Áp lực giảm giá gạo ngày càng lớn
“Khách châu Phi hiện chủ yếu mua gạo từ Ấn Độ và Pakistan, trong khi khách Trung Quốc cũng mua với tốc độ chậm lại”
Giá gạo tại thị trường châu Á đã giảm trong tuần qua và được dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm sau khi Việt Nam bỏ giá sàn xuất khẩu đối với gạo 5% tấm.
Bên cạnh đó, hãng tin Reuters cho biết, đồng Baht giảm giá cũng cho phép các công ty xuất khẩu gạo của Thái Lan chào giá thấp hơn.
Tuần qua, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giảm về mức 398-400 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 405-410 USD/tấn vào tuần trước đó. Giá gạo giảm nhưng khách mua vẫn vắng. Giá gạo 25% tấm của Việt Nam cũng giảm còn 375 USD/tấn vào giữa tuần, từ mức 380 USD/tấn cách đó 1 tuần.
“Thị trường trầm lắng và giá gạo có thể giảm thêm”, một thương nhân ở Tp.HCM nói. Các thương nhân khác cũng đồng tình với quan điểm này, cho rằng không còn nhân tố hỗ trợ nào đối với giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sau khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) xóa bỏ mức giá sàn xuất khẩu đối với gạo 5% tấm hôm 21/3. Giá sàn đối với gạo 5% tấm được thiết lập ở mức 410 USD/tấn từ ngày 6/2.
Tại Indonesia, quốc gia từng là nước nhập khẩu gạo lớn trong khu vực Đông Nam Á, một quan chức thuộc Bộ nông nghiệp nước này mới đây cho biết, lượng gạo dư thừa của nước này có thể tăng 22% lên mức 8,3 triệu tấn trong năm nay. Vị quan chức này cũng thúc giục cơ quan thu mua lương thực của Chính phủ Indonesia hủy các kế hoạch nhập khẩu gạo cho năm 2013.
Giới thương nhân ở Việt Nam cho biết, nhu cầu của các khách hàng truyền thống vẫn duy trì đều đặn, nhưng các khách này đang có xu hướng mua từ những nguồn có giá hấp dẫn hơn.
“Khách châu Phi hiện chủ yếu mua gạo từ Ấn Độ và Pakistan, trong khi khách Trung Quốc cũng mua với tốc độ chậm lại”, một thương nhân khác ở Việt Nam cho biết.
Tuần qua, giá gạo thường của Ấn Độ dao động trong khoảng 385-450 USD/tấn, gần như không thay đổi so với tuần trước đó.
Ấn Độ, nước sản xuất gạo lớn thứ nhì thế giới, tiếp tục duy trì chính sách xuất khẩu gạo không giới hạn sang nắm thứ ba liên tục để giảm lượng gạo tồn kho. Tính đến ngày 1/3, lượng gạo trong các kho chứa của Chính phủ nước này đã đạt mức 35,8 triệu tấn, so với mục tiêu ban đầu là 11,8 triệu tấn.
Tại Thái Lan, các nhà xuất khẩu gạo cũng giảm giá chào hàng do đồng Baht đã xuống giá nhẹ. Đồng tiền của Thái đã tăng giá hơn 4% kể từ cuối năm ngoái tới nay.
Giá gạo trắng loại 5% tấm của Thái Lan tuần qua giảm còn 545 USD/tấn, từ mức 565 USD/tấn trong tuần trước đó. “Giá tuy giảm nhưng vẫn rất khó thu hút khách mua”, một thương nhân ở Bangkok nói với Reuters.
Giá gạo Thái Lan hiện vẫn cao hơn nhiều so với các nước khác do chương trình can thiệp của Chính phủ nước này thu mua lúa gạo từ nông dân với giá cao hơn giá thị trường. Chính sách này đã hỗ trợ cho những người nông dân nghèo, nhưng khiến khối lượng xuất khẩu gạo của Thái sụt giảm mạnh.
Số liệu do VFA công bố ngày hôm nay (1/4) cho thấy, trong tháng 3, xuất khẩu gạo cả nước đạt mức 706.483 tấn, trị giá FOB 310,446 triệu USD, trị giá CIF 327,132 triệu USD. Trong quý 1, cả nước đã xuất khẩu 1,451 triệu tấn gạo, trị giá FOB 641,361 triệu USD, trị giá CIF 664,953 triệu USD.
Tuần qua, giá lúa gạo tại ĐBSCL đồng loạt giảm 50 đồng/kg. Cụ thể, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.200 - 5.300 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.800 -6.900 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.650 - 6.750 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.900 - 8.000 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.550 - 7.650 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.250 - 7.350 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Bên cạnh đó, hãng tin Reuters cho biết, đồng Baht giảm giá cũng cho phép các công ty xuất khẩu gạo của Thái Lan chào giá thấp hơn.
Tuần qua, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giảm về mức 398-400 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 405-410 USD/tấn vào tuần trước đó. Giá gạo giảm nhưng khách mua vẫn vắng. Giá gạo 25% tấm của Việt Nam cũng giảm còn 375 USD/tấn vào giữa tuần, từ mức 380 USD/tấn cách đó 1 tuần.
“Thị trường trầm lắng và giá gạo có thể giảm thêm”, một thương nhân ở Tp.HCM nói. Các thương nhân khác cũng đồng tình với quan điểm này, cho rằng không còn nhân tố hỗ trợ nào đối với giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sau khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) xóa bỏ mức giá sàn xuất khẩu đối với gạo 5% tấm hôm 21/3. Giá sàn đối với gạo 5% tấm được thiết lập ở mức 410 USD/tấn từ ngày 6/2.
Tại Indonesia, quốc gia từng là nước nhập khẩu gạo lớn trong khu vực Đông Nam Á, một quan chức thuộc Bộ nông nghiệp nước này mới đây cho biết, lượng gạo dư thừa của nước này có thể tăng 22% lên mức 8,3 triệu tấn trong năm nay. Vị quan chức này cũng thúc giục cơ quan thu mua lương thực của Chính phủ Indonesia hủy các kế hoạch nhập khẩu gạo cho năm 2013.
Giới thương nhân ở Việt Nam cho biết, nhu cầu của các khách hàng truyền thống vẫn duy trì đều đặn, nhưng các khách này đang có xu hướng mua từ những nguồn có giá hấp dẫn hơn.
“Khách châu Phi hiện chủ yếu mua gạo từ Ấn Độ và Pakistan, trong khi khách Trung Quốc cũng mua với tốc độ chậm lại”, một thương nhân khác ở Việt Nam cho biết.
Tuần qua, giá gạo thường của Ấn Độ dao động trong khoảng 385-450 USD/tấn, gần như không thay đổi so với tuần trước đó.
Ấn Độ, nước sản xuất gạo lớn thứ nhì thế giới, tiếp tục duy trì chính sách xuất khẩu gạo không giới hạn sang nắm thứ ba liên tục để giảm lượng gạo tồn kho. Tính đến ngày 1/3, lượng gạo trong các kho chứa của Chính phủ nước này đã đạt mức 35,8 triệu tấn, so với mục tiêu ban đầu là 11,8 triệu tấn.
Tại Thái Lan, các nhà xuất khẩu gạo cũng giảm giá chào hàng do đồng Baht đã xuống giá nhẹ. Đồng tiền của Thái đã tăng giá hơn 4% kể từ cuối năm ngoái tới nay.
Giá gạo trắng loại 5% tấm của Thái Lan tuần qua giảm còn 545 USD/tấn, từ mức 565 USD/tấn trong tuần trước đó. “Giá tuy giảm nhưng vẫn rất khó thu hút khách mua”, một thương nhân ở Bangkok nói với Reuters.
Giá gạo Thái Lan hiện vẫn cao hơn nhiều so với các nước khác do chương trình can thiệp của Chính phủ nước này thu mua lúa gạo từ nông dân với giá cao hơn giá thị trường. Chính sách này đã hỗ trợ cho những người nông dân nghèo, nhưng khiến khối lượng xuất khẩu gạo của Thái sụt giảm mạnh.
Số liệu do VFA công bố ngày hôm nay (1/4) cho thấy, trong tháng 3, xuất khẩu gạo cả nước đạt mức 706.483 tấn, trị giá FOB 310,446 triệu USD, trị giá CIF 327,132 triệu USD. Trong quý 1, cả nước đã xuất khẩu 1,451 triệu tấn gạo, trị giá FOB 641,361 triệu USD, trị giá CIF 664,953 triệu USD.
Tuần qua, giá lúa gạo tại ĐBSCL đồng loạt giảm 50 đồng/kg. Cụ thể, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.200 - 5.300 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.800 -6.900 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.650 - 6.750 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.900 - 8.000 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.550 - 7.650 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.250 - 7.350 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.