Andy Ho và “hành trình” tới Giám đốc Điều hành VinaCapital
“Ở Dell hay Prudential tôi là một nhân viên cấp cao, còn ở VinaCapital tôi là một “partner”
“Sống” trong giới đầu tư tài chính trong nước và quốc tế đã hơn 15 năm, việc ghi nhận từng dấu hiệu nhỏ nhặt, xâu chuỗi từng sự kiện xảy ra dù nhỏ nhất… đã trở thành “phản xạ vô điều kiện” của Andy Ho, Giám đốc Điều hành Tập đoàn VinaCapital. Chính điều này đã giúp ông có cái nhìn thấu đáo hơn về đối tác và đánh giá những thương vụ mua - bán.
Đối với các nhà quản lý trong giới tài chính - chứng khoán, sở hữu được kỹ năng này là điều vô cùng quan trọng để đi đến những quyết định “không bao giờ phải hối tiếc”. Cũng vì lẽ đó, sau khi rời Prudential Việt Nam và gia nhập VinaCapital năm 2007, sự cộng hưởng của một trong những thương hiệu tập đoàn quản lý tài sản hàng đầu Việt Nam (với giá trị tài sản quản lý lên đến 1,7 tỷ USD) cùng với uy tín cá nhân đã làm cho “nhân hiệu Andy Ho” ngày càng nổi bật.
Tại sao ông quyết định “đầu quân” về VinaCapital khi đang khá thành công trong vai trò quản lý danh mục và hoạch định chiến lược đầu tư cho Prudential?
Thông thường, một cá nhân muốn làm trong lĩnh vực đầu tư có hai chọn lựa: hoặc là làm cho một công ty đầu tư và quản lý danh mục đầu tư của công ty đó, được đối xử như mọi nhân viên trong công ty, làm tốt công việc được giao sẽ có lương kèm thưởng, làm không tốt thì có nhiều khả năng sẽ bị sa thải; lựa chọn thứ hai là làm cho một công ty chỉ chuyên về quản lý quỹ.
Khi tôi làm cho Dell Computer Corporation, chuyên môn của Dell không phải là đầu tư, họ sản xuất máy vi tính và bán. Số tiền tích lũy được từ lợi nhuận bán hàng họ sẽ thuê một nhóm vào quản lý và tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các công ty công nghệ.
Nếu công ty có khó khăn, họ sẵn sàng lược bỏ bộ phận đầu tư để tập trung vào ngành nghề chính. Còn đối với quỹ đầu tư, đầu tư là cốt lõi và con người là tài sản quan trọng nhất của công ty. Vì vậy, thành công hay thất bại của quỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân và ngược lại.
Khi bước vào Dell, tôi thuộc nhóm quản lý một danh mục đầu tư 1 tỷ USD. Dell là một thương hiệu mạnh, đi đến đâu cũng được chào đón vì ai cũng muốn được Dell đầu tư.
Dell mang đến cho tôi nhiều cơ hội học hỏi, đầu tư và rút kinh nghiệm. Prudential cũng là một thương hiệu toàn cầu, cũng được nhiều người biết đến, vì thế, “đầu quân” về đây, khi đến nói chuyện về đầu tư với bất kỳ công ty nào tôi cũng đều được chào đón.
Sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm có được từ những tổ chức toàn cầu giúp tôi có cái nhìn khác hơn về rủi ro và lợi nhuận của mỗi khoản đầu tư, thế nên tôi đóng góp được nhiều hơn khi gia nhập VinaCapital.
Ý tôi là ở giai đoạn đầu mình nên làm việc với một công ty có thương hiệu để tích lũy kinh nghiệm, vì nếu mình đã từng làm cho những doanh nghiệp có tên tuổi thì đối tác sẽ dễ dàng biết mình là người tốt hay xấu, làm việc có hiệu quả hay không.
Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Dell hay Prudential và VinaCapital, dù công việc tương đối giống nhau, là khái niệm nhân viên và “partner”. Ở Dell hay Prudential tôi là một nhân viên cấp cao; còn ở VinaCapital tôi là một “partner”, sự thành công của công ty gắn liền với sự thành công của cá nhân và ngược lại.
Ở Dell Ventures, với số tiền quản lý lên đến 1 tỷ USD, ông đã có những đóng góp gì để giúp Dell sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất?
Lúc bấy giờ Dell tập trung vào hai tiêu chí: khai thác được lĩnh vực công nghệ và đạt hiệu quả về đầu tư. Để làm được điều này cần phải có chuyên môn.
Lúc đó tôi chuyên về công nghệ cứng. Một trong những thương vụ đầu tiên nhóm chúng tôi thực hiện là đầu tư vào VMware Corporation.
Khi đó công ty này chỉ có giá trị 100 triệu USD, còn bây giờ đã là hơn 20 tỷ USD trên thị trường chứng khoán Mỹ (công nghệ của họ là gom và tách các phần cứng để phân phối công suất các server cho từng cá nhân trong tập thể sử dụng một cách độc lập, tránh trường hợp dư thừa, lãng phí).
Những công ty Dell chọn đầu tư chủ yếu là chưa có doanh thu, lợi nhuận vì môi trường ở Mỹ tạo điều kiện cho công nghệ phát triển. Còn ở Việt Nam, hiện cơ hội của Quỹ DFJ VinaCapital - chuyên về công nghệ cao, không nhiều, đầu tư chủ yếu vào những công ty đã có doanh thu. Do đó, chênh lệch về lợi nhuận/vốn đầu tư không cao.
Khi ông về Prudential thì sao?
Tôi tập trung rất nhiều vào lĩnh vực ngân hàng khi làm cho Prudential. May mắn là đầu tư vào ngành này nói chung cũng khó sai lắm, đầu tư ở mức giá từ 3.0-4.0 lên 10.0-13.0 là chuyện bình thường.
Thời điểm đó, phần lớn đầu tư tương đối dễ mang lại lợi nhuận, quan trọng là cao hay thấp thôi. Thời điểm này, các quỹ đầu tư chủ yếu tham gia đầu tư chứng khoán và trái phiếu.
Các thương vụ năm 2004 cũng tương đối nhỏ, lớn nhất là TPG đầu tư vào FPT, cũng chỉ 20-30 triệu USD. Lúc đó tôi đầu tư chủ yếu vào Kinh Đô, Vinamilk, REE, Nhà Thủ Đức và các ngân hàng lớn như: Techcombank, Sacombank, ACB, Eximbank, Đông Á, tất cả đều đem về lợi nhuận cao.
Hiện nay tôi vẫn là nhà đầu tư cá nhân tại PRUBF1.
Chuyển sang VinaCapital chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi, ít ra tóc ông cũng đã bạc hơn trước?
(Cười) Tâm lý làm việc ở VinaCapital hoàn toàn khác. Công việc chính của tôi là đầu tư, huy động vốn và quản lý con người.
Khi làm việc cho một quỹ đầu tư thì thất bại nhiều hơn, rủi ro cũng cao hơn và hiệu quả đòi hỏi là kết nối gần hơn với đối tác. Nếu thị trường Việt Nam gặp khó khăn nhiều hơn nữa thì mình đâu thể di chuyển công việc sang Hồng Kông, Mỹ hay Anh như ở Prudential, vì thị trường của VinaCapital chủ yếu ở Việt Nam.
Tuy nhiên, rủi ro cao thường tỷ lệ thuận với lợi ích mang về. Những thương vụ mua vào đầu tiên khi tôi gia nhập VinaCapital cũng nhiều, tiêu biểu như PNJ, Eximbank..., song cũng phải từ chối một số thương vụ do điều kiện không phù hợp với chiến lược đầu tư của VinaCapital.
Quyết định tham gia vào một doanh nghiệp của quỹ đầu tư không chỉ đơn thuần là căn cứ vào vấn đề lợi nhuận, mà còn phải xem xét nhiều yếu tố như: có tham gia HĐQT hay không, quyền lợi và sự phù hợp về mặt chiến lược.
Được biết, năm 2009 VinaCapital đã tham gia 19 kế hoạch IPO của doanh nghiệp Việt Nam, tất cả các thương vụ này đều thành công chứ, thưa ông?
Cũng khó nói, nếu không thoái vốn kịp thì giá xuống nhưng nhìn chung phần lớn là thành công. Đương nhiên là cũng có thất bại.
Hiệu quả của đầu tư là mua giá thấp, bán giá cao. Khi đã mua giá thấp, người mua cũng phải chuẩn bị tâm lý là hàng hóa đó có vấn đề.
Cũng giống như khi đi mua một chiếc xe hơi, thay vì báo giá 80.000USD thì bên bán hạ xuống còn 20.000USD, nếu chấp nhận mua, mình phải đặt dấu chấm hỏi rằng xe đó có vấn đề, bắt nguồn từ máy của nó.
Tuy nhiên, mọi việc không chỉ dừng lại ở đó, quan trọng hơn hết là người mua phải trả lời câu hỏi: Liệu mình có sửa chữa được để làm tăng giá trị xe lên hay không, liệu có tìm được người tháo máy cũ ra để thay máy mới vừa vặn với khung xe đó không?...
Nhưng chuyện mua - bán doanh nghiệp thì không đơn giản như đi mua chiếc xe, đôi khi đã trở thành cổ đông chiến lược nhưng cũng “lực bất tòng tâm” vì khó lắp ráp được “máy xe” mới?
Thất bại này thường xuất phát từ kinh nghiệm, từ cách làm của mình. Do đó, trước các quyết định đầu tư, mình phải nhìn vào nhóm điều hành của bên bán, nhìn vào tổng thể lĩnh vực mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.
Chúng tôi cũng từng rơi vào tình trạng đã vào doanh nghiệp rồi, được chào đón nồng nhiệt với nhiều lời cam kết thay đổi cái này, cái kia..., nhưng cuối cùng “mèo lại hoàn mèo”. Cho nên, ngay từ đầu tôi đã chia sẻ, việc đánh giá được người điều hành của doanh nghiệp là rất quan trọng trong các thương vụ mua - bán của quỹ.
Phải xem người đó có đáng tin cậy không, có làm việc được không... Điều quan trọng nhất là con người chứ báo cáo tài chính của doanh nghiệp chỉ phản ánh một phần thực tế của doanh nghiệp đó thôi.
Vậy đâu là tiêu chí để ông đánh giá nhà điều hành đó?
Mình đi nói chuyện với các đối tác của họ, tìm hiểu xem họ là người tốt hay xấu, có gia đình chưa, có... ngoại tình không, vì một khi đã không chung tình với vợ thì cũng dễ phụ tình đối tác.
Đánh golf bao nhiêu điểm? Nếu handicap càng ngày càng đi xuống là điều đáng chú ý... Nhiều yếu tố nhỏ cộng lại sẽ giúp mình có thể đưa ra những nhận định rất cơ bản về người này, rồi xem xét có quyết định đầu tư hay không vì con người này (nhà điều hành) chưa chắc đã làm việc hết sức lực.
Nếu đã xem con người là yếu tố quan trọng, với vai trò vừa là Giám đốc Điều hành, vừa là Trưởng Bộ phận Đầu tư, ông đã tổ chức đội ngũ đầu tư của VinaCapital như thế nào?
Những người chúng tôi tuyển dụng chắc chắn phải có năng lực và khả năng xử lý thông tin. VinaCapital được tổ chức theo tính hệ thống.
Ví dụ, gần đây chúng tôi bán cổ phần tại Bệnh viện Hoàn Mỹ cho Fortis (Ấn Độ), các thông tin từ mạng lưới VinaCapital ở nước ngoài chuyển về. Hằng ngày, chúng tôi nhận được nhiều thông tin mời gọi hợp tác theo đường truyền dạng này.
Cho nên, điều quan trọng là chúng tôi xử lý thông tin đó ra sao, phải chọn thương vụ khả thi nhất để tập trung phân tích. Đó là lý do VinaCapital phải tuyển người thông minh, nhanh nhạy và có kinh nghiệm ít nhất 3-4 năm làm việc cho doanh nghiệp; hiểu biết về con người, tài chính - kế toán...
Tuy nhiên, thông minh cũng phải đi kèm với “đói” thành công, nghĩa là hôm nay họ làm 10USD, ngày mai lại muốn có 20USD, làm bao nhiêu cũng không đủ. Thanh niên Việt Nam rất muốn thành công nhưng điều họ thiếu là kinh nghiệm đầu tư bài bản, cọ xát thực tế.
Nghe nói VinaCapital đang tiến hành một số thương vụ?
Thời điểm này còn nhiều cơ hội để mua bán và sáp nhập, tính thanh khoản có, quan trọng là giá bao nhiêu. Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành thương lượng một số dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả mua và bán.
Chúng tôi cũng đang huy động thêm 200-300 triệu USD cho quỹ mới, chủ yếu tập trung đầu tư vào thị trường chứng khoán, đây là thời điểm tốt vì các công ty đang được định giá tương đối thấp với tiềm năng tăng trưởng tốt.
Nhiều người lo ngại thị trường đang thiếu tính thanh khoản, đầu ra hạn chế nhưng tình trạng này chủ yếu ở bất động sản, cụ thể là căn hộ; trong khi các công ty sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu vẫn ổn. Vấn đề là phải biết kiên nhẫn.
(Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn)
Đối với các nhà quản lý trong giới tài chính - chứng khoán, sở hữu được kỹ năng này là điều vô cùng quan trọng để đi đến những quyết định “không bao giờ phải hối tiếc”. Cũng vì lẽ đó, sau khi rời Prudential Việt Nam và gia nhập VinaCapital năm 2007, sự cộng hưởng của một trong những thương hiệu tập đoàn quản lý tài sản hàng đầu Việt Nam (với giá trị tài sản quản lý lên đến 1,7 tỷ USD) cùng với uy tín cá nhân đã làm cho “nhân hiệu Andy Ho” ngày càng nổi bật.
Tại sao ông quyết định “đầu quân” về VinaCapital khi đang khá thành công trong vai trò quản lý danh mục và hoạch định chiến lược đầu tư cho Prudential?
Thông thường, một cá nhân muốn làm trong lĩnh vực đầu tư có hai chọn lựa: hoặc là làm cho một công ty đầu tư và quản lý danh mục đầu tư của công ty đó, được đối xử như mọi nhân viên trong công ty, làm tốt công việc được giao sẽ có lương kèm thưởng, làm không tốt thì có nhiều khả năng sẽ bị sa thải; lựa chọn thứ hai là làm cho một công ty chỉ chuyên về quản lý quỹ.
Khi tôi làm cho Dell Computer Corporation, chuyên môn của Dell không phải là đầu tư, họ sản xuất máy vi tính và bán. Số tiền tích lũy được từ lợi nhuận bán hàng họ sẽ thuê một nhóm vào quản lý và tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các công ty công nghệ.
Nếu công ty có khó khăn, họ sẵn sàng lược bỏ bộ phận đầu tư để tập trung vào ngành nghề chính. Còn đối với quỹ đầu tư, đầu tư là cốt lõi và con người là tài sản quan trọng nhất của công ty. Vì vậy, thành công hay thất bại của quỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân và ngược lại.
Khi bước vào Dell, tôi thuộc nhóm quản lý một danh mục đầu tư 1 tỷ USD. Dell là một thương hiệu mạnh, đi đến đâu cũng được chào đón vì ai cũng muốn được Dell đầu tư.
Dell mang đến cho tôi nhiều cơ hội học hỏi, đầu tư và rút kinh nghiệm. Prudential cũng là một thương hiệu toàn cầu, cũng được nhiều người biết đến, vì thế, “đầu quân” về đây, khi đến nói chuyện về đầu tư với bất kỳ công ty nào tôi cũng đều được chào đón.
Sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm có được từ những tổ chức toàn cầu giúp tôi có cái nhìn khác hơn về rủi ro và lợi nhuận của mỗi khoản đầu tư, thế nên tôi đóng góp được nhiều hơn khi gia nhập VinaCapital.
Ý tôi là ở giai đoạn đầu mình nên làm việc với một công ty có thương hiệu để tích lũy kinh nghiệm, vì nếu mình đã từng làm cho những doanh nghiệp có tên tuổi thì đối tác sẽ dễ dàng biết mình là người tốt hay xấu, làm việc có hiệu quả hay không.
Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Dell hay Prudential và VinaCapital, dù công việc tương đối giống nhau, là khái niệm nhân viên và “partner”. Ở Dell hay Prudential tôi là một nhân viên cấp cao; còn ở VinaCapital tôi là một “partner”, sự thành công của công ty gắn liền với sự thành công của cá nhân và ngược lại.
Ở Dell Ventures, với số tiền quản lý lên đến 1 tỷ USD, ông đã có những đóng góp gì để giúp Dell sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất?
Lúc bấy giờ Dell tập trung vào hai tiêu chí: khai thác được lĩnh vực công nghệ và đạt hiệu quả về đầu tư. Để làm được điều này cần phải có chuyên môn.
Lúc đó tôi chuyên về công nghệ cứng. Một trong những thương vụ đầu tiên nhóm chúng tôi thực hiện là đầu tư vào VMware Corporation.
Khi đó công ty này chỉ có giá trị 100 triệu USD, còn bây giờ đã là hơn 20 tỷ USD trên thị trường chứng khoán Mỹ (công nghệ của họ là gom và tách các phần cứng để phân phối công suất các server cho từng cá nhân trong tập thể sử dụng một cách độc lập, tránh trường hợp dư thừa, lãng phí).
Những công ty Dell chọn đầu tư chủ yếu là chưa có doanh thu, lợi nhuận vì môi trường ở Mỹ tạo điều kiện cho công nghệ phát triển. Còn ở Việt Nam, hiện cơ hội của Quỹ DFJ VinaCapital - chuyên về công nghệ cao, không nhiều, đầu tư chủ yếu vào những công ty đã có doanh thu. Do đó, chênh lệch về lợi nhuận/vốn đầu tư không cao.
Khi ông về Prudential thì sao?
Tôi tập trung rất nhiều vào lĩnh vực ngân hàng khi làm cho Prudential. May mắn là đầu tư vào ngành này nói chung cũng khó sai lắm, đầu tư ở mức giá từ 3.0-4.0 lên 10.0-13.0 là chuyện bình thường.
Thời điểm đó, phần lớn đầu tư tương đối dễ mang lại lợi nhuận, quan trọng là cao hay thấp thôi. Thời điểm này, các quỹ đầu tư chủ yếu tham gia đầu tư chứng khoán và trái phiếu.
Các thương vụ năm 2004 cũng tương đối nhỏ, lớn nhất là TPG đầu tư vào FPT, cũng chỉ 20-30 triệu USD. Lúc đó tôi đầu tư chủ yếu vào Kinh Đô, Vinamilk, REE, Nhà Thủ Đức và các ngân hàng lớn như: Techcombank, Sacombank, ACB, Eximbank, Đông Á, tất cả đều đem về lợi nhuận cao.
Hiện nay tôi vẫn là nhà đầu tư cá nhân tại PRUBF1.
Chuyển sang VinaCapital chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi, ít ra tóc ông cũng đã bạc hơn trước?
(Cười) Tâm lý làm việc ở VinaCapital hoàn toàn khác. Công việc chính của tôi là đầu tư, huy động vốn và quản lý con người.
Khi làm việc cho một quỹ đầu tư thì thất bại nhiều hơn, rủi ro cũng cao hơn và hiệu quả đòi hỏi là kết nối gần hơn với đối tác. Nếu thị trường Việt Nam gặp khó khăn nhiều hơn nữa thì mình đâu thể di chuyển công việc sang Hồng Kông, Mỹ hay Anh như ở Prudential, vì thị trường của VinaCapital chủ yếu ở Việt Nam.
Tuy nhiên, rủi ro cao thường tỷ lệ thuận với lợi ích mang về. Những thương vụ mua vào đầu tiên khi tôi gia nhập VinaCapital cũng nhiều, tiêu biểu như PNJ, Eximbank..., song cũng phải từ chối một số thương vụ do điều kiện không phù hợp với chiến lược đầu tư của VinaCapital.
Quyết định tham gia vào một doanh nghiệp của quỹ đầu tư không chỉ đơn thuần là căn cứ vào vấn đề lợi nhuận, mà còn phải xem xét nhiều yếu tố như: có tham gia HĐQT hay không, quyền lợi và sự phù hợp về mặt chiến lược.
Được biết, năm 2009 VinaCapital đã tham gia 19 kế hoạch IPO của doanh nghiệp Việt Nam, tất cả các thương vụ này đều thành công chứ, thưa ông?
Cũng khó nói, nếu không thoái vốn kịp thì giá xuống nhưng nhìn chung phần lớn là thành công. Đương nhiên là cũng có thất bại.
Hiệu quả của đầu tư là mua giá thấp, bán giá cao. Khi đã mua giá thấp, người mua cũng phải chuẩn bị tâm lý là hàng hóa đó có vấn đề.
Cũng giống như khi đi mua một chiếc xe hơi, thay vì báo giá 80.000USD thì bên bán hạ xuống còn 20.000USD, nếu chấp nhận mua, mình phải đặt dấu chấm hỏi rằng xe đó có vấn đề, bắt nguồn từ máy của nó.
Tuy nhiên, mọi việc không chỉ dừng lại ở đó, quan trọng hơn hết là người mua phải trả lời câu hỏi: Liệu mình có sửa chữa được để làm tăng giá trị xe lên hay không, liệu có tìm được người tháo máy cũ ra để thay máy mới vừa vặn với khung xe đó không?...
Nhưng chuyện mua - bán doanh nghiệp thì không đơn giản như đi mua chiếc xe, đôi khi đã trở thành cổ đông chiến lược nhưng cũng “lực bất tòng tâm” vì khó lắp ráp được “máy xe” mới?
Thất bại này thường xuất phát từ kinh nghiệm, từ cách làm của mình. Do đó, trước các quyết định đầu tư, mình phải nhìn vào nhóm điều hành của bên bán, nhìn vào tổng thể lĩnh vực mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.
Chúng tôi cũng từng rơi vào tình trạng đã vào doanh nghiệp rồi, được chào đón nồng nhiệt với nhiều lời cam kết thay đổi cái này, cái kia..., nhưng cuối cùng “mèo lại hoàn mèo”. Cho nên, ngay từ đầu tôi đã chia sẻ, việc đánh giá được người điều hành của doanh nghiệp là rất quan trọng trong các thương vụ mua - bán của quỹ.
Phải xem người đó có đáng tin cậy không, có làm việc được không... Điều quan trọng nhất là con người chứ báo cáo tài chính của doanh nghiệp chỉ phản ánh một phần thực tế của doanh nghiệp đó thôi.
Vậy đâu là tiêu chí để ông đánh giá nhà điều hành đó?
Mình đi nói chuyện với các đối tác của họ, tìm hiểu xem họ là người tốt hay xấu, có gia đình chưa, có... ngoại tình không, vì một khi đã không chung tình với vợ thì cũng dễ phụ tình đối tác.
Đánh golf bao nhiêu điểm? Nếu handicap càng ngày càng đi xuống là điều đáng chú ý... Nhiều yếu tố nhỏ cộng lại sẽ giúp mình có thể đưa ra những nhận định rất cơ bản về người này, rồi xem xét có quyết định đầu tư hay không vì con người này (nhà điều hành) chưa chắc đã làm việc hết sức lực.
Nếu đã xem con người là yếu tố quan trọng, với vai trò vừa là Giám đốc Điều hành, vừa là Trưởng Bộ phận Đầu tư, ông đã tổ chức đội ngũ đầu tư của VinaCapital như thế nào?
Những người chúng tôi tuyển dụng chắc chắn phải có năng lực và khả năng xử lý thông tin. VinaCapital được tổ chức theo tính hệ thống.
Ví dụ, gần đây chúng tôi bán cổ phần tại Bệnh viện Hoàn Mỹ cho Fortis (Ấn Độ), các thông tin từ mạng lưới VinaCapital ở nước ngoài chuyển về. Hằng ngày, chúng tôi nhận được nhiều thông tin mời gọi hợp tác theo đường truyền dạng này.
Cho nên, điều quan trọng là chúng tôi xử lý thông tin đó ra sao, phải chọn thương vụ khả thi nhất để tập trung phân tích. Đó là lý do VinaCapital phải tuyển người thông minh, nhanh nhạy và có kinh nghiệm ít nhất 3-4 năm làm việc cho doanh nghiệp; hiểu biết về con người, tài chính - kế toán...
Tuy nhiên, thông minh cũng phải đi kèm với “đói” thành công, nghĩa là hôm nay họ làm 10USD, ngày mai lại muốn có 20USD, làm bao nhiêu cũng không đủ. Thanh niên Việt Nam rất muốn thành công nhưng điều họ thiếu là kinh nghiệm đầu tư bài bản, cọ xát thực tế.
Nghe nói VinaCapital đang tiến hành một số thương vụ?
Thời điểm này còn nhiều cơ hội để mua bán và sáp nhập, tính thanh khoản có, quan trọng là giá bao nhiêu. Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành thương lượng một số dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả mua và bán.
Chúng tôi cũng đang huy động thêm 200-300 triệu USD cho quỹ mới, chủ yếu tập trung đầu tư vào thị trường chứng khoán, đây là thời điểm tốt vì các công ty đang được định giá tương đối thấp với tiềm năng tăng trưởng tốt.
Nhiều người lo ngại thị trường đang thiếu tính thanh khoản, đầu ra hạn chế nhưng tình trạng này chủ yếu ở bất động sản, cụ thể là căn hộ; trong khi các công ty sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu vẫn ổn. Vấn đề là phải biết kiên nhẫn.
(Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn)