Android và iPhone OS, hệ điều hành nào có trước?
Theo cuốn tiểu sử của Steve Jobs vừa được xuất bản, "huyền thoại" thung lũng Silicon rất ghét hệ điều hành Android
Trong cuốn tiểu sử của Steve Jobs được xuất bản mới đây, người viết Walter Isaacson đã tiết lộ một bí mật “động trời” rằng, “huyền thoại” thung lũng Silicon từng thề sẽ tiêu diệt hệ điều hành Android của Google cho tới “hơi thở cuối cùng”.
Cuốn sách viết, Steve Jobs từng thề rằng sẽ chiến đầu tới hơi thở cuối cùng và sẵn sàng dùng tới đồng xu cuối cùng của hãng công nghệ Apple để tiêu diệt bằng được hệ điều hành mã nguồn mở Android của “người khổng lồ” Google.
Sở dĩ Steve Jobs ghét Android đến vậy là vì “huyền thoại” tin rằng Google đã sao chép hệ điều hành iPhone OS trên các dòng sản phẩm điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad của Apple để cho ra mắt hệ điều hành Android với nhiều tính năng tương đồng.
Và cũng chính bởi sự “ăn cắp” theo như cáo buộc của Jobs, quan hệ giữa hai hãng công nghệ đã trở nên xấu đi kể từ khi Android ra đời vào tháng 11/2007, tức là khoảng 10 tháng sau khi điện thoại iPhone đời đầu chính thức được ra mắt.
Nhờ mã nguồn mở, Android nhanh chóng trở thành sự lựa chọn của nhiều hãng sản xuất điện thoại di động thông minh không có hệ điều hành riêng. Thị phần của Android từ đó đã tăng trưởng nhanh chóng và áp đảo các hệ điều hành khác, trong đó có iPhone OS.
Theo con số công bố hồi tháng 9 của hãng nghiên cứu thị trường IDC, Android sẽ đạt tới 39% thị phần toàn cầu trong năm nay, một mức tăng đáng kể từ từ 23% được ghi nhận hồi năm ngoái. Trong khi đó, iPhone OS của Apple dự kiến đứng ở 18%, thua rất xa.
Chính khoảng cách giữa hai hệ điều hành này trong cuộc đua thị phần smartphone toàn cầu đã khiến cho những đồn đoán về việc sao chép tính năng càng trở nên gay cấn hơn, đặc biệt là sau những thông tin trên cuốn tiểu sử Steve Jobs được công khai.
Mới đây, Chủ tịch Google, Eric Schmidt, đã lên tiếng phản đối những bình luận trong cuốn sách. Theo ông Schmidt thì hệ điều hành Android của Google là sản phẩm đã có từ trước khi dự án iPhone được hãng công nghệ Apple bắt đầu.
Schmidt nói với hãng tin Reuters rằng, “tôi không muốn nhận xét gì về tất cả những thứ đã được viết ra trong cuốn tiểu sử xuất bản sau khi Steve Jobs qua đời. Steve luôn là một người tuyệt vời mà tôi kính trọng”.
“Tuy nhiên, mọi người đều có thể thấy Google đã mang đến vô số các cải tiến cho người dùng. Tôi muốn khẳng định một lần nữa, chúng tôi đã phát triển hệ điều hành Android trước khi iPhone ra đời”, Schmidt cho biết.
Chủ tịch Google chỉ ra rằng, công ty Android Inc được Andy Rubin sáng lập năm 2003. Tới năm 2005, Google mua lại công ty này và thuê Rubin làm người đứng đầu mảng phát triển hệ điều hành Android.
Thêm vào đó, Apple và Google có chiến lược khác nhau nhằm chinh phục thị trường điện thoại toàn cầu: Apple chú trọng bán thiết bị và giữ phần mềm cho riêng họ, trong khi Google lại cung cấp Android với mã nguồn mở.
Ngoài ra Eric Schmidt cũng khẳng định, ông và Steve Jobs thực chất vẫn là bạn bè, không phải giống như tin đồn rằng quan hệ giữa hai người đã trở xấu do những tranh chấp xung quanh vấn đề hệ điều hành iPhone OS và Android.
Câu chuyện tranh cãi về hệ điều hành nào ra đời trước và có sao chép nhau hay không sẽ còn kéo dài bởi rất khó chứng minh được lời nói của bên nào đáng tin cậy hơn, nhưng sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai hệ điều hành này thì xem ra lợi nhiều hơn hại.
Trang eWeek mới đây đã liệt kê ra một số điểm lợi trong cuộc chiến này. Theo đó, sự cạnh tranh quyết liệt giữa iPhone OS và Android đã tạo động lực đổi mới công nghệ, đem lại cơ hội cho các nhà sản xuất, khách hàng và nhiều lợi ích khác.
Trước tiên là về động lực đổi mới công nghệ. Sự cạnh tranh giữa hai sản phẩm ngang sức ngang tài sẽ giảm thiểu nguy cơ trì trệ, kém đổi mới và sẽ làm tăng cuộc so đo đổi mới công nghệ vì lợi ích của khách hàng và đối tác.
Việc cạnh tranh quyết liệt giữa hai đối thủ Android và iPhone OS cũng giúp cho chính bản thân hai hãng công nghệ Google và Apple nhận ra được điểm yếu của mình khi so sánh với những lợi thế của đối phương, từ đó mà có sự nâng cấp, cải tiến…
Cuốn sách viết, Steve Jobs từng thề rằng sẽ chiến đầu tới hơi thở cuối cùng và sẵn sàng dùng tới đồng xu cuối cùng của hãng công nghệ Apple để tiêu diệt bằng được hệ điều hành mã nguồn mở Android của “người khổng lồ” Google.
Sở dĩ Steve Jobs ghét Android đến vậy là vì “huyền thoại” tin rằng Google đã sao chép hệ điều hành iPhone OS trên các dòng sản phẩm điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad của Apple để cho ra mắt hệ điều hành Android với nhiều tính năng tương đồng.
Và cũng chính bởi sự “ăn cắp” theo như cáo buộc của Jobs, quan hệ giữa hai hãng công nghệ đã trở nên xấu đi kể từ khi Android ra đời vào tháng 11/2007, tức là khoảng 10 tháng sau khi điện thoại iPhone đời đầu chính thức được ra mắt.
Nhờ mã nguồn mở, Android nhanh chóng trở thành sự lựa chọn của nhiều hãng sản xuất điện thoại di động thông minh không có hệ điều hành riêng. Thị phần của Android từ đó đã tăng trưởng nhanh chóng và áp đảo các hệ điều hành khác, trong đó có iPhone OS.
Theo con số công bố hồi tháng 9 của hãng nghiên cứu thị trường IDC, Android sẽ đạt tới 39% thị phần toàn cầu trong năm nay, một mức tăng đáng kể từ từ 23% được ghi nhận hồi năm ngoái. Trong khi đó, iPhone OS của Apple dự kiến đứng ở 18%, thua rất xa.
Chính khoảng cách giữa hai hệ điều hành này trong cuộc đua thị phần smartphone toàn cầu đã khiến cho những đồn đoán về việc sao chép tính năng càng trở nên gay cấn hơn, đặc biệt là sau những thông tin trên cuốn tiểu sử Steve Jobs được công khai.
Mới đây, Chủ tịch Google, Eric Schmidt, đã lên tiếng phản đối những bình luận trong cuốn sách. Theo ông Schmidt thì hệ điều hành Android của Google là sản phẩm đã có từ trước khi dự án iPhone được hãng công nghệ Apple bắt đầu.
Schmidt nói với hãng tin Reuters rằng, “tôi không muốn nhận xét gì về tất cả những thứ đã được viết ra trong cuốn tiểu sử xuất bản sau khi Steve Jobs qua đời. Steve luôn là một người tuyệt vời mà tôi kính trọng”.
“Tuy nhiên, mọi người đều có thể thấy Google đã mang đến vô số các cải tiến cho người dùng. Tôi muốn khẳng định một lần nữa, chúng tôi đã phát triển hệ điều hành Android trước khi iPhone ra đời”, Schmidt cho biết.
Chủ tịch Google chỉ ra rằng, công ty Android Inc được Andy Rubin sáng lập năm 2003. Tới năm 2005, Google mua lại công ty này và thuê Rubin làm người đứng đầu mảng phát triển hệ điều hành Android.
Thêm vào đó, Apple và Google có chiến lược khác nhau nhằm chinh phục thị trường điện thoại toàn cầu: Apple chú trọng bán thiết bị và giữ phần mềm cho riêng họ, trong khi Google lại cung cấp Android với mã nguồn mở.
Ngoài ra Eric Schmidt cũng khẳng định, ông và Steve Jobs thực chất vẫn là bạn bè, không phải giống như tin đồn rằng quan hệ giữa hai người đã trở xấu do những tranh chấp xung quanh vấn đề hệ điều hành iPhone OS và Android.
Câu chuyện tranh cãi về hệ điều hành nào ra đời trước và có sao chép nhau hay không sẽ còn kéo dài bởi rất khó chứng minh được lời nói của bên nào đáng tin cậy hơn, nhưng sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai hệ điều hành này thì xem ra lợi nhiều hơn hại.
Trang eWeek mới đây đã liệt kê ra một số điểm lợi trong cuộc chiến này. Theo đó, sự cạnh tranh quyết liệt giữa iPhone OS và Android đã tạo động lực đổi mới công nghệ, đem lại cơ hội cho các nhà sản xuất, khách hàng và nhiều lợi ích khác.
Trước tiên là về động lực đổi mới công nghệ. Sự cạnh tranh giữa hai sản phẩm ngang sức ngang tài sẽ giảm thiểu nguy cơ trì trệ, kém đổi mới và sẽ làm tăng cuộc so đo đổi mới công nghệ vì lợi ích của khách hàng và đối tác.
Việc cạnh tranh quyết liệt giữa hai đối thủ Android và iPhone OS cũng giúp cho chính bản thân hai hãng công nghệ Google và Apple nhận ra được điểm yếu của mình khi so sánh với những lợi thế của đối phương, từ đó mà có sự nâng cấp, cải tiến…