ANCO xây nhà máy thức ăn gia súc tại miền Bắc
“Sản lượng dự tính bán ra trong năm 2007 của nhà máy mới này sẽ đạt khoảng 50.000 tấn”
Ngày 27/4, Công ty Liên doanh Dinh dưỡng nông nghiệp Quốc tế (ANCO) chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tại Khu công nghiệp Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng các tỉnh phía Bắc.
Với tổng vốn đầu tư 4 triệu USD, nhà máy được xây dựng trên diện tích 2 ha, dự kiến năng lực sản xuất đạt 150.000 tấn/năm.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn ông Yew Kean Lai, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty ANCO
Thưa ông, căn cứ vào đâu mà ANCO dự kiến có thể vận hành nhà máy mới này đạt công suất tối đa trong năm 2008?
Có nhiều phương thức để tiến tới thành công trong kinh doanh, ANCO đã chọn con đường tìm thị trường cho sản phẩm thay vì sản phẩm sản xuất ra mới tìm kiếm khách hàng tiêu thụ như một số đối thủ cạnh tranh lớn khác.
Từ năm 2003, ANCO đã đưa sản phẩm ra miền Bắc song song với việc phát triển hệ thống đại lý. Tính đến thời điểm này, đã có 110 đại lý cấp 1 và hàng ngàn đại lý cấp 2 đang cung cấp các sản phẩm của ANCO cho khách hàng. Vì vậy, sản lượng dự tính bán ra trong năm 2007 của nhà máy mới này sẽ đạt khoảng 50.000 tấn, kế hoạch tăng trưởng hàng năm đạt tối thiểu 100%/ năm. Dự kiến tới năm 2008, nhà máy sẽ đạt hết công suất để phục vụ cho thị trường phía Bắc.
Để trở thành một doanh nghiệp có thế mạnh trong lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm nào đã đưa ANCO đến với thành công?
Với phương châm ANCO liên tục mang lại và tạo ra sản phẩm có giá trị cho thị trường thức ăn gia súc và chia sẻ các giá trị này cho khách hàng của ANCO và nền công nghiệp thức ăn gia súc đang tiếp tục phát triển cũng như thích nghi với điều kiện môi trường địa phương hiện tại và những thay đổi nguồn nguyên liệu đầu vào nên ANCO được đánh giá đã và đang có tốc độ phát triển rất nhanh tại Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu “Liên tục mang đến giá trị cho khách hàng”, chúng tôi đã đầu tư 1 triệu USD cho trại ANCO R&D chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm của ANCO tại Việt Nam.
Hơn nữa, để đảm bảo chất lượng và giá trị thức ăn gia súc, chúng tôi cũng đào tạo kiến thức kỹ thuật trang trại cho đội ngũ nhân viên. Vì vậy, lực lượng nhân viên kỹ thuật thương mại sẽ góp phần vào việc hỗ trợ cho khách hàng và nền công nghiệp thức ăn gia súc. Chúng tôi cũng đã hợp tác chặt chẽ với các trường đại học nông lâm tại Việt Nam và nguồn lao động mới tốt nghiệp để đào tạo và góp phần phát triển nền công nghiệp gia súc tại Việt Nam.
Ngoài trang trại R&D, chúng tôi còn đầu tư 4 triệu USD để phát triển đàn heo giống GGP với cơ sở vật chất chuồng trại hiện đại và chọn lựa nhập khẩu heo giống GGP chất lượng cao từ Mỹ và châu Âu.
Mục tiêu của chúng tôi là cải tiến heo giống cho khách hàng và nâng cao sản lượng cho nền công nghiệp nông trại để giúp người dân cải thiện việc chăn nuôi nhiều lãi hơn với thời gian nhanh hơn, ít chuyển đổi sử dụng nguồn thức ăn gia súc hơn. Chúng tôi dự định sẽ xây dựng thêm Trạm A.I tại Hà Nam và ĐBSCL để phục vụ khách hàng.
Dòng sản phẩm thức ăn thuỷ sản của ANCO cũng đã được đông đảo khách hàng Việt Nam biết đến và sử dụng. Vậy kế hoạch phát triển sản phẩm này của ANCO như thế nào?
Vừa qua, Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc ANCO đã quyết định đầu tư thêm một nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại tỉnh Vĩnh Long với tổng vốn đầu tư 6 triệu USD.
Dự án đang được triển khai xây dựng, trang bị các máy móc tiên tiến với năng suất đạt 5.000 tấn thức ăn thuỷ sản mỗi tháng. Dự kiến nhà máy này sẽ được đưa vào hoạt động từ cuối năm 2007.
Được biết, các hoạt động xã hội vì cộng đồng của ANCO cũng rất phong phú và thiết thực. Những chương trình cụ thể nào đã được công ty triển khai trong thời gian qua?
Ngoài mục tiêu sản xuất kinh doanh, Ban lãnh đạo công ty còn đặt ra tiêu chí luôn hướng về xã hội và cộng đồng với các chương trình “Vượt khó cùng ANCO”, “Học bổng tương lai”, “Quỹ ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt”, “Diễn đàn hướng nghiệp và thực tập cho sinh viên các trường đại học”... Công ty dự tính sẽ nhân rộng các chương trình này tại 7 tỉnh phía Nam và bắt đầu thí điểm tại một số tỉnh phía Bắc.
Trước mắt, chương trình hỗ trợ hộ nông dân nghèo “Vượt khó cùng ANCO” sẽ được tiến hành tại tỉnh Hà Nam - địa phương có phong trào chăn nuôi lớn mạnh nhất miền Bắc hiện nay.
Với tổng vốn đầu tư 4 triệu USD, nhà máy được xây dựng trên diện tích 2 ha, dự kiến năng lực sản xuất đạt 150.000 tấn/năm.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn ông Yew Kean Lai, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty ANCO
Thưa ông, căn cứ vào đâu mà ANCO dự kiến có thể vận hành nhà máy mới này đạt công suất tối đa trong năm 2008?
Có nhiều phương thức để tiến tới thành công trong kinh doanh, ANCO đã chọn con đường tìm thị trường cho sản phẩm thay vì sản phẩm sản xuất ra mới tìm kiếm khách hàng tiêu thụ như một số đối thủ cạnh tranh lớn khác.
Từ năm 2003, ANCO đã đưa sản phẩm ra miền Bắc song song với việc phát triển hệ thống đại lý. Tính đến thời điểm này, đã có 110 đại lý cấp 1 và hàng ngàn đại lý cấp 2 đang cung cấp các sản phẩm của ANCO cho khách hàng. Vì vậy, sản lượng dự tính bán ra trong năm 2007 của nhà máy mới này sẽ đạt khoảng 50.000 tấn, kế hoạch tăng trưởng hàng năm đạt tối thiểu 100%/ năm. Dự kiến tới năm 2008, nhà máy sẽ đạt hết công suất để phục vụ cho thị trường phía Bắc.
Để trở thành một doanh nghiệp có thế mạnh trong lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm nào đã đưa ANCO đến với thành công?
Với phương châm ANCO liên tục mang lại và tạo ra sản phẩm có giá trị cho thị trường thức ăn gia súc và chia sẻ các giá trị này cho khách hàng của ANCO và nền công nghiệp thức ăn gia súc đang tiếp tục phát triển cũng như thích nghi với điều kiện môi trường địa phương hiện tại và những thay đổi nguồn nguyên liệu đầu vào nên ANCO được đánh giá đã và đang có tốc độ phát triển rất nhanh tại Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu “Liên tục mang đến giá trị cho khách hàng”, chúng tôi đã đầu tư 1 triệu USD cho trại ANCO R&D chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm của ANCO tại Việt Nam.
Hơn nữa, để đảm bảo chất lượng và giá trị thức ăn gia súc, chúng tôi cũng đào tạo kiến thức kỹ thuật trang trại cho đội ngũ nhân viên. Vì vậy, lực lượng nhân viên kỹ thuật thương mại sẽ góp phần vào việc hỗ trợ cho khách hàng và nền công nghiệp thức ăn gia súc. Chúng tôi cũng đã hợp tác chặt chẽ với các trường đại học nông lâm tại Việt Nam và nguồn lao động mới tốt nghiệp để đào tạo và góp phần phát triển nền công nghiệp gia súc tại Việt Nam.
Ngoài trang trại R&D, chúng tôi còn đầu tư 4 triệu USD để phát triển đàn heo giống GGP với cơ sở vật chất chuồng trại hiện đại và chọn lựa nhập khẩu heo giống GGP chất lượng cao từ Mỹ và châu Âu.
Mục tiêu của chúng tôi là cải tiến heo giống cho khách hàng và nâng cao sản lượng cho nền công nghiệp nông trại để giúp người dân cải thiện việc chăn nuôi nhiều lãi hơn với thời gian nhanh hơn, ít chuyển đổi sử dụng nguồn thức ăn gia súc hơn. Chúng tôi dự định sẽ xây dựng thêm Trạm A.I tại Hà Nam và ĐBSCL để phục vụ khách hàng.
Dòng sản phẩm thức ăn thuỷ sản của ANCO cũng đã được đông đảo khách hàng Việt Nam biết đến và sử dụng. Vậy kế hoạch phát triển sản phẩm này của ANCO như thế nào?
Vừa qua, Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc ANCO đã quyết định đầu tư thêm một nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại tỉnh Vĩnh Long với tổng vốn đầu tư 6 triệu USD.
Dự án đang được triển khai xây dựng, trang bị các máy móc tiên tiến với năng suất đạt 5.000 tấn thức ăn thuỷ sản mỗi tháng. Dự kiến nhà máy này sẽ được đưa vào hoạt động từ cuối năm 2007.
Được biết, các hoạt động xã hội vì cộng đồng của ANCO cũng rất phong phú và thiết thực. Những chương trình cụ thể nào đã được công ty triển khai trong thời gian qua?
Ngoài mục tiêu sản xuất kinh doanh, Ban lãnh đạo công ty còn đặt ra tiêu chí luôn hướng về xã hội và cộng đồng với các chương trình “Vượt khó cùng ANCO”, “Học bổng tương lai”, “Quỹ ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt”, “Diễn đàn hướng nghiệp và thực tập cho sinh viên các trường đại học”... Công ty dự tính sẽ nhân rộng các chương trình này tại 7 tỉnh phía Nam và bắt đầu thí điểm tại một số tỉnh phía Bắc.
Trước mắt, chương trình hỗ trợ hộ nông dân nghèo “Vượt khó cùng ANCO” sẽ được tiến hành tại tỉnh Hà Nam - địa phương có phong trào chăn nuôi lớn mạnh nhất miền Bắc hiện nay.