“Alô” trên máy bay: Tại sao không?
Các hãng hàng không chưa dám nghĩ tới chuyện cho phép hành khách dùng điện thoại Internet trên các chuyến bay
Công ty công nghệ Aircell của Mỹ mới đây đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ Internet trên máy bay, với đối tác đầu tiên là hãng hàng không American Airlines.
Hạn chế lớn nhất của dịch vụ có tên Gogo này là: việc sử dụng điện thoại Internet (VolP) trên các chuyến bay vẫn là điều không thể.
"Có thể” và “không thể"
"Một trong những điều thú vị trên những chuyến bay dài là hành khách có nhiều thời gian để làm nhiều việc khác nhau", CEO Jack Blumenstein của hãng Aircell nói.
Quả thực, đúng là như vậy. Trên máy bay, hành khách có thể đọc, xem phim, và thậm chí xem truyền hình vệ tinh. Họ cũng có thể làm việc, ăn uống, hoặc ngủ một giấc ngon lành. Giờ đây, nhờ công nghệ của Aircell, họ còn có thể truy cập Internet bằng đường truyền băng thông rộng trên chiếc laptop cá nhân nữa.
Tuy nhiên, có một việc mà hành khách đi máy bay vẫn chưa thể làm, đó là sử dụng đường truyền Internet này cho dịch vụ VolP do một số công ty như Skype cung cấp. Nói cách khác, họ không thể sử dụng laptop của mình để thực hiện một cuộc điện thoại Internet, mặc dù điều kiện công nghệ hoàn toàn cho phép họ làm vậy.
Hiện ở Mỹ, theo quy định, các loại xe bus và tàu điện đều cấm hành khách sử dụng điện thoại di động trên tàu xe vì những lý do an toàn và đảm bảo trật tự.
Tuy nhiên, thời gian qua, các hãng hàng không và nhiều hành khách ở Mỹ đã bày tỏ sự quan tâm về việc cần thiết phải có dịch vụ điện thoại trên máy bay. Hiện nay, các vấn đề về an toàn như khả năng gây trở ngại đối với liên lạc điện tử hàng không đã được giải quyết.
Mặc dù vậy, do lo ngại về sự phản đối của những hành khách không thích thú gì với việc phải nghe người khác nói chuyện điện thoại ngay bên cạnh mình trên máy bay, các hãng hàng không chưa dám nghĩ tới chuyện sẽ đưa dịch vụ này vào các chuyến bay của họ.
Jeff Gendel, một hành khách bay trên chuyến bay của American Airlines từ Los Angeles tới New York, dùng laptop cá nhân để gửi email qua kết nối Internet Gogo. Anh cho biết, khi đăng nhập, anh đã hỏi một nhân viên dịch vụ khách hàng của Gogo trên chuyến bay về việc sử dụng dịch vụ VolP của Skype và nhận được câu trả lời, anh chỉ được gửi tin nhắn nhanh (instant message) mà thôi.
“Việc đến bây giờ mới được kết nối Internet và gửi tin nhắn nhanh trên máy bay là một bước tiến quá chậm của ngành hàng không. Tôi cho rằng, chẳng có quy định pháp lý nào cấm việc sử dụng điện thoại trên độ cao 30.000 feet cả”, anh Gendel bức xúc nói.
CEO Blumenstein và nhiều người khác cũng khẳng định, không có một quy định pháp lý nào về việc cấm sử dụng dịch vụ VolP trên các chuyến bay thương mại. Lý do khiến American Airlines không cho phép khách hàng sử dụng dịch vụ này là do khả năng xảy ra sự phản đối của hành khách mà thôi.
Aircell đã dựng lên các hàng rào kỹ thuật để chặn Skype và các chương trình phần mềm tương tự như Skype để hành khách không thể sử dụng dịch vụ điện thoại Internet trên các chuyến bay.
Tuy nhiên, liệu họ có thành công trong việc chặn các cuộc gọi hay không, tới lúc này vẫn là một câu hỏi mở, vì như Blumenstein thừa nhận, những hành khách thạo về công nghệ luôn biết cách “phá rào”. Mặc dù vậy nếu các hành khách bị phát hiện đang sử dụng VolP trên Gogo, Aircell sẽ có quyền gián đoạn kết nối này.
Trên CrunchGear.com, một người hành khách cho biết, anh đã kết nối nhanh chóng trên Skype đủ để nói xin chào, hẹn gặp và chào tạm biệt trước khi hệ thống chặn phát hiện ra truy cập này và gián đoạn truy cập.
Tranh cãi
Một cuộc tranh cãi nảy lửa đã xảy ra. Nếu như những cuộc tranh cãi về sử dụng điện thoại di động trên các phương tiện giao thông mặt đất như tàu hỏa và xe bus ở Mỹ đã căng thẳng, thì vấn đề dùng điện thoại di động trên máy bay, nơi các hành khách bị “nhốt” trong khoang hành khách một khoảng thời gian tương đối dài, càng căng thẳng hơn.
Ý nghĩ về việc có những kết nối di động hợp pháp nhưng lại không thể sử dụng những kết nối này khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Đây đã trở thành một chủ đề nóng trên nhiều blog công nghệ.
Một phụ nữ trên phát biểu ý kiến trên Computerworld.com cho rằng, các hãng hàng không nên cho phép các cuộc gọi qua Internet trên máy bay, ít nhất trong khoang thương nhân, vì chí ít, những hành khách ở khoang này cũng đáng tin cậy trong việc sử dụng dịch vụ này một cách “đáng tôn trọng và trật tự”.
Tuy nhiên, nhiều người phản đối quan điểm này và cho rằng, các hành khách hạng thương gia là những người tệ nhất trong việc sử dụng điện thoại di động. Một ý kiến khác trên Computerworld.com cũng ủng hộ việc chặn Skype và các chương trình tương tự cho tới khi nào “người sử dụng điện thoại biết cách nói chuyện với giọng hội thoại vừa phải, thay vì cứ gào toáng lên”.
Mức phí đối với dịch vụ của Gogo là 12,95 USD mỗi chuyến bay trên các chuyến bay dài trong nước, hoặc 9,95 USD mỗi chuyến cho các chuyến bay ít hơn 3 giờ đồng hồ. Hiện dịch vụ này đã có mặt trên các chuyến bay của hãng hàng không American Airlines từ sân bay quốc tế Kennedy ở New York tới sân bay quốc tế Los Angeles, sân bay quốc tế San Francisco và sân bay quốc tế Miami.
Hãng hàng không Delta Airlines và Virgin America dự kiến từ nay tới cuối năm sẽ áp dụng dịch vụ này. Tuy nhiên, theo ông Blumenstein, cho tới thời điểm này, vẫn chưa có hãng hàng không nào “bật đèn xanh” cho việc “alô” trên các chuyến bay của họ.
Ngoài Skype, các gói dịch vụ VolP còn được cung cấp bởi nhiều công ty khác, từ những hãng lớn như Vonage tới hàng loạt các công ty nhỏ. Bởi vậy, ông Blumenstein cho rằng, trong quá trình phát triển Gogo, việc chặn dịch vụ của các công ty này là một thách thức lớn.
“Chúng tôi biết hành khách có nhiều cách mới để sử dụng điện thoại Internet trên máy bay và sẽ phải nỗ lực hết sức để chặn lại những cuộc gọi này. Tuy nhiên, đây là một cuộc đua “thân thiện” giữa chúng tôi và những người giỏi công nghệ”, ông nói.
(Theo New York Times)
Hạn chế lớn nhất của dịch vụ có tên Gogo này là: việc sử dụng điện thoại Internet (VolP) trên các chuyến bay vẫn là điều không thể.
"Có thể” và “không thể"
"Một trong những điều thú vị trên những chuyến bay dài là hành khách có nhiều thời gian để làm nhiều việc khác nhau", CEO Jack Blumenstein của hãng Aircell nói.
Quả thực, đúng là như vậy. Trên máy bay, hành khách có thể đọc, xem phim, và thậm chí xem truyền hình vệ tinh. Họ cũng có thể làm việc, ăn uống, hoặc ngủ một giấc ngon lành. Giờ đây, nhờ công nghệ của Aircell, họ còn có thể truy cập Internet bằng đường truyền băng thông rộng trên chiếc laptop cá nhân nữa.
Tuy nhiên, có một việc mà hành khách đi máy bay vẫn chưa thể làm, đó là sử dụng đường truyền Internet này cho dịch vụ VolP do một số công ty như Skype cung cấp. Nói cách khác, họ không thể sử dụng laptop của mình để thực hiện một cuộc điện thoại Internet, mặc dù điều kiện công nghệ hoàn toàn cho phép họ làm vậy.
Hiện ở Mỹ, theo quy định, các loại xe bus và tàu điện đều cấm hành khách sử dụng điện thoại di động trên tàu xe vì những lý do an toàn và đảm bảo trật tự.
Tuy nhiên, thời gian qua, các hãng hàng không và nhiều hành khách ở Mỹ đã bày tỏ sự quan tâm về việc cần thiết phải có dịch vụ điện thoại trên máy bay. Hiện nay, các vấn đề về an toàn như khả năng gây trở ngại đối với liên lạc điện tử hàng không đã được giải quyết.
Mặc dù vậy, do lo ngại về sự phản đối của những hành khách không thích thú gì với việc phải nghe người khác nói chuyện điện thoại ngay bên cạnh mình trên máy bay, các hãng hàng không chưa dám nghĩ tới chuyện sẽ đưa dịch vụ này vào các chuyến bay của họ.
Jeff Gendel, một hành khách bay trên chuyến bay của American Airlines từ Los Angeles tới New York, dùng laptop cá nhân để gửi email qua kết nối Internet Gogo. Anh cho biết, khi đăng nhập, anh đã hỏi một nhân viên dịch vụ khách hàng của Gogo trên chuyến bay về việc sử dụng dịch vụ VolP của Skype và nhận được câu trả lời, anh chỉ được gửi tin nhắn nhanh (instant message) mà thôi.
“Việc đến bây giờ mới được kết nối Internet và gửi tin nhắn nhanh trên máy bay là một bước tiến quá chậm của ngành hàng không. Tôi cho rằng, chẳng có quy định pháp lý nào cấm việc sử dụng điện thoại trên độ cao 30.000 feet cả”, anh Gendel bức xúc nói.
CEO Blumenstein và nhiều người khác cũng khẳng định, không có một quy định pháp lý nào về việc cấm sử dụng dịch vụ VolP trên các chuyến bay thương mại. Lý do khiến American Airlines không cho phép khách hàng sử dụng dịch vụ này là do khả năng xảy ra sự phản đối của hành khách mà thôi.
Aircell đã dựng lên các hàng rào kỹ thuật để chặn Skype và các chương trình phần mềm tương tự như Skype để hành khách không thể sử dụng dịch vụ điện thoại Internet trên các chuyến bay.
Tuy nhiên, liệu họ có thành công trong việc chặn các cuộc gọi hay không, tới lúc này vẫn là một câu hỏi mở, vì như Blumenstein thừa nhận, những hành khách thạo về công nghệ luôn biết cách “phá rào”. Mặc dù vậy nếu các hành khách bị phát hiện đang sử dụng VolP trên Gogo, Aircell sẽ có quyền gián đoạn kết nối này.
Trên CrunchGear.com, một người hành khách cho biết, anh đã kết nối nhanh chóng trên Skype đủ để nói xin chào, hẹn gặp và chào tạm biệt trước khi hệ thống chặn phát hiện ra truy cập này và gián đoạn truy cập.
Tranh cãi
Một cuộc tranh cãi nảy lửa đã xảy ra. Nếu như những cuộc tranh cãi về sử dụng điện thoại di động trên các phương tiện giao thông mặt đất như tàu hỏa và xe bus ở Mỹ đã căng thẳng, thì vấn đề dùng điện thoại di động trên máy bay, nơi các hành khách bị “nhốt” trong khoang hành khách một khoảng thời gian tương đối dài, càng căng thẳng hơn.
Ý nghĩ về việc có những kết nối di động hợp pháp nhưng lại không thể sử dụng những kết nối này khiến nhiều người đứng ngồi không yên. Đây đã trở thành một chủ đề nóng trên nhiều blog công nghệ.
Một phụ nữ trên phát biểu ý kiến trên Computerworld.com cho rằng, các hãng hàng không nên cho phép các cuộc gọi qua Internet trên máy bay, ít nhất trong khoang thương nhân, vì chí ít, những hành khách ở khoang này cũng đáng tin cậy trong việc sử dụng dịch vụ này một cách “đáng tôn trọng và trật tự”.
Tuy nhiên, nhiều người phản đối quan điểm này và cho rằng, các hành khách hạng thương gia là những người tệ nhất trong việc sử dụng điện thoại di động. Một ý kiến khác trên Computerworld.com cũng ủng hộ việc chặn Skype và các chương trình tương tự cho tới khi nào “người sử dụng điện thoại biết cách nói chuyện với giọng hội thoại vừa phải, thay vì cứ gào toáng lên”.
Mức phí đối với dịch vụ của Gogo là 12,95 USD mỗi chuyến bay trên các chuyến bay dài trong nước, hoặc 9,95 USD mỗi chuyến cho các chuyến bay ít hơn 3 giờ đồng hồ. Hiện dịch vụ này đã có mặt trên các chuyến bay của hãng hàng không American Airlines từ sân bay quốc tế Kennedy ở New York tới sân bay quốc tế Los Angeles, sân bay quốc tế San Francisco và sân bay quốc tế Miami.
Hãng hàng không Delta Airlines và Virgin America dự kiến từ nay tới cuối năm sẽ áp dụng dịch vụ này. Tuy nhiên, theo ông Blumenstein, cho tới thời điểm này, vẫn chưa có hãng hàng không nào “bật đèn xanh” cho việc “alô” trên các chuyến bay của họ.
Ngoài Skype, các gói dịch vụ VolP còn được cung cấp bởi nhiều công ty khác, từ những hãng lớn như Vonage tới hàng loạt các công ty nhỏ. Bởi vậy, ông Blumenstein cho rằng, trong quá trình phát triển Gogo, việc chặn dịch vụ của các công ty này là một thách thức lớn.
“Chúng tôi biết hành khách có nhiều cách mới để sử dụng điện thoại Internet trên máy bay và sẽ phải nỗ lực hết sức để chặn lại những cuộc gọi này. Tuy nhiên, đây là một cuộc đua “thân thiện” giữa chúng tôi và những người giỏi công nghệ”, ông nói.
(Theo New York Times)