An ninh tài chính - vấn đề sống còn trong phát triển kinh tế
An ninh tài chính đối với các hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng và doanh nghiệp nói chung thực sự là vấn đề sống còn của doanh nghiệp
An ninh tài chính đối với các hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng và doanh nghiệp nói chung thực sự là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Nhằm trao đổi về sự an toàn tài chính của doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp bảo đảm an ninh tài chính cho doanh nghiệp nói chung và các tổ chức tài chính nói riêng, vào ngày 25/7, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh Cục (BCSI) phối hợp với Cục An ninh Tài chính Tiền tệ và Đầu tư (A84 Bộ Công An) tổ chức Diễn đàn “An ninh tài chính và Cạnh tranh doanh nghiệp”.
Chương trình có sự đồng hành của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), Công ty TNHH MTV My Health và Trung tâm thông tin Vibiz.vn.
Theo chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh, nếu không có ngay các biện pháp củng cố và giữ vững an ninh tài chính cho hệ thống các tổ chức tín dụng - “bà đỡ” của các hoạt động sản xuất kinh doanh - thì không những các tổ chức này hoạt động không hiệu quả, rủi ro cao dẫn tới khủng hoảng tài chính - tiền tệ, mà còn gây ra đổ vỡ hàng loạt, theo dây chuyền, tác động xấu tới toàn bộ sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Ông Ánh cho rằng, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với tiềm lực tài chính còn mỏng và trình độ thấp nên đồng thời tồn tại nhiều thuận lợi cũng như thách thức, trở ngại đối với việc đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Với bài tham luận về đảm bảo an ninh tài chính ngân hàng - nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, TS. Nguyễn Minh Phong đã đưa ra kết luận với 5 thông điệp gửi tới diễn đàn. Thứ nhất, không có ngoại lệ đổ vỡ và khủng hoảng cho bất kỳ mô hình kinh doanh và nhà nước nào.
Thứ hai, yêu cầu phối hợp hài hoà sử dụng bàn tay Nhà nước và bàn tay Thị truờng trong một mô hình Nhà nước kiểu mới.
Thứ ba, coi trọng tính đồng bộ và chú ý đến tính 2 mặt của các giải pháp chính sách.Thứ tư, tăng cường dự báo, thông tin, bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững lòng tin trên thị trường tài chính. Thứ năm, lợi ích quốc gia là trên hết.
Về vấn đề quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam, Chuyên gia tài chính, Giảng viên Đại học Thương mại, TS. Phạm Tuấn Anh cho biết, môi trường kinh doanh của mỗi doanh nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố biến động gây ảnh hưởng đến các quá trình tài trợ và đầu tư cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo ông Phạm Tuấn Anh, cần tiếp tục có những nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc rủi ro tài chính doanh nghiệp Việt Nam, về nhận thức và quan điểm của các nhà quản trị doanh nghiệp về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính.
Kết thúc diễn đàn, PGS. TS. Nguyễn Văn Nam - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phát biểu: Rủi ro tài chính đã hoành hành, tác động rất nhiều và sâu rộng trong mọi hoạt động kinh tế của mọi doanh nghiệp. Và lần đầu tiên, một diễn đàn với sự tham gia của cả những chuyên gia, đại diện từ doanh nghiệp và Cục An ninh Tài chính tiền tệ và Đầu tư, đã có thể đưa ra những giải pháp khuyến nghị, những phương pháp quản trị rủi ro tài chính để áp dụng vào thực tiễn.
Chương trình có sự đồng hành của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), Công ty TNHH MTV My Health và Trung tâm thông tin Vibiz.vn.
Theo chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh, nếu không có ngay các biện pháp củng cố và giữ vững an ninh tài chính cho hệ thống các tổ chức tín dụng - “bà đỡ” của các hoạt động sản xuất kinh doanh - thì không những các tổ chức này hoạt động không hiệu quả, rủi ro cao dẫn tới khủng hoảng tài chính - tiền tệ, mà còn gây ra đổ vỡ hàng loạt, theo dây chuyền, tác động xấu tới toàn bộ sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Ông Ánh cho rằng, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với tiềm lực tài chính còn mỏng và trình độ thấp nên đồng thời tồn tại nhiều thuận lợi cũng như thách thức, trở ngại đối với việc đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Với bài tham luận về đảm bảo an ninh tài chính ngân hàng - nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, TS. Nguyễn Minh Phong đã đưa ra kết luận với 5 thông điệp gửi tới diễn đàn. Thứ nhất, không có ngoại lệ đổ vỡ và khủng hoảng cho bất kỳ mô hình kinh doanh và nhà nước nào.
Thứ hai, yêu cầu phối hợp hài hoà sử dụng bàn tay Nhà nước và bàn tay Thị truờng trong một mô hình Nhà nước kiểu mới.
Thứ ba, coi trọng tính đồng bộ và chú ý đến tính 2 mặt của các giải pháp chính sách.Thứ tư, tăng cường dự báo, thông tin, bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững lòng tin trên thị trường tài chính. Thứ năm, lợi ích quốc gia là trên hết.
Về vấn đề quản lý rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam, Chuyên gia tài chính, Giảng viên Đại học Thương mại, TS. Phạm Tuấn Anh cho biết, môi trường kinh doanh của mỗi doanh nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố biến động gây ảnh hưởng đến các quá trình tài trợ và đầu tư cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo ông Phạm Tuấn Anh, cần tiếp tục có những nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc rủi ro tài chính doanh nghiệp Việt Nam, về nhận thức và quan điểm của các nhà quản trị doanh nghiệp về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính.
Kết thúc diễn đàn, PGS. TS. Nguyễn Văn Nam - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phát biểu: Rủi ro tài chính đã hoành hành, tác động rất nhiều và sâu rộng trong mọi hoạt động kinh tế của mọi doanh nghiệp. Và lần đầu tiên, một diễn đàn với sự tham gia của cả những chuyên gia, đại diện từ doanh nghiệp và Cục An ninh Tài chính tiền tệ và Đầu tư, đã có thể đưa ra những giải pháp khuyến nghị, những phương pháp quản trị rủi ro tài chính để áp dụng vào thực tiễn.