16:37 19/12/2023

Alibaba là kênh quan trọng để các doanh nghiệp châu Âu bán hàng vào Trung Quốc

Theo smcp, các nền tảng thương mại điện tử do Tập đoàn Alibaba điều hành đã và đang trở thành một kênh quan trọng để các công ty châu Âu thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, các gã khổng lồ mua sắm trực tuyến của Trung Quốc đang gia sức mở rộng ra quốc tế…

Alibaba là kênh quan trọng để các doanh nghiệp châu  u bán hàng vào Trung Quốc
Alibaba là kênh quan trọng để các doanh nghiệp châu u bán hàng vào Trung Quốc

Theo một nghiên cứu của Trường Quản lý SDA Bocconi của Ý, tổng giá trị xuất khẩu từ 27 quốc gia châu Âu trên nền tảng của Tập đoàn Alibaba đạt tổng trị giá khoảng 32,3 tỷ euro (34,6 tỷ USD) vào năm ngoái, cao hơn 1/3 so với năm 2019. Nghiên cứu do Alibaba ủy quyền cho biết, từ năm 2019 – 2022, các công ty ở những quốc gia này đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 121,4 tỷ euro cho người tiêu dùng Trung Quốc thông qua nền tảng của Alibaba.

Nghiên cứu ước tính hoạt động xuất khẩu đã đóng góp tổng cộng 57,9 tỷ euro vào tổng sản phẩm quốc nội của Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha trong cùng 4 năm.

Eric Pelletier, phó chủ tịch của Alibaba và người đứng đầu quan hệ chính phủ quốc tế, cho biết: “Alibaba giúp các công ty châu Âu, thuộc mọi quy mô, bán hàng cho khách hàng trên thị trường quốc tế, bảo vệ việc làm ở châu Âu và phát triển nền kinh tế châu Âu”.

Trên thực tế, Alibaba đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt cả ở thị trường trong nước và quốc tế.

CÁC CÔNG TY TRUNG QUỐC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG RA QUỐC TẾ 

PDD Holding gần đây báo cáo doanh thu đã tăng trưởng mạnh mẽ trong quý gần nhất nhờ nền tảng thương mại điện tử quốc tế Temu, vốn đã mở rộng nhanh chóng trên toàn thế giới.

Châu Âu là thị trường quan trọng đối với hoạt động kinh doanh quốc tế của Alibaba. Vào tháng 4, kỳ lân thời trang Shein đã chỉ định Brazil là trung tâm sản xuất và xuất khẩu mới của mình, trong khi Temu, nền tảng mua sắm trực tuyến đang phát triển thuộc sở hữu của PDD Holdings, được thành lập tại nước này vào tháng 6.

Đồng thời, các đối thủ Trung Quốc như Shein, Temu và TikTok của ByteDance đã đưa sự cạnh tranh cạnh tranh lên một tầm cao mới. Shein, được thành lập ở Trung Quốc nhưng hiện có trụ sở tại Singapore, đã đạt thu nhập ròng 2,5 tỷ USD trong năm nay, tăng gấp 18 lần so với mức chỉ 1 tỷ nhân dân tệ (137 triệu USD) vào năm 2019, Bloomberg đưa tin, dẫn nguồn tin.

Temu, mới bắt đầu hoạt động ở Mỹ vào tháng 9/2022, đã chứng kiến doanh số bán hàng đạt hơn gấp đôi so với Shein vào tháng 9 năm nay, theo Bloomberg Second Measure. 

ByteDance, gã khổng lồ công nghệ số một Trung Quốc, hiện đã có mặt ở các thị trường bao gồm Mỹ, Singapore và Indonesia, nơi họ vừa khôi phục hoạt động bằng cách đầu tư 1,5 tỷ USD vào GoTo Gojek Tokopedia, nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Indonesia. Quốc gia này là một trong những khu vực hoạt động tốt nhất của TikTok với 124 triệu người dùng.

Vào tháng 10, Jakarta đã buộc TikTok phải đóng cửa dịch vụ thương mại điện tử TikTok Shop để bảo vệ dữ liệu người dùng và đặc biệt những người dùng nhỏ tuổi. 

ALIBABA TỪ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG RA NƯỚC NGOÀI ĐẾN GIÚP CÁC CÔNG TY QUỐC TẾ THÂM NHẬP TRUNG QUỐC 

AliExpress là một nền tảng bán lẻ được Alibaba ra mắt năm 2010   
AliExpress là một nền tảng bán lẻ được Alibaba ra mắt năm 2010   

Nền tảng bán lẻ AliExpress nhắm mục tiêu tăng trưởng ở châu Âu và Hàn Quốc. Đầu năm nay, AliExpress đã ra mắt dịch vụ mới, cung cấp thời gian giao hàng trong 9 ngày cho khách hàng châu Âu.

Theo kế hoạch, AliExpress thực hiện tối đa 9 chuyến bay mỗi tuần đến Tây Ban Nha, nhiều nhất trong số các thị trường EU, ngoại trừ Bỉ, trung tâm hậu cần của AliExpress ở châu Âu. Hãng cũng có kế hoạch tăng số điểm đón tại Tây Ban Nha từ 5.000 hiện tại lên 7.500 vào cuối tháng 3.

Nghiên cứu cho thấy doanh số bán hàng trên các nền tảng của Alibaba đang tạo ra khoảng 172.600 việc làm tại bốn nền kinh tế lớn này vào năm ngoái trong ba năm qua. Bên cạnh đó, Chính phủ các nước Châu Âu cũng đang hưởng lợi từ thương mại điện tử xuyên biên giới. Theo nghiên cứu, Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha đã thu được doanh thu thuế trị giá hơn 6,6 tỷ euro vào năm ngoái chỉ từ việc bán hàng trên nền tảng của Alibaba. 

AMAZON GIỚI THIỆU SÁNG KIẾM MỚI NHẰM GIÚP CÁC THƯƠNG NHÂN TRUNG QUỐC BÁN HÀNG RA NƯỚC NGOÀI 

Trong khi Alibaba giúp đỡ các công ty nước ngoài thâm nhập vào Trung Quốc, Amazon lại đang giúp các công ty Trung Quốc vươn ra quốc tế. Gần đây, Amazon đã xây dựng một trung tâm đổi mới ở trung tâm công nghệ phía nam Thâm Quyến, trung tâm đầu tiên của Amazon tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sẽ giúp các thương gia “xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và số hóa hoạt động”. 

Để thu hút các thương nhân Trung Quốc, Amazon cho phép họ sử dụng mạng lưới chuỗi cung ứng của mình, bao gồm kho bãi, phân phối và chuyển phát nhanh. Ngoài ra, Amazon sẽ nâng cấp nền tảng bán hàng của mình và tăng cường tích hợp sử dụng trí tuệ nhân tạo. 

Quyết định này được đưa ra khi công ty nhận thấy tiềm năng ngày càng tăng của cộng đồng “Sản xuất tại Trung Quốc, bán trên Amazon”. Tính đến cuối tháng 9, số lượng mặt hàng được bán từ Trung Quốc qua Amazon đã tăng hơn 20%, trong khi số lượng thương nhân có doanh thu đạt 10 triệu USD tăng gần 30%.

Cindy Tai, phó chủ tịch Amazon và người đứng đầu bộ phận bán hàng toàn cầu ở châu Á, cho biết công ty “rất vinh dự được hợp tác với những người bán hàng Trung Quốc… để bán các sản phẩm Trung Quốc chất lượng cao ra thế giới”. “Ngành thương mại điện tử xuyên biên giới đang ngày càng trở thành động lực mới cho ngoại thương của Trung Quốc.”

Với những nỗ lực đổi mới, gã khổng lồ bán lẻ Mỹ đang giành lại những người bán hàng Trung Quốc, những người đã phải hứng chịu đòn lớn vào năm 2021 sau khi Amazon bắt đầu trấn áp các đánh giá giả mạo. Vào tháng 9 năm đó, công ty tiết lộ rằng họ đã đóng khoảng 3.000 tài khoản bán hàng trực tuyến, được hỗ trợ bởi khoảng 600 thương hiệu Trung Quốc. Sau cuộc đàn áp, các thương gia Trung Quốc chứng kiến tỷ trọng của họ trong số những người bán hàng hàng đầu của Amazon giảm từ 40% vào đầu năm 2021 xuống còn 33% vào cuối năm, theo dữ liệu do Marketplace Pulse đưa ra.