An toàn tài chính của công ty chứng khoán: Không thể tự dối mình
Đại diện Ủy ban Chứng khoán bình luận nhân việc 6 công ty vừa bị rơi vào tình trạng bị kiểm soát đặc biệt
Ngày 23/4, Ủy ban Chứng khoán đã công bố danh sách 6 công ty chứng khoán rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính.
Xung quanh vấn đề này, ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh (Ủy ban Chứng khoán) đã có cuộc trao đổi với báo chí.
Trong 6 công ty chứng khoán đầu tiên bị kiểm soát đặc biệt không thấy có tên những công ty “đình đám” trong năm 2011 về thiếu hụt thanh toán như Chứng khoán SME, Chứng khoán Tràng An. Vậy có phải những công ty này không thuộc diện kiểm soát đặc biệt?
Với hai công ty chứng khoán này, Ủy ban đang yêu cầu phải tính toán lại số liệu về mức vốn khả dụng. Tôi cho rằng số liệu họ đưa lên là không phù hợp với tình trạng hiện tại của hai công ty đó.
Vừa rồi Chứng khoán Tràng An mới có báo cáo kiểm toán lại, trên cơ sở đó chúng tôi yêu cầu giải trình và yêu cầu xem xét lại mức vốn khả dụng. Khi nào có kết quả chúng tôi sẽ công bố. SME thì đến nay vẫn chưa có báo cáo tình hình hoạt động lên Ủy ban.
Tôi khẳng định rằng tất cả các công ty chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt đã được công bố, không có trường hợp ngoại lệ.
Nhìn từ việc bị rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, có thể diễn giải rằng 6 công ty chứng khoán này đối diện với nguy cơ bị đóng cửa không, thưa ông?
Việc có tiếp tục hoạt động hay không phụ thuộc vào chính các công ty chứng khoán.
Quy định theo Thông tư 226 về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính đã rõ ràng. Thời hạn kiểm soát đặc biệt là không quá 6 tháng. Tổ chức được đưa ra khỏi tình trạng này khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong vòng 3 tháng liên tục.
Trường hợp sau thời hạn kiểm soát đặc biệt, nếu các công ty chứng khoán này vẫn không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt và có lỗ gộp vượt mức 50% vốn điều lệ trở lên thì bị đình chỉ hoạt động.
Thực ra việc áp dụng tiêu chuẩn an toàn tài chính theo Thông tư 226 đã thực hiện một năm nay và các công ty đã tự biết tình trạng của mình. Một số công ty tự nguyện thu hẹp hoạt động, rút bớt nghiệp vụ tức là họ đã tự ý thức được sự khó khăn của mình.
Thời gian qua khá nhiều công ty chứng khoán ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ lũy kế rất nặng. Vậy những công ty này có bị xếp vào dạng kiểm soát không?
Việc đưa các công ty chứng khoán vào diện bị kiểm soát là theo quy định tại Thông tư 226. Các công ty bị đặt vào tình trạng kiểm soát khi tỷ lệ vốn khả dụng dao động từ 120% đến 150% của tất cả các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục.
Công ty sẽ được đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát nếu tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 180% của các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục. Trường hợp kiểm soát đặc biệt là khi công ty có tỷ lệ vốn khả dụng giảm xuống dưới 120% hoặc không khắc phục được tình trạng bị kiểm soát trong vòng 12 tháng.
Vừa qua có nhiều công ty chứng khoán lỗ lũy kế lớn nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ an toàn tài chính theo Thông tư 226 thì không bị đưa vào diện kiểm soát. Thông tư 226 cũng cho phép công ty chứng khoán sử dụng nhiều biện pháp khắc phục như bán tài sản rủi ro, thu nợ, cắt giảm chi phí, thu hẹp hoạt động, tăng vốn, hợp nhất, sáp nhập… Nhiều công ty gặp khó khăn như vẫn tăng được vốn khiến vốn khả dụng tăng lên, chẳng hạn như phát hành trái phiếu chuyển đổi…
Việc xác định tỷ lệ vốn khả dụng dựa trên báo cáo của chính các công ty chứng khoán. Vậy có khả năng nào các công ty tự báo cáo các số liệu “đẹp” hơn thực tế không thưa ông?
Thông tư 226 đã được triển khai từ 1/4/2011 và các công ty chứng khoán đã có một năm để tự kiểm tra tình trạng sức khỏe của chính mình. Một năm đó cũng là thời gian để các công ty chứng khoán tự tìm hướng khắc phục. Nếu công ty chứng khoán vẫn chưa khắc phục được thì Ủy ban sẽ công bố công ty vào diện kiểm soát đặc biệt. Các công ty thuộc diện bị kiểm soát sẽ không được công bố, trừ trường hợp phải công bố để bảo vệ khách hàng.
Việc để cho các công ty chứng khoán tự rà soát tức là tự khám bệnh chính mình. Ủy ban Chứng khoán chỉ rà soát lại và kiểm tra những biểu hiện bất thường hoặc hướng dẫn những cách hiểu và tính toán chưa chuẩn. Vừa qua Ủy ban cũng đã mời gần 40 đại diện là tổng giám đốc, kế toán trưởng các công ty chứng khoán lên, là những công ty có các khoản nợ, khoản phải thu lớn... để hướng dẫn tính toán và yêu cầu tính toán lại.
Tinh thần chung là tất cả các công ty đều có ý thức muốn làm lành mạnh hóa chính mình. Công ty chứng khoán là tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, thì trước hết phải minh bạch tài chính và có tình trạng tài chính khỏe mạnh.
Xung quanh vấn đề này, ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh (Ủy ban Chứng khoán) đã có cuộc trao đổi với báo chí.
Trong 6 công ty chứng khoán đầu tiên bị kiểm soát đặc biệt không thấy có tên những công ty “đình đám” trong năm 2011 về thiếu hụt thanh toán như Chứng khoán SME, Chứng khoán Tràng An. Vậy có phải những công ty này không thuộc diện kiểm soát đặc biệt?
Với hai công ty chứng khoán này, Ủy ban đang yêu cầu phải tính toán lại số liệu về mức vốn khả dụng. Tôi cho rằng số liệu họ đưa lên là không phù hợp với tình trạng hiện tại của hai công ty đó.
Vừa rồi Chứng khoán Tràng An mới có báo cáo kiểm toán lại, trên cơ sở đó chúng tôi yêu cầu giải trình và yêu cầu xem xét lại mức vốn khả dụng. Khi nào có kết quả chúng tôi sẽ công bố. SME thì đến nay vẫn chưa có báo cáo tình hình hoạt động lên Ủy ban.
Tôi khẳng định rằng tất cả các công ty chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt đã được công bố, không có trường hợp ngoại lệ.
Nhìn từ việc bị rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, có thể diễn giải rằng 6 công ty chứng khoán này đối diện với nguy cơ bị đóng cửa không, thưa ông?
Việc có tiếp tục hoạt động hay không phụ thuộc vào chính các công ty chứng khoán.
Quy định theo Thông tư 226 về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính đã rõ ràng. Thời hạn kiểm soát đặc biệt là không quá 6 tháng. Tổ chức được đưa ra khỏi tình trạng này khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong vòng 3 tháng liên tục.
Trường hợp sau thời hạn kiểm soát đặc biệt, nếu các công ty chứng khoán này vẫn không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt và có lỗ gộp vượt mức 50% vốn điều lệ trở lên thì bị đình chỉ hoạt động.
Thực ra việc áp dụng tiêu chuẩn an toàn tài chính theo Thông tư 226 đã thực hiện một năm nay và các công ty đã tự biết tình trạng của mình. Một số công ty tự nguyện thu hẹp hoạt động, rút bớt nghiệp vụ tức là họ đã tự ý thức được sự khó khăn của mình.
Thời gian qua khá nhiều công ty chứng khoán ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ lũy kế rất nặng. Vậy những công ty này có bị xếp vào dạng kiểm soát không?
Việc đưa các công ty chứng khoán vào diện bị kiểm soát là theo quy định tại Thông tư 226. Các công ty bị đặt vào tình trạng kiểm soát khi tỷ lệ vốn khả dụng dao động từ 120% đến 150% của tất cả các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục.
Công ty sẽ được đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát nếu tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 180% của các kỳ báo cáo trong 3 tháng liên tục. Trường hợp kiểm soát đặc biệt là khi công ty có tỷ lệ vốn khả dụng giảm xuống dưới 120% hoặc không khắc phục được tình trạng bị kiểm soát trong vòng 12 tháng.
Vừa qua có nhiều công ty chứng khoán lỗ lũy kế lớn nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ an toàn tài chính theo Thông tư 226 thì không bị đưa vào diện kiểm soát. Thông tư 226 cũng cho phép công ty chứng khoán sử dụng nhiều biện pháp khắc phục như bán tài sản rủi ro, thu nợ, cắt giảm chi phí, thu hẹp hoạt động, tăng vốn, hợp nhất, sáp nhập… Nhiều công ty gặp khó khăn như vẫn tăng được vốn khiến vốn khả dụng tăng lên, chẳng hạn như phát hành trái phiếu chuyển đổi…
Việc xác định tỷ lệ vốn khả dụng dựa trên báo cáo của chính các công ty chứng khoán. Vậy có khả năng nào các công ty tự báo cáo các số liệu “đẹp” hơn thực tế không thưa ông?
Thông tư 226 đã được triển khai từ 1/4/2011 và các công ty chứng khoán đã có một năm để tự kiểm tra tình trạng sức khỏe của chính mình. Một năm đó cũng là thời gian để các công ty chứng khoán tự tìm hướng khắc phục. Nếu công ty chứng khoán vẫn chưa khắc phục được thì Ủy ban sẽ công bố công ty vào diện kiểm soát đặc biệt. Các công ty thuộc diện bị kiểm soát sẽ không được công bố, trừ trường hợp phải công bố để bảo vệ khách hàng.
Việc để cho các công ty chứng khoán tự rà soát tức là tự khám bệnh chính mình. Ủy ban Chứng khoán chỉ rà soát lại và kiểm tra những biểu hiện bất thường hoặc hướng dẫn những cách hiểu và tính toán chưa chuẩn. Vừa qua Ủy ban cũng đã mời gần 40 đại diện là tổng giám đốc, kế toán trưởng các công ty chứng khoán lên, là những công ty có các khoản nợ, khoản phải thu lớn... để hướng dẫn tính toán và yêu cầu tính toán lại.
Tinh thần chung là tất cả các công ty đều có ý thức muốn làm lành mạnh hóa chính mình. Công ty chứng khoán là tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, thì trước hết phải minh bạch tài chính và có tình trạng tài chính khỏe mạnh.