Anh, Tây Ban Nha bất ngờ giải cứu hệ thống ngân hàng
Chính phủ Anh vừa tuyên bố một chương trình giải cứu khổng lồ dành cho hệ thống ngân hàng của nước này
Trong một động thái chưa từng có, Chính phủ Anh vừa tuyên bố một chương trình giải cứu khổng lồ dành cho hệ thống ngân hàng của nước này.
Nội dung kế hoạch
Theo kế hoạch này, Chính phủ Anh sẽ mua lại lượng cổ phiếu ưu đãi trị giá tới 50 tỷ Bảng, tương đương 87 tỷ USD, của nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng nhà ở. Trong đó 25 tỷ Bảng sẽ được sử dụng ngay lập tức, còn 25 tỷ Bảng sẽ được giữ ở trạng thái có thể bất kỳ sử dụng vào thời điểm nào.
Số tiền đầu tư vào mỗi ngân hàng sẽ khác nhau và phụ thuộc vào một số yếu tố như cổ tức, lương lãnh đạo của các ngân hàng… Chính phủ Anh cũng yêu cầu các ngân hàng được rót vốn phải cho các doanh nghiệp nhỏ và người sở hữu nhà được vay tiền. Hiện đã có 8 ngân hàng và tổ chức tín dụng nhà ở của Anh khẳng định họ sẽ tham gia vào chương trình này là Abbey, Barclays, HBOS, HSBC, Lloyds TSB, Nationwide Building Society, RBS và Standard Chartered.
Bộ Tài chính Anh cho biết, các ngân hàng và tổ chức tín dụng nhà ở khác có thể tiếp tục nộp đơn xin tham gia vào chương trình này.
Bên cạnh đó đó, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ tiến hành một chương trình thanh khoản đặc biệt trị giá ít nhất 200 tỷ USD nhằm cho vay ngắn hạn các ngân hàng của nước này. Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ cung cấp một khoản đảm bảo trị giá 250 tỷ Bảng để giúp các ngân hàng quay vòng nợ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Alistair Darling tuyên bố, các bước tiến nhằm quốc hữu hóa một phần hệ thông ngân hàng này nhằm “giúp các ngân hàng trở lại với chức năng cơ bản của mình là cung cấp tiền mặt cho các gia đình và doanh nghiệp”.
Ngày hôm qua, Tây Ban Nha cũng công bố một chương trình giải cứu trị giá 50 tỷ Euro, tương đương 68 tỷ Bảng, dành cho ngành ngân hàng. Theo kế hoạch này, Chính phủ Tây Ban Nha sẽ mua vào các tài sản có chất lượng cao trong các ngân hàng nước này. Như vậy, Tây Ban Nha là nước đầu tiên ở châu Âu áp dụng biện pháp giải cứu ngành ngân hàng giống như của Mỹ.
Tới thời điểm này, hai gói giải cứu ngành ngân hàng của Anh và Tây Ban Nha là hai kế hoạch hành động lớn nhất ở cấp quốc gia để chống khủng hoảng ở châu Âu.
Lượng nợ tới hạn khổng lồ
Như vậy, cuộc khủng hoảng tín dụng leo thang đã buộc nước Anh theo bước các quốc gia khác như Mỹ, Ireland, Iceland, Bỉ và Tây Ban Nha trong việc tiến hành những biện pháp giải cứu chưa từng có nhằm cứu vãn các ngân hàng của mình thoát khỏi sự đổ vỡ. Từ khi diễn ra khủng hoảng tín dụng hiện nay, Chính phủ Anh đã quốc hữu hóa hai ngân hàng lớn ở nước này là Northern Rock và Bradford & Bingley.
Các nước châu Âu đã không thể đề ra được một kế hoạch giải cứu tập thể. Đồng thời, với sự hạn chế quyền lực của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) theo quy định của EU, có lẽ thời gian tới, các quốc gia châu Âu sẽ phải tiếp tục tiến hành các giải pháp đơn phương để hỗ trợ ngành tài chính nước mình.
Tuần này, ngân hàng cho vay địa ốc lớn nhất ở Anh là Royal Bank of Scotland (RBS) đã mất hơn một nửa giá trị thị trường, do các nhà đầu tư mất niềm tin vào tình trạng vốn của ngân hàng.
Trong khi đó, từ nay tới tháng 3 năm sau, 6 ngân hàng lớn nhất ở Anh bao gồm HSBC, RBS, Barclays, Lloyds, Standard Chartered và HBOS phải thanh toán số nợ lên tới 54 tỷ Bảng ngay giữa lúc lãi suất cho vay tăng cao kỷ lục và các ngân hàng không muốn cho nhau vay tiền. Ước tính, nếu được trả trước đó 1 năm, khoản nợ bao gồm các loại trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và thương phiếu này, chỉ có giá trị bằng 1/3.
Số liệu của Bloomberg cho thấy, Ngân hàng RBS có 11,5 tỷ Bảng tiền nợ tới hạn phải trả trong vòng 6 tháng tới, còn Barclays - ngân hàng lớn thứ hai ở Anh về giá trị thị trường - có số nợ phải trả cùng kỳ là 15,9 tỷ Bảng. Ngân hàng lớn nhất nước Anh là HBSC có số nợ tới hạn là 11,5 tỷ Bảng.
Từ mấy tuần nay, các ngân hàng ở Anh đã đàm phán với Chính phủ nước này về việc bán cổ phần cho Bộ Tài chính và nâng trần bảo hiểm tiền gửi đối với các ngân hàng. Việc Ireland và Đức tăng trần bảo hiểm tiền gửi sau khi một số ngân hàng ở hai nước này suýt sụp đổ đã khiến các nhà đầu tư Anh mất niềm tin.
Hôm qua, RBS còn phủ nhận những tin đồn cho rằng ngân hàng này đang xin Chính phủ trợ giúp. Tuy nhiên, ngân hàng này đã gặp vô vàn khó khăn kể từ vụ đầu tư 14 tỷ Euro, tương đương 19 tỷ USD, vào bộ phận ngân hàng đầu tư và các chi nhánh ở châu Á của Ngân hàng ABN Amro (Hà Lan). Số vụ vỡ nợ gia tăng và sự sụt giảm nghiêm trọng của thị trường địa ốc Anh càng khiến RBS thêm điêu đứng.
Trong nửa đầu năm nay RBS thua lỗ ròng 761 triệu Bảng và thâm hụt tài sản tới 5,9 tỷ Bảng. Tuần này, hãng xếp hạng tín nhiệm đã lần đầu tiên trong vòng 10 năm đánh tụt hạng RBS.
(Theo Bloomberg, BBC)
Nội dung kế hoạch
Theo kế hoạch này, Chính phủ Anh sẽ mua lại lượng cổ phiếu ưu đãi trị giá tới 50 tỷ Bảng, tương đương 87 tỷ USD, của nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng nhà ở. Trong đó 25 tỷ Bảng sẽ được sử dụng ngay lập tức, còn 25 tỷ Bảng sẽ được giữ ở trạng thái có thể bất kỳ sử dụng vào thời điểm nào.
Số tiền đầu tư vào mỗi ngân hàng sẽ khác nhau và phụ thuộc vào một số yếu tố như cổ tức, lương lãnh đạo của các ngân hàng… Chính phủ Anh cũng yêu cầu các ngân hàng được rót vốn phải cho các doanh nghiệp nhỏ và người sở hữu nhà được vay tiền. Hiện đã có 8 ngân hàng và tổ chức tín dụng nhà ở của Anh khẳng định họ sẽ tham gia vào chương trình này là Abbey, Barclays, HBOS, HSBC, Lloyds TSB, Nationwide Building Society, RBS và Standard Chartered.
Bộ Tài chính Anh cho biết, các ngân hàng và tổ chức tín dụng nhà ở khác có thể tiếp tục nộp đơn xin tham gia vào chương trình này.
Bên cạnh đó đó, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ tiến hành một chương trình thanh khoản đặc biệt trị giá ít nhất 200 tỷ USD nhằm cho vay ngắn hạn các ngân hàng của nước này. Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ cung cấp một khoản đảm bảo trị giá 250 tỷ Bảng để giúp các ngân hàng quay vòng nợ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Alistair Darling tuyên bố, các bước tiến nhằm quốc hữu hóa một phần hệ thông ngân hàng này nhằm “giúp các ngân hàng trở lại với chức năng cơ bản của mình là cung cấp tiền mặt cho các gia đình và doanh nghiệp”.
Ngày hôm qua, Tây Ban Nha cũng công bố một chương trình giải cứu trị giá 50 tỷ Euro, tương đương 68 tỷ Bảng, dành cho ngành ngân hàng. Theo kế hoạch này, Chính phủ Tây Ban Nha sẽ mua vào các tài sản có chất lượng cao trong các ngân hàng nước này. Như vậy, Tây Ban Nha là nước đầu tiên ở châu Âu áp dụng biện pháp giải cứu ngành ngân hàng giống như của Mỹ.
Tới thời điểm này, hai gói giải cứu ngành ngân hàng của Anh và Tây Ban Nha là hai kế hoạch hành động lớn nhất ở cấp quốc gia để chống khủng hoảng ở châu Âu.
Lượng nợ tới hạn khổng lồ
Như vậy, cuộc khủng hoảng tín dụng leo thang đã buộc nước Anh theo bước các quốc gia khác như Mỹ, Ireland, Iceland, Bỉ và Tây Ban Nha trong việc tiến hành những biện pháp giải cứu chưa từng có nhằm cứu vãn các ngân hàng của mình thoát khỏi sự đổ vỡ. Từ khi diễn ra khủng hoảng tín dụng hiện nay, Chính phủ Anh đã quốc hữu hóa hai ngân hàng lớn ở nước này là Northern Rock và Bradford & Bingley.
Các nước châu Âu đã không thể đề ra được một kế hoạch giải cứu tập thể. Đồng thời, với sự hạn chế quyền lực của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) theo quy định của EU, có lẽ thời gian tới, các quốc gia châu Âu sẽ phải tiếp tục tiến hành các giải pháp đơn phương để hỗ trợ ngành tài chính nước mình.
Tuần này, ngân hàng cho vay địa ốc lớn nhất ở Anh là Royal Bank of Scotland (RBS) đã mất hơn một nửa giá trị thị trường, do các nhà đầu tư mất niềm tin vào tình trạng vốn của ngân hàng.
Trong khi đó, từ nay tới tháng 3 năm sau, 6 ngân hàng lớn nhất ở Anh bao gồm HSBC, RBS, Barclays, Lloyds, Standard Chartered và HBOS phải thanh toán số nợ lên tới 54 tỷ Bảng ngay giữa lúc lãi suất cho vay tăng cao kỷ lục và các ngân hàng không muốn cho nhau vay tiền. Ước tính, nếu được trả trước đó 1 năm, khoản nợ bao gồm các loại trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và thương phiếu này, chỉ có giá trị bằng 1/3.
Số liệu của Bloomberg cho thấy, Ngân hàng RBS có 11,5 tỷ Bảng tiền nợ tới hạn phải trả trong vòng 6 tháng tới, còn Barclays - ngân hàng lớn thứ hai ở Anh về giá trị thị trường - có số nợ phải trả cùng kỳ là 15,9 tỷ Bảng. Ngân hàng lớn nhất nước Anh là HBSC có số nợ tới hạn là 11,5 tỷ Bảng.
Từ mấy tuần nay, các ngân hàng ở Anh đã đàm phán với Chính phủ nước này về việc bán cổ phần cho Bộ Tài chính và nâng trần bảo hiểm tiền gửi đối với các ngân hàng. Việc Ireland và Đức tăng trần bảo hiểm tiền gửi sau khi một số ngân hàng ở hai nước này suýt sụp đổ đã khiến các nhà đầu tư Anh mất niềm tin.
Hôm qua, RBS còn phủ nhận những tin đồn cho rằng ngân hàng này đang xin Chính phủ trợ giúp. Tuy nhiên, ngân hàng này đã gặp vô vàn khó khăn kể từ vụ đầu tư 14 tỷ Euro, tương đương 19 tỷ USD, vào bộ phận ngân hàng đầu tư và các chi nhánh ở châu Á của Ngân hàng ABN Amro (Hà Lan). Số vụ vỡ nợ gia tăng và sự sụt giảm nghiêm trọng của thị trường địa ốc Anh càng khiến RBS thêm điêu đứng.
Trong nửa đầu năm nay RBS thua lỗ ròng 761 triệu Bảng và thâm hụt tài sản tới 5,9 tỷ Bảng. Tuần này, hãng xếp hạng tín nhiệm đã lần đầu tiên trong vòng 10 năm đánh tụt hạng RBS.
(Theo Bloomberg, BBC)