũng gặp lạm phát cao, vượt ra ngoài khả năng của Chính phủ, vì thế FED phải tăng lãi suất.
Kinh tế Việt Nam còn dựa vào nhân công giá rẻ trong khi những nước khác như Trung Quốc đã vượt qua giai đoạn này và họ đang cạnh tranh bằng năng suất thực.
Thủ tướng đã cho biết cố gắng của Chính phủ làm sao cuối năm 2009, hoặc sớm hơn thì càng tốt sẽ ổn định được tình hình kinh tế vĩ mô. Việt Nam cần làm mạnh hơn các biện pháp đó.
Theo tôi biết, vấn đề lạm phát không phải là mới với Việt Nam. Trong 20 năm qua, có những lúc Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn. Chính phủ cần hành động mạnh mẽ, chấp nhận co nền kinh tế lại. Khi tình hình ổn định, Việt Nam lại có thể mở ra để phát triển nhanh như trước.
Hiện nay, Việt Nam không có được lợi thế như Nga hay một số nước, khi hưởng lợi từ giá dầu tăng cao. Lời khuyến nghị của tôi là Chính phủ nên tiếp tục áp dụng những biện pháp đang làm nhưng với các tập đoàn lớn, cần có các biện pháp hạn chế họ. Họ mở rộng đầu tư ồ ạt, gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế sức sáng tạo, tính năng động của họ và của cả nền kinh tế.
Về kinh tế toàn cầu, nói thật bản thân tôi cũng chưa từng chứng kiến một giai đoạn nào tương tự như hiện nay. Có những điểm rất mới trong bối cảnh hiện nay.
Trước khủng hoảng, vào thời điểm tháng 8 năm ngoái, tình hình các hoạt động phi tài chính ở Mỹ rất tốt. Các khỏan lãi suất dài hạn thấp, ảnh hưởng xấu đến các khỏan vay. Nhu cầu vay cũng rất thấp.
Khủng hoảng xảy ra, vì không có các khoản tiền vay, thị trường của hoạt động phi tài chính thiếu doanh số. Lúc đó, tính tới khả năng các nước đang phát triển sẽ lâm vào tình thế dẫm chân tại chỗ, không tăng trưởng thậm chí có khả năng suy thoái đầu năm 2008.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, Châu Á đang có dấu hiệu tích cực, với việc lạm phát của Trung Quốc bắt đầu giảm, giá lương thực đã ngừng tăng. Mặc dù vậy, các nền kinh tế mới nổi như Thái Lan, Philippines, Indonesia phải giảm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nhiều. Đặc biệt, hai tháng qua, Indonesia lạm phát ở mức 2 con số. Tình hình Mỹ Latinh còn tương đối tốt nhưng nhìn chung nền kinh tế toàn cầu đang có sự suy giảm. Lạm phát xảy ra khắp nơi trên thế giới.
Mỹ có thể đối mặt với tăng trưởng âm
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Vậy theo ngài, mức tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu năm nay ước là bao nhiêu?
Ông Alan Greenspan: Hiện tôi không thể đưa ra một con số cụ thể được vì còn quá sớm để đưa ra một kết luận, nhưng tôi cho rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ còn ở mức ½ so với năm trước. Điều này chưa tính tới khả năng phục hồi của các nền kinh tế đang nổi cũng như các tác động lên các nền kinh tế này. Trong hai năm trước đó, kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh nhất từ xưa tới nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Bản thân kinh tế Mỹ sẽ như thế nào?
Ông Alan Greenspan: Vấn đề chính của Mỹ là thị trường nhà đất suy giảm với mức chưa bao giờ diễn ra. Giá trị nhà đất ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ. Hiện tổng giá trị nhà cửa của Mỹ ở mức 20 nghìn tỷ USD. Nếu giảm 25%, ngay lập tức, Mỹ sẽ mất đi khoản tiền 5 nghìn tỷ USD.
Điều này ảnh hưởng lớn đến tiêu dùng của Mỹ, khi 15% chi tiêu của người dân là từ việc mua bán nhà sinh lời, còn 85% tiêu dùng từ nguồn thu nhập. Khả năng chi tiêu của người dân Mỹ giảm đi. Hiện nay, mức giảm này chưa lớn, mà lí do được các nhà kinh tế đưa ra là việc lập quỹ hoàn thuế mua sắm, trong hai tháng qua đã chi gần 100 tỷ USD. Người tiêu dùng vẫn thấy lợi từ việc mua bán, nên chưa giảm chi tiêu.
Tuy nhiên, mọi tính toán về tăng trưởng của kinh tế Mỹ năm sau sẽ bằng 0, không còn ý nghĩa gì.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Theo ngài, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ năm nay là bao nhiêu?
Ông Alan Greenspan: Năm nay có thể là 1%. Năm sau mức tăng có thể từ 0 đến 1%, thậm chí có thể là tăng trưởng âm. So với năm nay, tình hình cũng có thể khá hơn nhưng mức tăng, nếu có cũng không mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Khi nào thì nền kinh tế Mỹ phục hồi?
Ông Alan Greenspan: Kinh tế Mỹ chỉ phục hồi khi chiều hướng suy giảm giá trị nhà đất của Mỹ bị chặn lại. Nếu có, cũng phải cuối năm 2008, đầu 2009, xu huớng đi xuống mới có thể chững lại để dần đi vào ổn định. Có hai lí do dẫn tới kịch bản này: lạm phát tăng cao và khủng hoảng tín dụng.
Khủng hoảng nhà đất Mỹ: Chính phủ gần như không làm được gì
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Giải pháp khắc phục thị trường nhà đất của Chính phủ Mỹ như thế nào?
Ông Alan Greenspan: Chính phủ gần như không làm được gì. Khủng hoảng này thuộc về chu kì của thị trường nhà đất. Nhà rao bán quá nhiều, ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường.
Giải pháp đặt ra là phải kích thích người mua. Hiện nay, số nhà kê biên của các ngân hàng, Chính phủ kê bán quá lớn, chương trình kích thích người mua phải đợi mùa xuân năm sau mới có hiệu quả.
Tất nhiên, Chính phủ có hỗ trợ cho người dân cần có nhà, trả khoản vay ngân hàng nhưng với số lượng quá lớn, cần thời gian mới có thể giảm số lượng nhà rao bán.
Chờ dấu hiệu tốt từ thị trường bất động sản mới mong kinh tế thế giới phục hồi
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong tương lai ra sao?
Ông Alan Greenspan: Đầu tiên phải giải quyết vấn đề nhà đất sau đó mới có thể tính đến tăng trưởng. Theo tôi, kinh tế Mỹ phải đến năm 2010 mới phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Kinh tế thế giới cũng theo chiều hướng như vậy: thị trường bất động sản bùng phát sau đó chững lại, nổ bong bóng. Chờ đợi dấu hiệu tốt từ thị trường bất động sản mới mong kinh tế thế giới phục hồi.
Theo tôi biết, ngay thị trường bất động sản Tp.HCM cũng đang giảm nhiều.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đúng là giá bất động sản Tp.HCM đang giảm nhiều.
Ông Alan Greenspan: Đó là tình hình toàn cầu.
Các chính phủ đều khó xử lý vấn đề tỷ giá
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Mỹ hiện nay đang áp dụng chính sách đồng đô la yếu. Theo ông, bao giờ Chính phủ Mỹ sẽ điều chỉnh để tiền Đô la Mỹ cân bằng với các đồng tiền khác, trở về giá trị thực?
Ông Alan Greenspan: Hiện nay, gần như các nước đều khó xử lý vấn đề tỉ giá. Số lượng giao dịch các đồng tiền rất lớn. Cách đây 10 năm, Chính phủ có thể dùng các biện pháp can thiệp hiệu quả nhưng bây giờ không thể làm thế với số giao dịch khổng lồ hiện nay.
Ví dụ, Nhật Bản ngay từ năm 2004 đã có lượng dự trữ ngoại tệ lớn. Vừa rồi, Chính phủ Nhật Bản để đối phó với tình hình khó khăn đã tung ra một lượng lớn ngoại tệ nhưng không hiệu quả.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Câu hỏi cuối cùng của tôi, tương lai giá dầu thế giới sẽ như thế nào?
Ông Alan Greenspan: Hiện nay có nhiều yếu tố tác động lên giá dầu, trong đó chủ yếu liên quan đến việc dự trữ và đầu tư. Tiêu thụ tăng nhanh, các nước lại tăng mức dự trữ lớn và có hiện tượng đầu cơ về giá. Nhu cầu tăng trong khi sản xuất không đáp ứng được.
Như vậy, tiêu dùng, nhu cầu dự trữ xăng dầu đều tăng, trong khi sản xuất vẫn giữ nguyên, gây áp lực tăng giá. Dòng tiền liên quan đến sản xuất chưa được đầu tư thích đáng cho phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất chế biến dầu.
Khi giá dầu tăng từ 20 USD/thùng lên 30 rồi 40 USD, nhà đầu tư linh cảm ngay, biết câu chuyện tăng giá dầu là câu chuyện dài hơi. Năm 2004, giá dầu đội lên. Các quỹ tài chính, ngân hàng nhảy vào đầu tư dự trữ dầu. Đến nay, tổng lượng dự trữ thế giới khoảng 5 tỷ thùng.
Khi giá dầu thế giới tăng, mức dự trữ đã cao như vậy, người ta tìm cách giảm cầu. Giá dầu sẽ không tiếp tục tăng cao như nhà đầu cơ mong muốn. Xu thế chung giá dầu vẫn tăng, dù có thời điểm, khi các nhà đầu cơ xả hàng cắt lãi, giá dầu sẽ đi xuống.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xin cảm ơn ông vì những phân tích và tư vấn tuyệt vời của ông. Thay mặt Chính phủ, tôi mời ông tới thăm Việt Nam.
Ông Alan Greenspan: Tôi rất vui và hân hạnh được gặp Thủ tướng!
* 18 năm liên tục giữ vị trí Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Alan Greenspan được ghi nhận với nỗ lực góp phần quan trọng giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng đều đặn 10 năm liền từ 1991 đến 2001 - điều trước đó chưa từng xảy ra với nước Mỹ trong thời bình.
Dưới "triều đại" của ông, GDP Mỹ tăng trưởng trung bình 3%/năm trong khi lạm phát cũng chỉ xấp xỉ mức 3%/năm. Ông đã trở thành huyền thoại khi xét về kỹ năng quản lý hệ thống kinh tế Mỹ.